Y học Dân gian nước Việt - Kỳ 4

3. Y lý chủ đạo của y học dân gian.
        Y học Dân gian coi tất cả các tác nhân gây bệnh cho Con người đều là Tà. Tà là chỉ hiện tượng được cho là không chính đáng: “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm/ Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà” (Nguyễn Đình Chiểu). Đâm là hành vi bạo lực, nhưng bạo lực đó là để diệt mấy thằng gian nên bạo lực đó vẫn là chính nghĩa. Ở đây nhà thơ chơi chữ “chẳng tà” vừa có nghĩa là chính đáng mà còn có nghĩa là không bị cùn.

        Trạng thái Tà có ba tính chất: Tà Khí; Tà Tâm và Ác Tà – còn gọi là Trùng Tà. Cơ thể bị mắc bệnh có nghĩa là đã bị nhiễm Tà. Mức độ nặng nhẹ của bệnh được xác định trên cơ sở đối chiếu với tiêu chuẩn của sức khỏe. (Tứ diện hiện sinh). Người Việt Cổ cho rằng: Cơ thể một con người được coi là khỏe mạnh khi con người đó luôn cảm nhận được đủ bốn khoái cảm lớn ở trong thân thể mình. Bốn khoái cảm lớn đó thường được gọi là “Đại tứ khoái”, gồm có: Ăn; Ngủ: Làm tình và bài tiết. Thiếu một trong bốn khoái cảm đó là có bệnh. Cơ thể không còn bốn đại khoái cảm nữa là “Cận tử” rồi.

        Cổ nhân cho rằng: Dù là người cao sang, thông tuệ cho đến người hèn yếu đều có chung khoái cảm sinh lý nói trên, vì nó thuộc về bản vị. Còn những khoái cảm tinh thần thuộc về nhân vị, sản phẩm của lí tưởng – niềm tin, biến ảo khó lường nên không phải là nơi căn bản của cơ thể sống. Do đó, mọi bệnh tật phát sinh trong cơ thể người đều do Tà hoặc trùng đã ám vào đại tứ khoái mà sinh ra. Chữa bệnh là trục tà cho "Đại tứ khoái". Khôi phục đủ “Đại tứ khoái” cho cơ thể là con người khỏi bệnh.

        Ăn: Khoái cảm lớn nhất, đói mà được ăn. Những người nghèo đói không được ăn, không có khoái cảm ăn. Ngược lại người giàu có cần ăn thức gì có thức đó và thường có cảm giác ăn không ngon miệng, mất khoái cảm ăn. Cả hai loại người này đều thấy ăn không ngon miệng khi cơ thể bị ốm. Tìm ra bệnh là mang lại khoái cảm ăn là đã chữa đúng bệnh. Có khi chỉ một bát cháo hoa hay một bữa cơm là cũng đã chữa khỏi bệnh.

        Ngủ: Ngủ là nhu cầu tự nhiên của con người. Khoái cảm của ngủ là ngon giấc không mộng mị, nếu có mộng thì là mộng đẹp. Ngủ dậy thấy khoan khoái dễ chịu thì đó là khoái cảm của ngủ. Giấc ngủ không được như mô tả ở trên là có bệnh. Mất ngủ, ngủ ít (Tối thiểu 8 giời ngày) ngủ không ngon giấc, tỉnh rồi lại thiếp đi, mộng mị lộn sộn, nửa thức nửa ngủ. Không ngủ nữa thức dậy thấy mệt mỏi, chán trường, là cơ thể đang có bệnh. Tìm ra bệnh chữa trị bệnh đưa lại giấc ngủ ngon và lành là khỏi bệnh.

        Làm tình: Y học dân gian coi khoái cảm trong làm tình là biểu hiện đồng bộ, toàn diện sức khoẻ của một con người. Cuộc tình đến ngưỡng cao trào nó làm rung động toàn cơ thể, bởi vì toàn bộ các hệ thống các cơ quan nội quan trong con người đều xúc động. Cảm khoái đó khiến các nhà Nho vốn nổi tiếng là nhã cũng không kìm nén được phải thốt ra lời: “đại khoái hĩ !”. Một con người không cao hứng trong cuộc tình, hoặc lâm vào tình cảnh “trên bảo dưới không nghe”, hoặc lãnh đạm với nhu cầu giao hợp là có bệnh. Người phụ nữ đã tắt kinh vẫn có nhu cầu tình dục. Với người đàn ông nhu cầu đó đi mãi suốt cuộc đời. Dân gian nói hình ảnh rằng: Chỉ khi nào cắt đầu gối không có máu chảy  thì mới hết nhu cầu làm tình.

        Bài tiết:  Đại tiểu tiện thông suốt tạo cho ta khoái cảm như một sự giải thoát. Đại tiện chỉ cần hai lần phóng là hết phân, cơ thể thấy nhẹ bẫng, là khỏe mạnh. Đại tiện vất vả phải lực dặn, phân ra lai dai, ngồi nhà cầu lâu, có cảm giác nóng ở lỗ thải phân, phân mỏng nát và có mùi thối khẳn là cơ thể đang có bệnh không chỉ ở đường tiêu hóa mà từ gan đã có chuyện lâm nguy, hiện tượng ỉa té tức là bệnh đường ruột cấp tính; ỉa té mà không đái là chỉ báo đã bị nhiễm vi khuẩn tả. Ỉa té mà vẫn đái được thì đó chỉ là rối loạn tiêu hóa bình thường không phải nhiễm vi khuẩn tả, đừng quá lo! Đi tiểu vất vả, đường liệu phóng yếu, không gây được tiếng re re do ác lực phóng liệu là cơ thể yếu. Đái xón, đái dắt, dòng liệu ngừng nhưng vẫn chưa hết cảm giác mót, đứng một lúc nước tiểu lại chảy buộc ta phải dặn tiểu; người phụ nữ đũng quần luôn ẩm ướt là cơ thể đang có bệnh. Tìm ra bệnh, chữa bệnh mang lại khoái cảm khi bài tiết là khỏi bệnh.

        Bốn khoái cảm này kết hợp lại thành cái bất biến cùng với “Tứ diện hiện sinh” để ứng phó với vạn biến truy tìm tất cả các loại bệnh có trong cơ thể con người. Trong bốn đại khoái cảm này thì khoái cảm ăn và khoái cảm ngủ luôn được chú ý đến đầu tiên.

