Dùng thức ăn “kiêng” để bồi dưỡng sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật

        “Thức ăn kiêng” là tên gọi của Dân gian để chỉ các loại thức ăn dành riêng cho người “ở cữ” (mới đẻ) hoặc cho người đang phải uống thuốc để trị một loại bệnh nào đó xuất hiện từ nhiều đời nay trong xã hội Việt Nam. Có thể đưa ra hàng ngàn dẫn chứng về việc này, chúng tôi sẽ lần lượt công bố những loại thức ăn kiêng cổ truyền riêng có của nước Việt trên trang “Việt y cổ truyền”. Xét theo công năng và tính mục đích của các loại “thức ăn kiêng” cổ truyền của dân tộc Việt thì nó chính là “thực phẩm chức năng” đang được du nhập từ nước ngoài và quảng cáo rầm rộ ở nước ta trong mấy năm gần đây. Chúng ta thử tìm hiểu cái gọi là “thực phẩm chức năng” nhập khẩu đang trở thành “mốt” hiện nay là gì?

         Khái niệm thực phẩm chức năng (Functional foods) được người Nhật sử dụng đầu tiên trong những năm 1980 để chỉ những thực phẩm chế biến có chứa những thành phần “đặc biệt” giúp nâng cao sức khỏe cho người sử dụng. Theo Viện Khoa học và Đời sống quốc tế (International Life Science Institute - ILSI) thì "thực phẩm chức năng là thực phẩm có lợi cho một hay nhiều hoạt động của cơ thể như cải thiện tình trạng sức khỏe và làm giảm nguy cơ mắc bệnh".

        Ở những nước phát triển người ta đã hiểu thực phẩm chức năng có thể là sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên hoặc là thực phẩm trong quá trình chế biến được bổ sung thêm các chất "chức năng". Cũng như thực phẩm thuốc, thực phẩm chức năng nằm ở nơi giao thoa giữa thực phẩm và thuốc và người ta cũng gọi thực phẩm chức năng là thực phẩm - thuốc. Các nước Tây Âu gọi là "thực phẩm - thuốc" (Alicaments) hoặc dược phẩm dinh dưỡng (Nutraceutics), thực phẩm bổ sung dinh dưỡng (food suplement); Trung Quốc gọi là “thực phẩm bổ dưỡng bảo vệ sức khỏe”. Các nước phát triển đang có xu hướng ưa chuộng dùng các thực phẩm chức năng hơn dùng thuốc. Chính vì vậy, đa số các tập đoàn sản xuất thuốc đang chuyển sang sản xuất thực phẩm chức năng và tìm được đối tượng tiêu thụ lớn hơn. Theo dự báo của chuyên gia, thì “thức ăn của con người trong thế kỷ 21 là thực phẩm chức năng”. Thức ăn không chỉ đảm bảo đủ calo, ăn ngon ăn sạch, mà còn phải được bổ sung các hoạt chất sinh học nguồn gốc tự nhiên cần cho sức khỏe và sắc đẹp, không chỉ có tác dụng phòng một số bệnh, mà còn tạo ra cho con người khả năng miễn dịch chống sự già hóa và điều khiển được chức năng của từng hệ cơ quan trong cơ thể.

Về lý thuyết thì tuyệt vời như vậy, nhưng trong thực tế chưa hẳn như vậy

        Hiện có hơn 3.000 loại thực phẩm chức năng có nguồn gốc ngoại nhập hoặc sản xuất trong nước, khó có thể kể hết những sản phẩm có công dụng bị thổi phồng quá đáng. Thậm chí nhiều loại còn quảng cáo như một thần dược có thể chữa được trăm bệnh. Điều này hết sức nguy hại bởi khiến cho không ít người tiêu dùng cả tin đã tự ý từ bỏ thuốc đặc trị đang dùng để chỉ sử dụng thực phẩm chức năng một cách đơn thuần, khiến cho bệnh tình trở nên nặng hơn, thậm chí gây ra những tai biến.

