Ghi chú về Khớp Xương

Việt Y cổ truyền chữa trị các bệnh Xương Khớp
Lưu Hưng Linh

Từ những bài thuốc Dân Gian chữa bệnh về Xương – Khớp để tìm nguồn gốc về bệnh Xương - Khớp

Như mọi người đã biết, dân tộc Việt có một nền Y học uyên thâm đồ sộ thành Văn từ rất sớm nhưng đã bị giắc Tàu cướp mất trong suốt ngàn năm đô hộ nước việt ta. (Xem Phần phản biện Trung Y trong tác phẩm bàn về y học Dân gian nước Việt đăng tại trang Web này). Nhờ có “Văn hóa làng và truyền thống Họ, Tộc, người Việt vẫn bào tồn được nòi giống và cốt lõi văn hóa của riêng mình, trong đó Y học Dân tộc thuần Việt được bảo tồn nghiêm cẩm nhất. Bằng phương pháp truyền miệng liên tục nhiều đời và tránh viết những bí mật thành văn bản. Trong quá trình sưu tầm nghiên cứu ứng dụng các bài thuốc cổ truyền của tổ tiên ta để chữa bệnh chúng tôi đã nhiều lần bị thất bại vì quá sùng tín vào cái gọi là lý luận Đông y. Bài thuốc tưởng là cổ truyền lại là sự chắp nhặt tùy tiện, chữa không khỏi bệnh. Qua nhiều lần ứng dụng, chúng tôi đã rút ra được Bài học sau đây:

a. Coi trọng thực tiễn.

Căn cứ để phân biệt giữa Sai Lầm và Chân Lý là thực tiễn (Thực tiễn hiểu theo khía cạnh Triết học là kết tinh của thực tế; trong ngôn ngữ đời thường ta quen gọi là Kinh Nghiệm). Người ta thường nói: Tiêu chuẩn để nhận biết Chân lý là thực tiễn. Thức tiễn ở đây là các bài thuốc cổ truyền đã chữa khỏi bệnh Xương - Khớp mà Tây Y tỏ ra bất lực.

b. Khoa học.

Để tránh sai lầm con người đã biết nhận thức Thế giới bằng Khoa học. Vậy, Khoa học là gì? Khoa học là kinh nghiệm được tổ chức theo một trật tự logic. Những hình thức Tổ chức Kinh nghiệm đó được gọi là Công trình nghiên cứu Khoa học Ứng dụng. Xét về mặt giá trị Trí tuệ thì nghiên cứu ứng dụng những bài thuốc Cổ truyền để chữa bệnh dù có thành công thì vẫn thấp thua hơn Phát Minh khoa học vì so với Lịch sử tư tưởng Nhân loại nó không có yếu tố “Mới”. Nhưng với hoàn cảnh Việt nam, quá khứ văn hiến của Dân tộc ta đã bị kẻ thù ngoại xâm đánh cắp, tổ tiên của người Việt đã phải che dấu trí tuệ của mình bẵng những mật mã. Toàn bộ trí thức Y học thuần Việt ẩn chứa trong mật mà Bài thuộc cổ truyền. Vấn để trở nên phức tạp hơn khi người Tàu ở nhiều thời kỳ khác nhau đã mạo nhận những bài thuốc đó là của họ và được diễn giải với ngôn ngữ Trung y mù mờ rối rắm. Tuy nhiên, kẻ ăn cắp trí thức không bao giờ hiểu hết sản phẩm mà nó dùng mọi thủ đoạn đê hèn để cướp. Những bài thuốc chữa bệnh cổ truyền mang màu sắc Trung y chỉ có tác dụng nửa vời, không chữa lành bệnh được.

Khi bắt tay sưu tầm các bài thuốc cổ truyền thuần Việt để chữa bệnh Xương – Khớp chúng tôi đã tiến hành “kiểm chứng loại trừ” và “kiểm chứng cộng hưởng”, nghĩa là sử dụng kỹ thuật thống kê để sàng lọc các vị thuốc và tái cấu trúc các bài thuốc theo một chuỗi kiến thức khoa học hiện đại. Các vị thuốc được cấu trúc trong một bài thuốc phải hài hòa được tính chất phản ứng hóa học của chúng thông qua công năng Dược tính và phải mang tính Sinh học cao, nghĩa là dược tính Sinh học của thuốc phải phù hợp với Sinh lý của từng người bệnh, cơ thể phải tiếp thu được thuốc. Từ những bài thuốc cổ truyền, chúng tôi nhận ra, tổ tiên người Việt đã tìm ra nguyên nhân gây bệnh Xương – Khớp là do phản ứng của cơ thể với môi trường sống, hậu quả của nó là bị “Mất xương” thường được Tây Y gọi là “Loãng Xương”.

Khớp xương

Khớp xương là chỗ nối của hai hoặc nhiều mặt khớp với nhau: mặt khớp có thể là đầu xương, một dây chằng (mặt khớp dây chằng vòng quay), hay một đĩa khớp.