        Thầy lang dân gian khi được mời đến chữa cho bệnh nhân mắc HIV/ AIDS thì thường là bệnh AIDS đã là giai đoạn cuối, AIDS đã toàn phát. Ở tình trạng này thì ở cả Tây y và Trung  y đều bó tay. Người ta chăm sóc bệnh nhân HIV/ AIDS ở giai đoạn cuối chỉ vì nhân đạo, sống ngày nào biết ngày ấy. Nhưng lang thuốc dân gian không nghĩ thế, bệnh nhân nếu còn biết cười trước một câu nói vui, “bông phèng” là còn có cơ hội để nhận chữa. Lang thuốc dân gian đã nhận chữa cho con bệnh nào thì ông ta tự tin rằng giữa sống và chết có sác xuất là 50/50. Việc đầu tiên là phải cấp cứu đã. Thuốc cấp cứu chữa  người ở giai đoạn AIDS toàn phát là viên thuôc “Hoàn sinh”, toàn bộ chất liệu của viên thuốc này là kết tinh của 20 a xít amin cần có cho sự sống của con người trong 24 giờ. Chức năng của nó là cấp tập khôi phục khoái cảm của ăn và ngủ đã bị héo tàn của người bệnh.

        Sau khi đã uống thuốc cấp cứu rồi thầy lang mới bắt tay khám bệnh. Người nhiễm HIV/ AIDS ở giai đoạn toàn phát cơ thể đã suy sụp. Trước hiểm hoạ cận tử thì phải cấp cứu hoàn sinh khoái cảm ăn. Uống thuốc cấp cứu hoàn sinh là cho ăn cưỡng bức để làm hồi tỉnh lại cơ chế tự nhận thức của toàn cơ thể. Quy luật sinh học của nhận thức luôn diễn ra là đi từ cái cưỡng bức đến cái tự giác. Cưỡng bức nhanh chóng khôi phục khoái cảm ăn để cơ thể có cảm giác đói. Khi đã có cảm giác đói có nghĩa là nó đã tới được cái tự giác. Phép dùng thuốc của y học dân gian là cơ chế cưỡng bức để khôi phục cái “tự giác” ở cơ thể con người mà thôi. Thời gian uống thuốc hoàn sinh khoảng 3 giờ mà người bệnh có cảm giác đói, biểu hiện của nó là nước bọt tiết nhiều ở miệng, dân gian gọi đó là hiện tượng “nuốt nước bọt”. Tỷ số sác xuất giữa sống và chết được nâng nên 60/40 việc khám bệnh bắt đầu từ đây.

4. Y thuật của y học dân gian: 
        Y học dân gian coi “thuật” là kỹ năng kỹ sảo để nhận biết đối tượng hiện có làm bộc lộ những bí mật của nó, biến cái không phải của ta thành cái phụ thuộc vào ta. Từ quan niệm về khái niệm “thuật” như vậy nên y thuật của y học dân gian có những nội dung sau:

4.1. Y thuật  chủ đạo.
        Quan niệm Bệnh là do Tà, hoặc Trùng gây nên. Chữa bệnh tức là trừ Tà, là diệt Trùng đã nhập vào người, ám vào “Đại tứ khoái“. Khi cơ thể bị một loại bệnh nào đó thì có nghĩa là toàn cơ thể đã bị nhập Tà. Biểu hiện cụ thể của bệnh ở một bộ phận nào đó không có nghĩa các bộ phận khác còn an lành. Ví dụ: Đau mắt và nhức răng chẳng hạn. Cổ nhân nói: “Thứ nhất đau mắt,  thứ nhì nhức răng”. Ai mắc phải một trong hai thứ đau này đều rên rỉ: “Buốt ơi là buốt! Choáng váng, run bắn cả người”. Đây là một tổng kết thực tế được dùng làm chỉ báo: “Thân đã nhập Tà, ắt sinh bệnh Cả” (Cả nghĩa là lớn, như: Vợ Cả; Sông Cả; Cả vú lấp miệng em). Thuật chạy chữa luôn phải tuân theo: “Bệnh Cả không phân lẽ mọn. Chữa chạy bệnh Cả, ắt phải chữa toàn thân. Phép “Xông là để xua Tà. Phép uống là để trục Tà; trong uống ngoài xoa là làm tiệt chủng Tà, v.v...". Dưới ánh sáng của tri thức khoa học hiện đại, có thể hiểu ý người xưa, như vầy: Cơ thể là một khối thống nhất, nhưng sự thống nhất đó là “thống nhất trong liên lập”, thống nhất qua hòa nhập chứ không phải thống nhất của hòa tan. Sự thống nhất đó được tạo thành qua vận động chuyển hóa trao đổi chất của 80.000 tỉ tế bào hình thành nên cơ thể người. Lấy hiện tượng đau răng để biện giải cho rõ thêm:

        Con Người bắt đầu bước vào tuổi  trưởng thành đã có 30 cái răng, Tây y có hơn 30 Luận án tiến sĩ về răng nhưng vẫn chưa trả lời được rõ có bao nhiêu nguyên nhân sinh học và hóa học làm rụng răng (nguyên nhân vật lý làm gẫy răng không tính đến, vì đó là “bất khả kháng” rồi).

        Đau răng thực chất là đau ở tủy răng. Nói đến tủy là phải biết ngay đó là những bó dây thần thần kinh luôn được “ngâm” trong dung dịch tủy rồi. Tây y đã tìm thấy mối liên hệ giữa răng và tim. Nhưng đứng trước câu hỏi: Đau răng làm yếu tim hay yếu tim làm đau răng? Chưa được trả lời ở tầm “tâm phục, khẩu phục”. Có thể phải có một Luận án Tiến sĩ nữa để trả lời cho câu hỏi này chăng? Cách chữa đau răng hữu hiệu nhất của Tây y là nhổ răng đau vứt đi! Xử lí như thế tức là không muốn giải quyết mâu thuẫn mà là triệt tiêu mâu thuẫn. Mâu và thuẫn luôn luôn là biểu hiện sự thống nhất của hai mặt đối lập; triệt tiêu mâu thuẫn cũng đồng nghĩa với phủ định hiện thực (phủ định sạch trơn). Giải quyết mâu thuẫn tức là phủ định của phủ định” để có hiện thực ở tầm cao hơn. Đứng ở góc độ sinh học mà  nói thì cách chữa bệnh bằng “cắt bỏ” là hủy diệt sinh giới.