        Các nước có nền y học phát triển thường có Hội đồng Khoa học và Sức khỏe đảm nhiệm việc phân loại các thực phẩm chức năng thành từng nhóm như: nhóm có bằng chứng đáng tin cậy, nhóm có bằng chứng đủ độ tin cậy, nhóm có bằng chứng ở mức vừa phải, nhóm có bằng chứng chưa đủ tin cậy cần nghiên cứu thêm và thông báo thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng để người sử dụng lựa chọn. Ở Việt Nam, Chính phủ (Bộ Y tế) có định nghĩa thực phẩm chức năng: là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ gây bệnh. Tuỳ theo công thức, hàm lượng vi chất và hướng dẫn sử dụng, thực phẩm chức năng còn có các tên gọi: thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sản phẩm dinh dưỡng y học

        Tại sao trên lý thuyết thực phẩm chức năng có tính bổ dưỡng lại gây tai họa cho người dùng nó? Câu trả lời rất dễ tìm ra đó là các loại sản phẩm gây tai họa cho người dùng không phải là thực phẩm chức năng như đã quảng cáo. Lỗi chính không chỉ đơn thuần ở nhà sản xuất và phân phối sản phẩm tối mắt vì lợi nhuận bất chấp đạo lý làm người mà chủ yếu là do người tiêu dùng bất cẩn với mạng sống của mình. Tâm lý sùng ngoại đã hằn sâu vào tâm thức của nhiều người: cứ nghe nói sản phẩm của các nước Âu - Mỹ lại nhìn thấy bao bì đẹp và đã được cơ quan Công quyền thẩm định là tin dùng ngay. Nhiều người còn không đọc kỹ phần hướng dẫn sử dụng, đặc điểm quan trọng nhất của các loại thực phẩm chức năng sản xuất theo công thức Âu - Mỹ đúng như tên gọi của nó là “chức năng”, có loại dùng để cải thiện chức năng gan, có loại chuyên về chức năng tiêu hóa, có loại chuyên về tăng cường khả năng tình dục v.v... Không đọc kỹ hướng dẫn mà cứ nghĩ các loại thực phẩm này đều là thuốc bổ, uống vào không bổ ngang thì bổ dọc để dẫn tới “bổ ngửa” là mất mạng như chơi.

        Do hậu quả của quảng cáo bốc đồng khiến người sử dụng các loại thực phẩm chức năng có tâm lý đón đợi sự hiệu nghiệm tức thời của sản phẩm đã đẩy các nhà sản xuất cho cả loại biệt dược dùng để đặc trị một bệnh nào đó vào cái gọi là “thực phẩm chức năng” đã làm cho người dùng ngộ tin, dùng quá liều lượng dẫn đến ngộ độc. Người ta thấy các nạn nhân của thảm họa này vì ăn thực phẩm chức năng bằng các bài thuốc cổ phương của Trung y.

        Quản lý thị trường “thực phẩm chức năng” là bài toán chưa có lời giải của cơ quan công quyền vì không thể quản lý thực phẩm chức năng như quản lý thuốc bởi nó không đặc trị cho một chứng bệnh cụ thể mà chỉ có thể quản lý về mặt vệ sinh thực phẩm như mọi loại thức ăn thông thường khác. Người sử dụng thực phẩm chức năng không theo đơn thuốc điều trị của thầy thuốc nên khi xảy ra tai biến không thể quy trách nhiệm cho nhà sản xuất, bởi vì trong quá trình dùng thực phẩm của Hãng đó biết đâu người tiêu dùng còn dùng nhiều loại thực phẩm từ rất nhiều nguồn khác nhau. Cách lập lại trật tự ở thị trường thực phẩm chức năng hiện nay là phải từ bản thân người tiêu dùng. Người tiêu dùng muốn tham gia thị trường thực phẩm chức năng để cải thiện sức khỏe của mình thì bắt buộc người tiêu dùng phải là người tiêu dùng thông minh, có nghĩa là muốn sử dụng sản phẩm “thực phẩm chức năng” thì phải hiểu bản chất của thực phẩm chức năng là gì đã.