1.  Phân loại

Dựa vào mức độ vận động chia khớp làm 3  loại:

- Khớp bất động: khớp giữa các xương của vòm sọ .

- Khớp bán động: khớp mu, khớp giữa các thân đốt sống.

- Khớp động hay còn gọi là khớp hoạt dịch: khớp vai...

 Cấu tạo của khớp động

Một khớp động thường được cấu tạo các thành phần sau:

Khớp hoạt dịch


Khớp hoạt dịch

1. Sụn khớp
2. Ổ khớp
3. Bao hoạt dịch
4. Bao khớp

-  Mặt khớp: được phủ bởi sụn khớp.

-  Phương tiện nối khớp: bao khớp và dây chằng.

- Ổ khớp: giới hạn bởi các mặt khớp và bao khớp, có bao hoạt dịch lót mặt trong bao khớp. Trong ổ khớp có chất hoạt dịch. Vì vậy nên khớp động còn được gọi là khớp hoạt dịch.

Bề mặt của khớp được bao phủ bằng một lớp Sụn mỏng tiếp nối với xương ở phần dưới và chịu mọi sự cọ sát mỗi khi cử động. Sụn là một tổ chức “Kỳ diệu” không được tưới máu trực tiếp và được biệt hóa rất sớm trong quá trình phát triển phôi thai và sau đó được cốt hóa (trừ một vài chỗ như bề mặt các khớp và các “Cơ quan Sụn”, như khí quản, Tai, Mũi… nhưng phần lớn Sụn đều Canxi hóa đồng hành với tuổi đời của cơ thể sống).

Khoa học giải phầu kết hợp với khoa học phân tích Hóa - Sinh đã lý giải sự dẻo dai và tính đàn hồi kỳ diệu của các Sụn Khớp: Hoạt động của các tế bào tổng hợp cốt lưới của Sụn theo một chương trình cấu tạo sinh học bao gồm 3 typs Collagen là tuysII, IX và XI và có một lượng lớn chất Polyscharid (giàu Glucid) tham gia. Những đại phân tử này gồm một cột Protid mang các chuỗi Polysaccharid, các Glycosaminoglycan kết dính với nhau và bám vào một vòng Protein mang chúng trên những chuỗi rất dài Hyalurocan. Các chuỗi này nối chúng thành từng đám đại phân tử rất lớn có thể tích không cân đối với trọng lượng của chúng. Hiện tượng này là do điện tích âm mạnh của các chuỗi Plysaccharid. Hậu quả là có sự đẩy tích điện cũng như như sự thủy hợp mạnh. Những dám Polysaccharid lấp đày các kẽ của mạng lưới dày đặc hình thành giữa các tế bào bởi một lớp mỏng các sợ Collagen. Sự sắp  xếp đặt biệt của các sợi tương đối cứng vào một lưới Polysaccharid mềm, to và thủy hợp mạnh là nguồn gốc của các đặc tính bền vững, dẻo dai và đàn hồi của các Sụn Khớp. Yếu tố từ trường của dòng diện sinh học cấu trúc trong tổ hợp tế bào Sụn này đã làm cho kinh nghiệm dân gian gọi bệnh Xương – Khớp là căn bệnh của thời tiết có cơ sở khoa học hiện thực. (Tôi xin lưu ý các thầy chữa  theo Việt y cổ truyền chữa bệnh xương khớp phải nhớ đặc điểm này của Sụn Khớp)

Một đặc điểm quan trọng khác nữa của các tế bào Sụn Khớp cũng cần hết sức lưu ý đó là: Các khớp với các bề mặt Sụn được chứa trong một bao tạo thành bởi một lớp nền dày đặc kín các sợi Collagen. Bao này chứa chất hoạt dịch bôi trơn khớp rất giàu chất Hyalurocan. Tế bào Sụn là loại tế bào rất mỏng manh rất dễ biến đổi, nó lại ở trong một tổ chức không được tưới máu và được nuôi dưỡng theo con đường khuyêch tán của các mao mạch đi tới tận xương kế cận. Nó là loại tế bào rất khó nuôi cấy trong nghiên cứu khoa học Y học. Tế bào Sụn có chu ký thoái hóa nhanh, chỉ qua vài lần phân chia là biệt hóa thành nguyên bào Sợi. Khi cơ thể đã trưởng thành (từ 25 tuổi), các tế bào Sụn ít bị phân chia vì thế mà sự tái tạo mô rất khó khăn khi bị tổn thương.

Còn tiếp ...

_Việt Y Cổ Truyền_
"Nhận chữa các bệnh nan y, mãn tính bằng thuốc cổ truyền thuần việt"

Đối tác: Ngân hàng Agribank
Đối tác: Ngân hàng BIDV
Đối tác: Ngân hàng Vietinbank
Đối tác: Công ty thiết kế web ADC
Đối tác: Sông Đà Việt Đức