        Răng, ngoài chức năng trực tiếp là nghiền, xé thức ăn, nó còn là trạm ra đa tiền phương nhận diện sớm nhất về chất lượng thức ăn đưa vào cơ thể rồi truyền “Tin mới nhận được” cho tuyến thần kinh cột sống, nơi khu trú các tế bào sinh huyết chuyên sản sinh Bạch cầu của Hệ thống miến dịch. Các tế bào bạch cầu non vừa sinh ra lập tức được điều động đến tuyến ức và các hạch bạch huyết để nạp thêm nồng độ men, (enzyme) sinh chất tạo ra Kháng Thể - tương thích nhằm hoạt hóa kháng nguyên, hỗ trợ cho “Sự nghiệp tiêu hóa thức ăn” của cơ thể. Lâu nay người ta chỉ nhấn mạnh đến yếu tố miễn dịch của Hệ thống miễn dịch mà lờ đi chức phận hỗ trợ tiêu hóa thức ăn của Hệ thống này.

        Răng quan trọng như vậy nên được cấu tạo rất tinh vi. Tủy răng được bọc bằng vật liệu vừa cứng rắn lại vừa dai, chịu được cả lực nén lẫn lực kéo, lực uốn, có sức bền hơn bất cứ loại gạch nào đang dùng để xây nhà cao tầng. Bên ngoài lớp bê tông chịu lực này còn được tráng một men bảo vệ bóng như sứ, gốm có độ phản quang hấp dẫn ưa nhìn. Từ rất sớm người Việt cổ đã hiểu được tác dụng y học của răng nên đã tìm cách bảo vệ bằng biện pháp gia cường thêm một lớp cao phân tử đen nhánh có khả năng chống lại các loại men phá hủy vỏ răng. Thế thôi chưa đủ, cổ nhân còn thường xuyên dùng một hợp chất được gọi là “Huyết trầu” hay “Quyết trầu” để rửa sạch răng. Tập quán ăn trầu không chỉ làm thắm môi hồng má, tươi sắc diện mà còn là biện pháp Y tế để bảo vệ răng. Gần  đây có chỉ báo ăn trầu gây ung thư vòm họng, cần thận trọng trong xét đoán bởi lẽ ăn nhiều thịt, uống nhiều rượu cũng có nguy cơ  bị ung thư  vòm họng  còn cao hơn cả ăn trầu.

        Nghiên cứu thành phần cấu tạo nên “Miếng trầu” thấy có: Lá trầu không; quả cau; vỏ rễ cây Quạch; một chút vôi chín; một chút thuốc Lào. Tất cả các vật liệu này được răng nghiền trong miệng Người trộn lẫn với nước bọt có chứa các chất sát trùng và các men tiêu hóa làm nên Bài thuốc Ta. “Tẩy trùng”. Tôi đã dùng Bài thuốc này để chữa lành bệnh ở vùng miệng, ống tiêu hóa, lở loét ở xung quanh lỗ thải phân, bệnh ngoài da cho người nhiễm HIV bị mắc bệnh cơ hội do vi rút Herpes và nấm Candida gây ra rất thần diệu mà các thuốc Tây, thuốc Tầu cùng loại đều không sánh được. Bài thuốc Dân Gian này nếu được diễn đạt theo ngôn ngữ Tây dược thì sẽ có công thức hóa học rất hoành tráng!

        Một trong những khác biệt của Y Việt cổ truyền với các nền Y học khác là đánh giá vị thế Răng và Tóc rất cao trong cơ thể sống. Cổ nhân dạy: “Cái Răng, Cái Tóc là gốc con người”. Xin nhớ cho là gốc chứ không phải như một số người nói là “góc”. Nói góc là nói cho có vần theo kiểu “nghệ thuật thơ Bút Tre” hiếp ý để đoạt vần. Nói “góc” thì lời di huấn của Tiền nhân thành vô nghĩa, dẫn tới phản cảm, coi khinh trí tệ của Tổ tiên.

        Việc truyền bá Y học Dân gian chủ yếu bằng truyền miệng, dễ sai lạc. Tiền nhân biết thế nên đã có biện pháp rất độc đáo. Biện pháp đó là khai thác bản tính ham tiền của con ngươi. Các Cụ đã quy đổi vị thế quan trọng của Răng và  Tóc trong cơ thể sống ra tiền, tức là tiền tệ hóa nó và định giá luôn: "Trăm quan đổi lấy nụ Cười/ Nghìn quan mua lấy miệng cười Răng Đen" để dân chúng thấy Răng và Tóc có giá cao như thế, cố mà giữ. Hoàng Đế Quang Trung là người trung thành với văn hóa dân tộc, trong Tuyên ngôn  dánh giặc Mãn Thanh, ông nêu rất nhiều lí do quan trọng buộc dân Việt phải Đánh Tầu xâm lấn, có hai lí do khá lí thú đã được nêu: "Đánh (cho) để Tóc! Đánh để Đen răng. Trong suốt hơn 1000 năm Bắc thuộc, để chỉ nhìn bề ngoài không lẫn với giặc Tầu, người Việt cả đàn ông  lẫn đàn bà đều nhuộm răng đen, để tóc dài, riêng đàn ông luôn “búi tó củ hành”, (Hiện nay còn thấy nhiều bậc Trưởng Lão Đất Quảng và Nam Bộ vẫn búi tó củ hành).  Đối với  giặc Tầu, dân ta gọi nó là: “Chú Khách trọc đầu trắng răng”. 

        Xin thưa, muốn sống lâu phải giữ gìn răng cho tốt. Người cao tuổi, còn một cái răng cũng quyết giữ, đừng nhẹ dạ bùi tai nghe lời dụ của thợ làm răng giả vặn nghiến chiếc răng còn sống để lắp cả hàm răng giả, tiện cho họ nhưng hại tới sức khỏe của ta. Lắp răng giả tốt có thể nghiền xé được thức ăn, nhưng vì là của giả nên nó không làm được chức phận thông tin, không làm tăng được năng lực cho Hệ thống miễn dịch. Bởi vì, suy cho đến cùng, mọi cái chết vì bệnh tật hoặc do lão hóa đều có cội nguồn từ Hệ thống miễn dịch bị suy yếu mà ra cả.