        Để làm cho người tiêu dùng thực phẩm chức năng hiểu được tính năng tác dụng của một loại thực phẩm chức năng nào đó trước khi dùng thì trách nhiệm đầu tiên thuộc về nhà sản xuất phân phối sản phẩm đó. Cần phải thiết lập được mối quan hệ tôn trọng lợi ích của người sử dụng, chỉ khi nào người sử dụng đã thông hiểu về tính năng tác dụng của loại thực phẩm mà họ muốn dùng, tự nguyện, tự giác tuân thủ đúng cách sử dụng do nhà sản xuất đề ra thì mới giao sản phẩm cho người tiêu dùng. Nhà sản xuất và phân phối sản phẩm chức năng phải chịu trách nhiệm trước người tiêu dùng nếu họ đã tuân thủ đúng hướng dẫn của nhà sản xuất mà gặp tai biến thì được bồi thường thiệt hại. Mọi sự quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng mang tính gián tiếp đều không mang lại hiệu quả cao trên thị trường sản phẩm chức năng.

        Kinh doanh thực phẩm chức năng không có đất cho kẻ làm ăn chộp giật, vô trách nhiệm theo kiểu “Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”. Những người có dã tâm như thế sẽ bị trừng phạt ngay lập tức ở chính thị trường “thực phẩm chức năng”. Chỉ những người có thiện tâm, thực lòng phục vụ người tiêu dùng, vì sức khỏe người tiêu dùng thì mới dám dấn thân vào thị trường đòi hỏi nhân cách của một người tử tế, lợi nhuận thu được từ kinh doanh thực phẩm chức năng theo cách làm tử tế chỉ ở mức bình thường không hề có cái gọi là siêu lợi nhuận nếu không thực hiện các thủ đoạn lừa đảo. Chúng ta đang sống trong một Nhà nước pháp quyền, mọi mối quan hệ xã hội đều phải tuân theo pháp luật, nhưng đó mới chỉ là lý thuyết, thực tế cuộc sống biến ảo vô thường, luật pháp vừa mới ra đời đã lạc hậu với thực tế cuộc sống rất xa. Hơn nữa, cho dù luật pháp có đầy đủ thì khâu thực thi luật pháp đang là những vấn đề nổi cộm trong xã hội hiện nay. Vì sức khỏe của bản thân mình, người tiêu dùng tìm đến thực phẩm chức năng, nhưng trước khi đưa một loại thức ăn đồ uống nào vào cơ thể, người tiêu dùng phải hiểu rõ thực phẩm đó là những chất gì có hợp với thể trạng của mình không rồi hãy dùng. Hơn ở đâu hết tham gia thị trường thực phẩm chức năng với tư cách người mua cuối cùng đòi hỏi người tiêu dùng phải là “người tiêu dùng thông minh”.

        Một dân tộc khi đã có nhu cầu tiêu dùng “thực phẩm chức năng” là một chỉ báo dân tộc đó đã có trình độ dân trí cao. Hơn 20 năm về trước khi còn ở thời bao cấp, lúc đó cả dân tộc ta đang còn đói cơm rách áo chưa thể xuất hiện nhu cầu “thực phẩm chức năng”. Nguồn thực phẩm cao cấp cho bữa ăn hằng ngày, như thịt cá còn ngoài tầm với đối với số đông dân chúng. Hôm nay, tuy còn nhiều vất vả nhưng trong bữa ăn hàng ngày của hơn 60% gia đình người Việt đã có thịt cá thường trực. Hơn 60% dân cư nước Việt (khoảng hơn 50/84 triệu dân) lúc này đã có khả năng kén chọn thực phẩm cho bữa ăn thường nhật. Số dân cư này đều có nguyện vọng và có khả năng chi trả cho những sản phẩm giúp họ sống khỏe, sống lâu. Đây chính là thị trường tiêu thụ sản phẩm chức năng mà nước ngoài đang tìm mọi cách khai thác vì nó hứa hẹn cho lợi nhận không lồ.

