Các bệnh phụ nữ xuất phát từ kinh nguyệt không đều

Chu kỳ kinh nguyệt là tập hợp các thay đổi sinh lý lặp đi lặp lại ở cơ thể phụ nữ dưới sự điều khiển của hệ hormone sinh dục. Theo Y học phương Đông người đàn bà tượng trưng cho âm, tương ứng với Mặt Trăng. Vì thế chu kì sinh lí này được gọi tên Chu kỳ kinh nguyệt (Nguyệt là Mặt Trăng).

Ở phụ nữ, chu kỳ kinh nguyệt điển hình xảy ra hàng tháng trong thời kỳ từ tuổi dậy thì và kết thúc ở giai đoạn mãn kinh. Trong chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể phụ nữ trưởng thành về giới tính phóng thích một trứng (đôi khi 2 trứng, có thể dẫn đến hình thành 2 hợp tử và sinh đôi) vào giai đoạn phóng noãn (rụng trứng). Trước khi phóng noãn, nội mạc tử cung, bao phủ bề mặt tử cung, được xây dựng theo kiểu đồng bộ hoá. Sau khi phóng noãn, nội mạc này thay đổi để chuẩn bị cho trứng thụ tinh làm tổ và hình thành thai kỳ. Nếu thụ tinh và thai kỳ không xảy ra, tử cung loại bỏ lớp nội mạc và chu kỳ kinh mới bắt đầu. Quá trình loại bỏ nội mạc được gọi là hành kinh và biểu hiện ra bên ngoài là kinh khi phần nội mạc tử cung và các sản phẩm của máu ra khỏi cơ thể qua âm đạo. Mặc dù nó thường được gọi là máu, nhưng thành phần của nó khác với máu tĩnh mạch.

Hành kinh là dấu hiệu người phụ nữ không mang thai. (Tuy nhiên, điều này không chắc chắn vì đôi khi có hiện tượng chảy máu trong giai đoạn sớm của thai kỳ). Trong tuổi sinh sản, không hành kinh là dấu hiệu đầu tiên nghi vấn một phụ nữ có thể có thai. Trễ kinh là khi giai đoạn hành kinh theo mong đợi đã đến nhưng không xảy ra, và người phụ nữ có thể đã thụ thai.

Hành kinh là hiện tượng bình thường của tiến trình tự nhiên theo chu kỳ xảy ra ở phụ nữ khoẻ mạnh giữa tuổi dậy thì và cuối tuổi sinh sản. Tuổi trung bình của hành kinh lần đầu là 12 tuổi, nhưng có thể xảy ra bất cứ lúc nào từ 8 đến 16 tuổi. Lần kinh cuối, mãn kinh, thường xảy ra vào giữa độ tuổi 45 và 55. Lệch khỏi mẫu hình này cần được quan tâm về y khoa. Vô kinh chỉ một giai đoạn dài mất kinh không do thai kỳ ở phụ nữ trong tuổi sinh sản, thí dụ ở phụ nữ có lượng mỡ cơ thể rất thấp, như vận động viên, có thể bị ngưng hành kinh. Sự hiện diện của kinh nguyệt không chứng minh rụng trứng đã xảy ra, và người phụ nữ không rụng trứng vẫn có thể có chu kỳ kinh nguyệt. Các chu kỳ kinh nguyệt không rụng trứng có khuynh hướng diễn ra không đều và biểu hiện độ dài chu kỳ dao động lớn hơn. Ngoài ra, không hành kinh cũng không chứng minh rụng trứng đã không xảy ra, vì những bất thường về hormone ở phụ nữ không mang thai có thể ức chế hiện tượng chảy máu. (Theo Wikipedia)

Các bệnh phụ nữ xuất phát từ kinh nguyệt không đều

Việt y cổ truyền cho rằng cơ thể phụ nữ trong độ tuổi còn kinh nguyệt thì chu kỳ kinh nguyệt phải đều. Nghĩa là hàng tháng đúng ngày thấy kinh và ngày sạch kinh. Nếu sai lệnh: có kinh sớm hoặc muộn là nội chỉ báo cơ thể không bình thường. Quan sát các hiện bất thường xáy ra trong một chu kỳ kinh nguyệt cho nhiều chỉ báo về bệnh tật ở ở người phụ nữ. Việt y cổ truyền đã liệt kê được 9 chứng bệnh qua quan sát chu kỳ kinh nguyệt.

Kinh nguyệt không đúng hạn (không đều) sinh các chứng bệnh:

1. Tự dưng thấy xây xẩm mặt mày nôn mửa; đau tức ngực, đau nhói hoặc trong bụng kết hòn

2. Tự dưng đau bụng không chịu được

3. Trước hành kinh và trong hành kinh đau bụng dưới không chịu được phải uống thuốc giảm đau.

4. Thấy kinh lâu ngày không dứt

5. Kinh nguyệt không đều sinh đau ngang thắt lưng

6. Khi thấy kinh thì đau bụng dưới; đau ran ra xương sống như có mũi dao đâm.

7. Người bị “Khí hư”

8. Mỗi lần thấy kinh là đau bụng nóng rét dữ dội

9. Kinh nguyệt không đều sinh vàng da

Nếu liệt kê hết thì danh sách rất dài, vấn đề là chữa trị như thế nào. Cần nhớ rằng viếc lấy Chu kỳ kinh nguyệt để luận trị bệnh ở người phụ nữ là một phương pháp đọc bệnh rất độc đáo của Đông y, Tây y chưa biết đến phương pháp này. Xin giới thiệu với các bạn Bài thuốc Điều kinh. Bài thuốc này hình thành trên cơ sở cho rằng mọi chứng bệnh phát sinh ở cơ thể ngưới phụ nữ là do kinh nguyệt không đều mà sinh ra. Điều kinh là làm cho cho kỳ kinh nguyệt được về đúng với nhịp điệu sinh học hằng định của cơ thể là ngăn cản được mọi bệnh tật. Chính vì thế mà bài thuốc này mang tính phòng bệnh là chính. Tuy nhiên, do lấy căn cứ từ việc đọc 9 loại bệnh trên để hình thành bài thuốc chữa khỏi các bệnh cụ thể nói trên

Bài Thuốc Điều kinh cổ truyền đã được cải tiến nâng cao

1. Ô dược

2. Củ cỏ cú

3. Vỏ Quýt chín

4. Lá Tía Tô

5. Gỗ Vang

6. Hoa cây Rum (người Hoa gọi là hông hoa)

7. Rễ cỏ Xước

8. Nhân hạt Đào

9. Nghệ Vàng

10. Ngải cứu

Các vị sao dòn tán thành bột mịn hoà trộn theo phương thức sau:

1. Bột Củ cỏ Cú 20%

2. Tám vị còn lại đều 1%

3. Bột nghệ vàng 1% hòa với nước cháo gạo nếp làm hồ hàn thuốc. Viên thành viên nhỏ như hạt ngô. Ngày uống một lần vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Chúc các bạn thành công!

_Việt Y Cổ Truyền_
"Nhận chữa các bệnh nan y, mãn tính bằng thuốc cổ truyền thuần việt"

Đối tác: Ngân hàng Agribank
Đối tác: Ngân hàng BIDV
Đối tác: Ngân hàng Vietinbank
Đối tác: Công ty thiết kế web ADC
Đối tác: Sông Đà Việt Đức