        Không chỉ cái răng mà rất nhiều bộ phận khác của cơ thể đều có ảnh hưởng đến Hệ thống miễn dịch. Ngược lại, Hệ thống miễn dịch suy yếu lập tức kéo theo hàng loạt các bộ phận khác của cơ thể bị suy yếu theo. Ngay từ rất sớm người Việt đã ý thức được điều đó nên trong Y thuật đã chú ý có cách nhìn tổng quan trong khám bệnh và chữa bệnh. Có được cái nhìn tổng quan rồi, nhưng làm thế nào để tiếp cận được với người mắc bệnh và dùng những thủ thuật gì để khám bệnh? Dưới  đây là các câu trả lời.

4.2. Khám bệnh khi “Nhân hoạt” tức làm khám bệnh khi người bệnh đang hoạt động.
        Thầy lang dân gian thường khám bệnh tại nhà bệnh nhân, bệnh nhân được khám trong trường hợp đang hoạt động. Những hoạt động đó không vượt quá ngưỡng gắng sức của con người như: làm việc vặt trong gia đình; quét nhà; giặt quần áo, nấu ăn, học bài. Để hiểu rõ tình hình thần kinh của bệnh nhân trong tình hình hiện nay ở Xã hội hiện đại thầy thuốc còn mang đến nhà bệnh nhân những phim truyện hay và cùng xem phim với bệnh nhân lôi cuốn bệnh nhân cùng phê bình phim với thầy thuốc. Có thể còn đánh cờ với bệnh nhân nữa. Đã gặp bốn trường hợp qua cách khám này tôi thấy họ không bị nhiễm HIV. Khi nói cho bệnh nhân nhận xét này bệnh nhân không tin. Sau thuyết phục bệnh nhân đi khám lại ở hai cơ sở y tế Nhà nước khác nhau bằng “Cửa trước” thì rõ ràng kết quả là âm tính. Người bệnh nhận án nhiễm HIV đã bốn năm nhưng lần đi khám trước là đi “Cửa sau”.

        Toàn bộ sức khoẻ của con người bộc lộ qua hành động. Trong thuật khám bệnh nhân hoạt, y học dân gian chú ý đến nhiều nhất là người bệnh sử dụng đôi mắt như thế nào, ăn uống ra sao. Người phương Tây ví đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn, còn y học dân gian “bám” vào đôi mắt để khám bệnh là dựa vào toàn bộ sự đánh giá của dân gian vào đôi mắt. Con người không thể che dấu được tình cảm thật qua ánh mắt mặc dù trong hành động thực tế lại không phản ánh đúng tình cảm thật của họ. Người xưa, kín đáo trong tỏ tình: khi giai gái yêu nhau thật sự nhưng giữa đám đông họ thường không ở bên nhau mà lại là “Yêu nhau đứng ở đằng xa, con mắt liếc lại bằng ba đứng gần”. Cái con mắt liếc lại đó đã được y học dân gian sử dụng như một thiết bị khám bệnh tổng thể rất tinh vi mà có lẽ còn lâu khoa học hiện đại mới chế tạo được một thiết bị có công năng tuyệt vời đến như thế.

        Ngày nay trong xã hội hiện đại con người đã bị nhiễm phải “Virut nói dối”, nghĩ ngược nhưng nói xuôi. Nhưng với ánh mắt thì virut nói dối không xâm nhập được. Tất nhiên, với những người lưu manh chuyên nghiệp và những người có bản lĩnh cao thì ánh mắt đã được điều khiển, song sự điều khiển nhân tạo đó vẫn không thể thắng nổi từ trường điện sinh học tự nhiên tạo ra ánh mắt. Anh mắt “nhân tạo” vẫn dài dại không khôn như ánh mắt thật. Để kiểm tra hệ thống tiết hoóc môn tự động trong cơ thể người nhiễm HIV/ AIDS y học dân gian chỉ cần qua thiết bị “Con mắt liếc lại” là đọc được bệnh. Căn cứ vào cơ chế tự động tiết hoóc môn được diều khiển từ hệ thần kinh sinh dưỡng mà hệ thần kinh điều khiển không tác động được để nhận biết tình trạng tiết hoóc môn ở người bệnh. Một người đàn ông cơ thể ở trạng thái bình thường bất chấp tuổi tác, địa vị xã hội, tính khí bốc lửa hay mô phạm nhưng khi nhìn thấy một người đàn bà đẹp dù tinh vi đến mấy thì ánh mắt của con người ấy cũng phải dừng lại trên thân hình của mỹ nhân. Nếu thấy mỹ nhân mà dửng dưng thật sự, người đàn ông đó đang có bệnh mà có thể là bệnh nặng. Người đàn bà cũng thế kể cả khi đã tắt kinh, phụ nữ tuy có kín đáo hơn nhưng cũng không thể cưỡng được phản ứng tự động của hệ thần kinh dịch thể. Tất nhiên tổ tiên ta chưa biết đến hoóc môn là gì – mà loài người cũng mới biết đến nó gần 100 năm nay thôi. Diễn giải bằng ngôn ngữ Tây y để dễ thảo luận. Những người nhiễm HIV khi chưa ở giai đoạn toàn phát thường có hai biểu hiện trái ngược nhau, đàn ông thường bị liệt dương, còn phụ nữ lại có hiện tượng ngược lại.

        Ăn là hành động tiêu hoá bình thường. Nhưng khi ăn cơ thể con người vận dụng hầu hết các giác quan: thị giác, khứu giác, vị giác, xúc giác và cả thính giác. Một bữa ăn ngon với con người có trình độ văn hoá cao là phải thoả mãn được tất cả các nhu cầu của các giác quan đó. Ăn trở thành một đại khoái cảm là vì thế.