        Nhìn thấy đồng bào mình nhẹ dạ cả tin vào các chiêu trò quảng cáo công dụng của “thực phẩm chức năng” có nguồn gốc nước ngoài rồi vô tư bỏ tiền ra mua những thứ không đáng "đồng tiền bát gạo” mà lòng tự tôn dân tộc bị xúc phạm. Người nước ngoài mỉm cười khi thấy dân nước Việt dại khờ tin theo lời dẫn dụ để mua cái thứ vô giá trị, họ vừa được tiền lại vừa có khoái cảm đã lừa được người ở một đất nước bị coi là kém phát triển. Chúng ta đang bị xâm lược ở ngay chính trận địa vững bền nhất là chăm sóc sức khỏe con người của nền văn minh Đại Việt. Những món ăn truyền thống có từ lâu đời trong bữa ăn thường nhật ngày nay nếu được nhìn dưới ánh sáng của khoa học hiện đại chúng chẳng những là những thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao mà còn có thêm những vi chất giúp cơ thể luôn ở trạng thái cân bằng sinh học, (đây chính đặc trưng của thảo dược).

        Từ sau ngày xã hội nước ta phát triển theo định hướng thị trường những loại thức ăn “tầm thường” chỉ có người bình dân mới quen sử dụng lập tức có sự định lại giá trị. Lươn, cua ,ốc, ếch trước đây chỉ dành cho người bình dân giờ đây xuất hiện trong các bàn tiệc lớn của các “Đại gia” và chúng được mệnh danh là “đặc sản” vì giá trị dinh dưỡng siêu hạng của các loại thức ăn này. Củ khoai lang tươi giờ đây theo giá thị trường 8.000 đồng/kg. Nhớ lại thời bao cấp cửa hàng lương thực hết gạo đã bán khoai lang cho dân và quy đổi 4 kg khoai lang bằng 1 kg gạo. Như vậy là giá trị của khoai lang giờ đây cao hơn gạo tới 1,5 lần. Những năm gần đây khoa học Hóa - Sinh liên tiếp công bố những công trình nghiên cứu về khoai lang, người ta đã đi đến kết luận: khoai lang là thực phẩm cân bằng dinh dưỡng. Năm 1992, người ta đã so sánh giá trị dinh dưỡng của khoai lang với các loại rau khác. Lưu ý tới hàm lượng xơ, các cacbohydrat phức, protein, các vitamin A và C, sắt, canxi thì khoai lang đứng cao nhất về giá trị dinh dưỡng. Theo các tiêu chuẩn này thì khoai lang đạt 184 điểm và hơn loại rau đứng thứ hai (khoai tây) 100 điểm trong danh sách này. Cùng với tinh bột, củ khoai lang cũng chứa nhiều xơ tiêu hóa, vitamin A, vitamin C và vitamin B6. Tất cả các giống đều cho củ có vị ngọt, dù nhiều hay ít. Mặc dù có vị ngọt, nhưng khoai lang trên thực tế là thức ăn tốt cho những người mắc bệnh đái tháo đường do các nghiên cứu sơ bộ trên động vật cho thấy nó hỗ trợ cho sự ổn định nồng độ đường trong máu và làm giảm sức kháng insulin.

        Bằng kinh nghiệm thực tế, từ rất lâu rồi ông cha ta đã nhận ra giá trị dinh dưỡng của củ khoai lang nên đã dặn lại con cháu: “Được mùa chớ phụ ngô khoai/ đến khi giáp hạt lấy ai bạn cùng”. Tôi nói nhiều về củ khoai lang để làm ví dụ điển hình vì giá trị dinh dưỡng của nó mới được khoa học hiện đại khám phá và công bố rộng rãi trên Internet. Dân ta có thói quen cứ nghe Tây nói mới tin, trong thông tin mới nhất về củ khoai lang, người Tây nói thực phẩm này giúp giảm béo thế là nhiều người đang muốn giảm cân đã ăn khoai lang trừ bữa, kết quả là bị suy dinh dưỡng, người mệt mỏi rệu rã phải đi cấp cứu. Khoai lang giúp giảm béo thật, nhưng sử dụng phải đúng cách, phải kết hợp với nhiều thực phẩm khác thì sự giảm béo mới thành công mà cơ thể không bị sa vào suy nhược.