        Bữa ăn là một niềm vui cuộc sống. Bữa ăn ở tất cả các dân tộc trên thế gian này đều được coi là biểu hiện của hạnh phúc gia đình. Tổ tiên ta khám bệnh qua quan sát hành vi ăn là căn cứ vào tổng kết của dân gian, coi đó như là một chỉ số hằng định: nam thực như hổ, nữ thực như mưu. Tiêu chuẩn này không chỉ thể hiện cốt cách của giới người mà còn là một chỉ báo của cơ thể người ở trạng thái bình thường. Thực như hổ không có nghĩa là ăn nhanh không nhai kỹ. Bạn đã thấy hổ ăn chưa? Khi chưa nhai kỹ hổ chưa nuốt thì nó chưa ngoạm miếng thứ hai. Nhưng thái độ ăn dứt khoát tập trung và vần tỏ được khí phách của chúa sơn lâm khi dùng bữa.

        Tổ tiên ta luôn đòi hỏi người đàn ông làm trai cho đáng nên trai, nên ngay từ nết ăn cũng phải rất đàn ông. Người đàn ông nào khi ăn không toát ra cốt cách thực như hổ là có bệnh. Bệnh được phát hiện qua hành động ăn thường dễ thấy do rối loạn tiêu hoá cơ thể mệt mỏi ăn không ngon miệng nhưng có một loại bệnh kín mà chỉ qua khâu ăn là phát hiện được bệnh. Nếu người đàn ông nào khi ăn lại có biểu hiện thực như miu thì người đó có nguy cơ rối loạn hoóc môn và hoóc môn nữ tính trội hơn, đây là một chỉ báo của bệnh ái – ái nam ái nữ. Đối với phụ nữ cũng vậy nết ăn như miu không chỉ là sự ví von khiên cưỡng mà là sự quan sát thực tế rất nhiều đời. Con mèo dùng bữa rất ít và ăn chậm nhưng nó lại hay ăn vặt bằng cách săn bắt chuột. Có lẽ thói quen hay ăn quà vặt của người đàn bà hồi xưa mà cổ nhân chọn đó làm tiêu chuẩn sinh học hằng định qua hành vi ăn của phụ nữ. Con gái mà ăn nhanh, nhồm nhàm, ăn hùng hục là mất nữ tính, đó cũng là một chỉ báo rối loạn hoóc môn nam tính trội. Những người đàn bà này dễ mắc bệnh ái nam. Còn một chỉ báo bệnh chung cho cả hai loại người: “Ăn như rồng cuốn nói như rồng leo, làm như mèo mửa”. Đây là đích thị hội chứng của bệnh lười. Bệnh lười là một bệnh xã hội mãn tính. Thuốc chữa bệnh lười rất công hiệu là không cho ăn nữa, để: “Đói bụng đầu gối phải bò, no ăn ấm bụng chẳng dò đi đâu”.

        Ngôn y Dân gian tài tình thế đấy. Chuẩn của một bệnh xã hội mãn tính là bệnh lười mà đặt ba khâu quan trọng nhất thể hiện nhân cách: ăn, nói, làm liền nhau và đối nhau chan chát vừa mô tả đúng bệnh lại đồng thời cho văn học một hình tượng về một nhân cách chẳng ra gì đó là: lười.

        Thầy thuốc Dân gian phải khám bệnh qua quan sát bệnh nhân ăn mới thực sự nắm được cái gốc của bệnh tật. Quan sát bệnh nhân nhiễm HIV/ AIDS nhận thấy có một sự rối nhiễu của hệ thần kinh sinh dưỡng, đồng thời tác động đến cả hệ thần kinh dịch thể khiến cho khi có cảm giác đói nhưng khi ăn lại không ngon miệng, không tìm thấy niềm vui trong ăn uống. Đối với các bệnh nặng nhưng chưa phải là nan y thì chỉ qua khâu khám khi nhân hoạt là đã đủ cơ sở để luận trị bệnh. Đối với các bệnh nan y nan đoán như HIV/ AIDS chẳng hạn thì phải khám hai khâu nữa là khám bệnh khi “Nhân tình” và khám bệnh khi “Nhân tĩnh”.

4.3. Y thuật khám bệnh khi “Nhân tình”.
        Nhân tình là cách nói gọn chỉ con người ở trạng thái tỏ tình. Tình cảm của con người muôn vẻ nhưng được nhóm lại ở các trạng thái: khi con người tỏ tình yêu; khi con người tỏ tình buồn; khi con người tỏ tình vui và khi con người tỏ tình tức giận; khi con ngưòi khinh bỉ; khi con người suy nghĩ; khi con người lo lắng; khi con người sợ hãi; khi con người hốt hoảng. Các nhà Nho quen diễn đạt bằng quy nạp, gọi các trạng thái này là Tình cảm (Tình tứ) và Tình Chí (Chí tình). Tình Tứ, có 4 loại: ái (yêu), ố (ghét), hỉ (mừng), nộ (giận giữ). Tình chí có 5 loại: Ưu (lo lắng); Suy nghĩ (Tư duy); bi (buồn), Bỉ (khinh bỉ ); Khủng (hoảng hốt, khủng hoảng). Trung Y cũng có 7 loại tình chí là: Hỉ; Nộ; Bi; Ưu; Tư; Kinh; Khủng. Trung Y không đề cập đến tình yêu trong chữa bệnh. Ngược lại, Y Việt phát hiện nhiều bệnh nặng trong tình Yêu có thể gây chết người, đó là: Xi mê; Ghẻ lạnh; Ghen tuông; Đố kị; Hận; Thù. Sáu loại bệnh này được gọi gộp là bệnh “Tự ái”. Vì tự yêu mình quá mà sinh bệnh mù quáng, cần được chạy chữa bằng uống thuốc “Dưỡng Tâm”; “Định thần”, “Tĩnh trí”, kết hợp với các liệu pháp vật lí và tâm lí. Một thời, người ta đã chính trị hóa bệnh tự ái, với tên gọi là “Chủ nghĩa cá nhân - một  thứ bệnh của Giai cấp bóc lột”. Cách chữa cũng dùng “Chính trị khan”, bằng giáo dục tư tưởng với lời kêu gọi nổi tiếng “Quét sạch Chủ nghĩa cá nhân!”, Bệnh không khỏi mà còn có nguy cơ truyền nhiễm như một loại dịch trầm kha!

        Y học dân tộc cổ truyền luận trị bệnh Tình qua các thủ thuật làm cho cá thể tỏ tình để bộc lộ toàn bộ thể trạng tinh thần kinh. Nhờ cách khám bệnh này y học dân gian đã nhìn được HIV thâm nhập  vào người bệnh ở từng mức độ khác nhau chính xác hơn cả việc “chiếu điện” bằng các thiết bị tối tân.

        Khám bệnh khi nhân tình thầy lang cần có sự giúp sức của người thân bệnh nhân và thầy lang phải có một kịch bản: diễn viên của vở kịch này là những người thân của bênh nhân, còn bệnh nhân bị cuốn vào vai chính mà không biết nên diễn xuất rất thật với thực trạng bệnh tật của cơ thể và thầy lang quan sát ghi lại các diễn biến đó có lẽ còn chính xác hơn cả chụp điện cắt lớp. Các diễn viên phải diễn làm sao để bệnh nhân tỏ tình thực sự. Các trạng thái vui buồn tức giận rạo rực và súc động trong tỏ tình, là những biểu hiện sinh động của trạng thái cơ thể.

        Khi con người tỏ tình thì không chỉ hệ thần điều khiển hoạt động mà cả hệ thần kinh sinh dưỡng; hệ thần kinh dịch thể (Hoóc môn) đều bị cuốn vào những cuộc tình này. Bệnh nhân đang cười sặc sụa bỗng dừng lại tay ôm lấy tim. Đó là chỉ báo tim rất yếu. Bệnh nhân tức giận thở hổn hển mặt tái mét rồi chuyển sang đen xạm đó là chỉ báo phổi rất yếu không cung cấp đủ ô xy cho hồng cầu. Khám bệnh qua nhân tình đã soi sáng, giải thích giống như một sự giải mã những động tác ghi nhận được khi khám bênh qua nhân hoạt. Đối với người bệnh nhiễm HIV/ AIDS thì ba trạng thái tỏ tình, ái, ố, huỷ rất mờ nhạt: lạnh nhạt trong tình yêu; mù mờ trong nỗi buồn và cười không rõ nét. Còn yếu tố “nộ” thì lại quá mức bình thường. Hầu như tất cả sự tức giận của người nhiễm HIV đối với cuộc đời này đều trút vào cái sự kiện đang trực tiếp gây tức giận cho họ. Đây là một chỉ báo xã hội vô cùng quan trọng khi mọi người tiếp xúc với người nhiễm HIV. Con người này nếu bị kẻ xấu lợi dụng sẽ là những trái bom di động được nổ bằng sự khích động liều chết.

        Cách khám bệnh Tình hiệu quả nhất là Hoạt cảnh “Lên Đồng”. Y học cổ truyền nhờ đúc kết những quan sát thực tế nhiều đời đã sáng tạo ra cách khám bệnh vô cùng độc đáo hấp dẫn đó là Lên Đồng. Thầy Lang dân gian trong vai trò Cốt Đồng, áo quần có màu sắc rực rỡ múa lượn như bay trong làn điệu hát Chầu Văn có dàn nhạc đệm thánh thót giữa một không gian ánh đèn sáng lóa, khói hương nghi ngút thơm lừng đã đưa Con Bệnh vào  tâm thế mê li, “không trong lượng” làm bộc lộ toàn bộ thực trạng sức khỏe. Cốt đồng quan sát và dẫn dụ khiến con bệnh ở trạng thái bị thôi miên, nhập đồng ! Đánh Đồng Thiếp là thế đó.

        Người bệnh khi nhập Đồng sẽ quay về thế giới huyền ảo và nói ra lời những suy nghĩ âm thầm tích chứa ở trong lòng chưa bao giờ nói ra lời. Thậm chí còn nói ra cả những lời trong quá trình sống  thường tưởng tượng được nghe lời của người thân đã chết tâm sự với mình. Thầy Lang trong vai Cốt Đồng nhập vai tốt sẽ đạt mức “bốc đồng“ có cảm giác đã hòa nhập vào suy tư cùng “pha” với con bệnh, thu lượm được rất nhiều thông tin về diễn biến bệnh của Con bệnh. Người Việt Cổ đã biết dùng nghệ thuật múa kết hợp với nghệ thuật âm nhạc để chữa bệnh. Tổ tiên ta tài hoa xiết bao! Lợi dụng hiện tượng này những người lưu manh chuyên nghiệp ở thời nào cũng có đã dùng thuật lên đồng gọi hồn, lừa bịp người nhẹ dạ cả tin để vụ lợi.

4.4. Khám bệnh khi nhân tĩnh: Con người ở trạng thái tĩnh tại nhất là ngủ.
        Khi ngủ thực chất chỉ có hệ thần kinh điều khiển nghỉ ngơi thôi, còn 80.000 tỷ tế bào vẫn hoạt động theo Chương trình chuyển hóa. Chương trình chuyển hóa đó đã dược lập trình cho mỗi tế bào và chịu sự điều hành của Hệ thần kinh Sinh Dưỡng có sự phối hợp với Hệ thần kinh dịch thể, để cơ thể ngay trong khi ngủ vẫn thích nghi được với môi trường sống ngoài cơ thể.

        Bằng kĩ thuật “Nguyên tử được đánh dấu” khoa học hiện đại đã nhìn thấy: cứ sau 180 ngày có tới 50% phân tử Protein ở tế bào người được đổi mới hoàn toàn; cứ qua 60 ngày có 23.000 tế bào Hồng cầu được thay mới; Ở Gan sự đổi mới Protein toàn diện hơn, nhanh hơn: chỉ có 18 ngày. Cứ sau 24 giờ 5.000 tỷ tế bào trong cơ thể được “miễn nhiệm” và cũng có từng đó tế bào mới “kế nhiệm”! Sự đổi mới trong cơ thể người diễn ra liên tục, nhưng phần lớn thời điểm diễn ra Hoạt cảnh “từ chức và kế nhiệm“ là khi ta ngủ.

        Hệ thần kinh sinh dưỡng có hai hệ là hệ giao cảm và đối giao cảm đối lập nhau và tác động vào nhau tự động hoạt động để điều hoà hoạt động của các cơ quan nội quan không cần tác động của ý thức con người. Chính vì lẽ đó việc thay cũ và đổi mới trong cơ thể rất “khách quan”, không bị nạn “ô dù, bề cánh” khuynh đảo. Nếu sự chuyển hóa không “thông Đồng, Bến dọt”, một bộ phận nào đó của cơ thể không chịu đổi mới, cố giữ lại những tế bào đã “hết hạn sử dung”, lập tức “Chương trình đổi mới bị ùn tắc“, bệnh tật đều phát sinh từ sự trì trệ này mà ra. Toàn cơ thể khi đó lâm vào tình trạng suy nhược; nếu không chạy chữa sẽ tuần tiến đến suy kiệt, dẫn tới ngừng chuyển hóa, tức là Chết!