        Trong kho tàng trí tuệ Y học cổ truyền thuần Việt, phần nói về thức ăn, đồ uống hàm ý dưỡng sinh rất phong phú và rất sâu sắc. Khi đất nước mở cửa hội nhập với thế giới một số người đã bị choáng ngợp trước lối sống mới lạ của nước ngoài không còn để tâm đến giá trị sống của dân tộc. Tâm lý “Bụt chùa nhà không thiêng” đã hằn sâu vào suy nghĩ của những người mê tín Tây học nên không trân trọng những giá trị đích thực mà tổ tiên ông bà ta đã lao tâm khổ tứ tích lũy được. Những kinh nghiệm cổ truyền nếu được nhìn nhận dưới ánh sáng của khoa học kỹ thuật hiện đại sẽ không bao giờ lạc hậu với thời gian.

        Từ rất lâu đời người Việt đã biết sử dụng sản phẩm chức năng để phòng bệnh và khôi phục sức khỏe sau khi dùng thuốc để chữa khỏi bệnh. Tuệ Tĩnh là người có công đầu trong việc sưu tầm những “món ăn bài thuốc của tiền nhân". Trong Tuệ Tĩnh toàn tập chúng ta tìm thấy rất nhiều ghi chép của ông về thực phẩm chức năng. Dưới ánh sáng của khoa học hiện đại về Hóa - Sinh - Y nếu ứng dụng y nguyên ghi chép của Tuệ Tĩnh thì hiệu quả tăng cường sức khỏe không cao. Những nhà nghiên cứu của Việt y cổ truyền rất trân trọng những ghi chép của Tuệ Tĩnh nhưng chỉ coi những ghi chép đó là một gợi ý có tính hướng đạo để từ kinh nghiệm cổ truyền hoàn chỉnh lý thuyết về thực phầm chức năng riêng có của nước Việt. Chúng tôi sẽ lần lượt công bố để mọi người sử dụng.

Hiện tại đã có công thức cùng kỹ thuật chế biến các sản phẩm sau:

I. Sản phẩm có tính dưỡng sinh:

    1. Thực phẩm giúp ổn định hệ thống tim mạch;

    2. Thực phẩm hồi phục khả năng sinh dục cho cả nam và nữ;

    3. Thực phẩm duy trì khả năng tình dục cho giai đoạn hoàng hôn của cuộc đời;

    4. Thực phẩm bảo vệ nhan sắc không cần dùng đến mỹ phẩm hóa chất;

    5. Thực phẩm ngăn ngừa tốc độ lão hóa của xương - da;

    6. Thực phẩm bảo vệ hệ thống tiêu hóa hoạt động bình thường cho mọi lứa tuổi;

    7. Thực phẩm cân bằng thể trọng (giảm khối mỡ tăng khối nạc của các mô cơ).

II. Sản phẩm hỗ trợ điều trị các bệnh:

        Tiểu đường, sỏi thận, mỡ máu, bại liệt, trầm cảm, chống suy kiệt trong điều trị HIV/AIDS, chống suy kiệt trong điều trị ung thư. Thực phẩm giúp phục hồi chức năng thần kinh ngoại biên...

        Chúng tôi sẵn sàng tư vấn miễn phí cho những ai quan tâm đến lĩnh vực này.

Tin khác

Đối tác: Ngân hàng Agribank
Đối tác: Ngân hàng BIDV
Đối tác: Ngân hàng Vietinbank
Đối tác: Công ty thiết kế web ADC
Đối tác: Sông Đà Việt Đức