        Điều kì thú là không phải tất cả các loại tế bào đều bị thay thế, có nhiều loại tế bào được lựa chọn không bao giờ bị thay đổi, Sinh - Y gọi là tế bào đó đã biệt hóa, tức không phân chia ngay từ khi hình thành ở trong phôi, bền vững suốt đời, như các tế bào thần kinh (nơron), Có những loại tế bào, phát triển đến ngưỡng cơ thể đã trưởng thành thì ngừng phân chia và đi vào biệt hóa, như: các tế bào cấu tạo nên quả tim; phổi; xương; gan; các tế bào xương đã  được cốt hóa. Tuy không bị thay thế về chức vị (cấu hình hệ thống), nhưng Protein cấu tạo nên tế bào đó vẫn luôn được đổi mới, tức là nó vẫn phải có sức trẻ. Gan là một ví dụ điển hình: Các tế bào Gan đã được biệt hóa, tức là không phân chia nữa, nhưng tốc độ đổi mới Protein ở Gan rất cao. Quan sát chuyển hóa tự nhiên ở cơ thể người cho ta  một mô hình tuyệt vời về nghệ thuật tổ chức bộ máy và việc sử dụng “cán bộ” đan xen giữa cán bộ Già và Trẻ bảo đảm tính kế thừa vững chắc và cách tân liên tục của sự sống. Phải chăng sự hiện diện của cơ thể sống là một mách bảo, một mẫu hình giúp loài người tổ chức xã hội đúng đắn nhất? Nếu con người không nhận ra sự mách bảo đó, tự cho mình giỏi hơn tự nhiên, tổ chức bộ máy quản lí xã hội khác đi, lập tức bị trừng phạt. Sự trừng phạt đó chính là khủng hoảng xã hội và mẫu hình tổ chức bộ máy quản lí xã hội trái với tự nhiên đó dù có duy trì hàng trăm năm vẫn bị tan rã. Phải chăng căn bệnh không chấp nhận đổi mới là do không hiểu lẽ đời đã dẫn tới thảm họa suy vong của những dân tộc đã có thời chói sáng trong lịch sử Nhân loại? Đây không phải là câu hỏi lạc đề của một lang thuốc đang bàn về y thuật cổ truyền trong khám bệnh. Bởi lẽ, cả nhà Chính khách và thầy Lang đều có bổn phận chạy chữa các căn bệnh không chỉ ở con người sinh học mà cả con người xã hội  đều mắc phải. Cả Ngài Chính Khách và Thầy Lang đều có thể tìm thấy lẽ đời đang tích chứa trong  Sinh - Y học.

        Bằng trải nghiệm thực tế sống nhiều nghìn năm, tổ tiên người Việt đã nhận ra cái mà các cụ gọi là “Thiên Cơ”, dân gian gọi là lẽ đời đó đã ẩn chứa trong cơ thể người mà hình thành nên cách khám bệnh khi nhân tĩnh chăng? Dưới ánh sáng của khoa học hiện đại, khám bệnh khi nhân tĩnh chính là tầm soát quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể sống.

        Ý thức của con người là một trở ngại rất lớn cho các thầy thuốc khám bệnh; đặc biệt rất khó với thầy lang dân gian. Khám bệnh trong khi bệnh nhân thức, ý chí của con người hoạt động. Vì một lý do nào đó, người bệnh không trả lời đúng thực tế tình trạng sức khoẻ cho thầy thuốc biết, mà còn gây rối cho thầy thuốc. Khi thầy thuốc lấy tay ấn mạnh vào một huyệt đạo nào đó để thăm bệnh, gây đau nhưng bệnh nhân lại nói không đau. Khi mới chỉ đưa tay lướt nhẹ trên da lại kêu toáng lên là rất đau.

        Thầy lang dân gian khi phải khám bệnh cho người bệnh là trí thức, đặc biệt khó hơn khi vị trí thức bệnh nhân đó lại là chuyên gia của y học bác học. “Cái bẫy” của các vị bệnh nhân này giăng ra là để kiểm chứng năng lực thực sự của thầy lang dân gian. Nếu chỉ khám bệnh cho đối tượng này theo y thuật của y học bác học thì lang ta cầm chắc là đo ván. Nhưng khi tiến hành khám bệnh đồng bộ: Nhân hoạt, nhân tình, nhân tĩnh thì các bẫy kia dù tinh sảo đến mấy cũng bị hoá giải.

        Công cụ để lang thuốc dân gian hoá giải được các bẫy do đồng nghiệp gây ra lại chính là đôi mắt. Mắt là cái nhìn trực diện của não bộ. Khi đồng tử mở rộng là chụp hình, khi đồng tử thu hẹp là thu hình. Nếu nói đúng những điều người nghe chờ đợi thì đồng tử thu hẹp, nếu nói không đúng những diều người nghe mong đợi thì đồng tử mở rộng hơn (Dân gian gọi là trố mắt ra). Tất nhiên không thể lúc nào cũng nhìn thấy nhịp đóng mở của ống kính mắt mà có một cơ mắt chỉ báo hiện tượng này đó là cơ chân lông mày. Lông mày giãn ra là đồng tử mở rộng. Lông mày nhíu lại là đồng tử thu hẹp. Đây cũng là nguyên lý cơ bản để thực hiện thuật dẫn trí.

        Thuật dẫn trí rất phức tạp nhiêu khê nhưng cơ bản là làm sao cho người bị dẫn trí có cơ chế đóng mở đồng tử khớp theo nhịp đóng mở của người dẫn trí. Dẫn trí đến đỉnh cao là người dẫn trí nghĩ gì, muốn làm gì thì người bị dẫn trí cũng có suy nghĩ tương tự như thế và hành động theo người dẫn trí. Tuy nhiên dẫn trí chỉ có tác dụng khi người bị dẫn trí suy nhược hệ thần kinh điều khiển. Thuật dẫn trí nhằm mục đích giúp người bệnh không hoảng hốt, cô đơn trong chữa bệnh.

        Thuật dẫn trí được y học dân gian sử dụng để chữa trị cho người mắc bệnh tâm thần và chỉ có tác dụng khi hệ thần kinh điều khiển của người đó bị tê liệt. Khi hệ thần kinh điều khiển được hồi phục thì thuật dẫn trí vô nghiệm.

        Khi con người ngủ, hệ thần kinh điều khiển cùng các công cụ nghe nhìn, ngửi (Ngũ quan) ngủ, hệ thần kinh sinh dưỡng tự nó điều khiển cơ thể sống, thầy thuốc dân gian nhờ kinh nghiệm gia truyền gần như nhìn thấy toàn bộ nội quan hoạt động. Chỉ cần nghe hơi thở là biết tất cả các cơ quan có hoạt động nhịp nhàng hay đang vướng rối ở nơi nào. Qua hơi thở thầy thuốc thấy như “Máu reo” trong cơ thể.

        Nếu cơ thể không bị nhiễm trùng, hệ bạch mạch thông suốt máu reo như tiếng gió ở trời thu. Nếu cơ thể nhiễm trùng thì không nghe thấy tiếng reo nhẹ nhàng mơ hồ đó mà như thấy có sỏi sạn đang lộn sộn ở mạch huyết.

        Động tác cuối cùng để hội chẩn y thuật khám bệnh khi nhân tình là kiểm mộng. Bệnh nhân ngủ dậy ngồi chơi nói chuyện với thầy lang. Thầy lang từ từ hỏi bệnh nhân những giấc mộng thường gặp trong khi ngủ mười ngày gần đó. Người nhiễm HIV giai đoạn đầu thường kể lại rất rõ những giấc mộng trong mười ngày qua. Nếu đúng nhiễm HIV thật thì các giấc mộng gần như lặp lại, tuy không giống y nhau nhưng cốt chuyện giống nhau: như gặp người thân từ thời thơ ấu. Thậm chí còn gặp cả những người thân đã chết khi người bệnh chưa ra đời mà chỉ nghe bố mẹ kể lại, hoặc bị kiến đậu khắp người nhưng không cắn...

        Những người bị nhiễm HIV/ AIDS giai đoạn cuối cứ đặt mình ngủ là thấy ác mộng, hình ảnh thường gặp giống như những con ma trong phim ma của nước ngoài. Họ sợ hãi đến mức không dám ngủ, đó chính là nhân tố thúc đẩy bệnh trầm trọng thêm. Dựa trên cơ sở nào mà cổ nhân dùng y thuất định mộng để luận trị bệnh?

        Qua nghiên cứu, bí mật của giấc mộng có thể tóm lược như sau:
        Hệ thần kinh sinh dưỡng không phải là yếu tố duy nhất, bảo đảm sự phối hợp của các cơ quan nội tạng. Các hoóc môn, sản phẩm của tuyến nội tiết cùng tham gia vào công việc này. Cũng cần nói rõ rằng việc điều tiết các hoóc môn phần nhiều là sự điều phối của hệ thần kinh sinh dưỡng, nhưng hệ thần kinh sinh dưỡng cũng lại chịu sự tác động trở lại (Feed back) của các hoóc môn tới một tuyến ở tận “Trung ương”  đó là tuyến yên nhỏ bằng hạt đậu trắng nằm ở nền sọ, có liên quan đến vùng dưới đồi thuộc não trung gian.

        Hoóc môn tiết ra từ tuyến yên kích thích các tuyến khác tiết hoóc môn để kìm chế hoạt động thái quá ở một bộ phận nào đó của cơ thể. Tuyến yên nhận từ các hoóc môn những tin hoá học ở các tế bào trong cơ thể gửi về (Hoóc môn là một chất đưa tin) để kích thích tuyến yên phát ra các tín hiệu đến các tuyến ngoại vi. (Hệ thống thần kinh – hoóc môn này đã là chủ đề của nhiều công trình nghiên cứu trong những thập niên cuối thế kỷ 20). Hệ thống này liên tục cung cấp thông tin cho tuyến yên nằm trong não bộ kể cả lúc con người ngủ.

        Các thông tin hoá học từ các tế bào gửi về tuyến yên kết hợp với những thông tin khác não thu được qua máu lưu thông từ các dịch bào trung gian (Cytokiens - từ các tế bào tiết ra, từ gan...). Tất cả các thông tin mà não mới thu được trong giấc ngủ, kết hợp với các thông tin trong các bộ nhớ đã tạo ra đời sống thứ hai (đời sống ảo) cho người khi ngủ – đó là giấc mơ.

        Cho đến nay, giấc mơ vẫn còn là bí ẩn vì có rất nhiều chủ thuyết nhưng chưa được các nhà bác học đồng thuận. Qua kinh ngiệm khám chữa bệnh bằng y thuật định mộng và kiểm định ở chính bản thân cho rằng: Cơ chế đưa tin của tuyến hoóc môn và dịch bào trung gian chính là chất kích thích làm các kỷ niệm trong bộ nhớ của não chuyển động. Người khoẻ mạnh có sức đề kháng lấn át sức công phá của vi trùng, các thông tin trong cơ thể thuần tính người nên có mộng đẹp. Cơ thể nhiễm trùng độc hại có ác mộng vì bản thân ký sinh trùng (run, sán, vi khuẩn, vi rút) cũng là chất đưa tin. Phải chăng những ảnh ảo quái dị trong ác mộng chính là thông tin do ký sinh trùng phát ra để làm nhiễu mạch tin trong cơ thể người? Phải chăng những thông tin đó là phiên bản do chúng gửi tới não bộ người? Y học dân gian coi ác mộng là một chỉ báo, rõ nhất về cơ thể bị nhiễm Tà Trùng độc hại.

        Sau y thuật định mộng, quy trình khám bệnh của y học dân gian kết thúc vì đã có thể đọc được bệnh ở cơ thể người mắc bệnh.

Còn nữa...

Đối tác: Ngân hàng Agribank
Đối tác: Ngân hàng BIDV
Đối tác: Ngân hàng Vietinbank
Đối tác: Công ty thiết kế web ADC
Đối tác: Sông Đà Việt Đức