Giới thiệu chung

1. Theo dõi sức khỏe trẻ con bằng kinh nghiệm của Việt y cổ truyền.

Trẻ con dưới ba tuổi không biết nói về tình trạng sức khỏe của mình, khi  phát bệnh chúng chỉ biết khóc thôi. Nếu thấy trẻ khóc bất thường thì xem ngay ba bậc chỉ tay còn gọi là “Hổ khẩu” để biết trẻ có mắc bệnh hay không và mắc bệnh thì mức độ nặng nhẹ như thế nào.

Cách xem chỉ tay ở ngón trỏ (nam tay phải nữ tay trái). Đốt thứ nhất (từ lòng bàn tay ra) gọi là “phong quan”; đốt thứ hai gọi là “khí quan”; đốt thứ ba gọi là “mệnh quan”. Chỉ tay là một nét mờ: màu tía là nhiệt, đỏ là hàn, xanh là kinh phong, trắng là cam tích, đen là trúng độc, vàng là tỳ vị yếu. Nếu chỉ tay mới hiện ở đốt “phong quan” là bệnh còn nhẹ, ở đốt khí quan là bệnh đã nặng, ở mệnh quan là bệnh rất khó chữa.

Các bà mẹ cần nắm vững cách xem chỉ tay để kịp thời đưa con đến thầy thuốc chuyên khoa Nhi, không tự ý dùng thuốc theo hướng dẫn sơ sài.Tất cả các bệnh cấp tính của trẻ con đều phải đưa đến Khoa Nhi ở Bệnh viện tối thiểu là tuyến Huyện, không được chữa bệnh tại nhà. 

2. Những căn bệnh ở trẻ con phải chữa lâu dài vì Tây y chưa có thuốc đặc hiệu chữa trị các bệnh này. Những bệnh chưa lầu dài  thường được thầy thuốc đến chữa bệnh tại nhà.  

2.1. Các chứng Cam tích:

Nguồn gốc phát sinh bệnh này, theo Tuệ Tĩnh: “các bà mẹ quá nuông chiều con, hay cho ăn các thứ ngọt, béo, sống lạnh, ăn uống không chừng, bú mớm không giờ giấc, hoặc do bẩm sinh yếu ớt, khí huyết không đầy đủ đều có thể sinh ra. Mười lăm tuổi trở lại gọi là “Cam”, mười lăm tuổi về sau gọi là “Lao”. Bệnh trạng thì thân thể gầy mòn, sức lực kém, hơi thở đoản, bụng to, gân nổi, da dẻ lở chốc hoắc đi ngoài khi lỏng khi chặt, đi đái khi đỏ khi đục, hoặc mình nóng chân tay lạnh, ăn uống giảm sút đó là bệnh “Cam”. Phép chữa nên lấy bổ ích làm chủ.

Việt y cổ truyền ghi nhận có 12 chứng “Cam” ở trẻ con từ 3 tuổi đến 15 tuổi được liệt kê dười đây.

2.1.1. Cam Lỵ: phân nhiều màu sắc xanh trắng,miệng khô. Phiền nóng, tóc se, dao khô, mắt nhíu lại, mặt vàng, chân tay rũ mỏi, mũi đỏ, lỗ đít trống rỗng, phân tự trôi ra.
2.1.2. Cam Tích trệ: Bụng to, mặt Vàng.
2.1.3.  Cam Mắt (con gọi là quáng gà): Mắt mờ, sẩm tối không trong thấy gì.
2.1.4. Cam thũng: Toàn thân tích nước, mặt bủng da trì.
2.1.5. Cam độc:  Tai điếc, âm hộ hay âm hành sưng tấy
2.1.6. Cam Lạnh: Bụng ỏng, mặt tái xanh
2.1.7. Cam tích hư nhược: Hư nhược, vẹo cột sống
2.1.8. Cam suy: Gầy dơ xương, đầu chốc lở.
2.1.9. Cam Lỵ đa màu : Đại tiện khó nhọc, phân có nhiều màu sắc.
2.1.10. Cam Trướng: Cơ thể gầy còm, bụng trướng, mắt vàng
2.1.11. Cam do dun sán. 

- Cam do dun kim
- Cam do Dun Đũa
- Cam do dun móc
- Cam do sán lá 

2.1.12.  Cam Tích Đa chứng: Bụng nối gân xanh, môi miệng xanh đen, tả lỵ xen kẽ, phân có 5 sắc.

Tất cả chứng Cam cần được thăm khám cụ thể và có thuốc đặc hiệu. Không có loại thuốc Cam dùng chung cho tất cả các chứng bệnh. 

3. Bệnh Suyễn ở tẻ con
3.1. Đờm tắc trong họng lên cơn hen         
3.2. Đờm nhiệt sinh hen, kinh sợ hồi hộp.
3.3. Nhiều đờm dãi
3.4. Thở gấp

Hen suyễn là chứng bệnh vừa cấp diễn vừa trường diễn, càn phải thăm khám cụ thể để có thuốc trị đặc hiệu cho từng cá thể.

4. Bệnh ho ở trẻ con 
4.1. Ho dữ dội
4.2. Ho kèm thở gấp
4.3. Ho ra máu hoặc lẫn mủ
4.4. Ho hen khò khè.

Cần thăm khám cá thể để có thuốc trị đặc hiệu, không cấp thuốc khi chưa thăm khám.

5. Bệnh Chạm Vía 

Chạm vía là căn bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh.
Nguyên nhân chính của bệnh là do trẻ tiếp xúc với người lạ đang từ môi trương khác lạ với môi trường mà bé đang sống. Người lạ đến từ môi trường nóng quá hoặc lạnh quá, độ ẩm cao quá. Người lạ có thể vừa uống rượu say, hút thuốc lad hoặc tim trích ma túy, những thải ra qua mồ hôi đã xâm hại môi tường của bế làm cho bé bị sốc (Sốc môi trường). Cách chữa: Giải độc môi trường cho bé.
Thuốc đặc trị: Bạch cương tăm 7 con, bỏ mõm, chân sao vàng nghiền nhỏ uống vớ sữa mẹ là yên ngay.  

6. Bệnh ở lưỡi

Lưỡi trẻ con thường mắc 4 chứng bệnh 

6.1. Mộc thiệt: lưỡi sưng cứng như gỗ, không uốn được.
6.2. Lộng thiệt: Lưỡi luôn luôn thè ra thụt vào
6.3. Trùng thiệt: Dưới lưỡi mọc ra một cục thịt giống như một cái lưỡi nhỏ
6.4. Thai nhiệt : Lượi mọc ra một lớp mụn trắng.
Trẻ con mắc các chứng này cần được thầy chữa thăm khám để xem thực trạng bệnh để cho thuốc

7. Bênh cam tẩu mã (Viêm miệng hoại tử)

Từ điến bách khoa toàn thư Việt nam viết

CAM TẨU MÃ: viêm miệng hoại thư, bắt đầu ở lợi hoặc ở má, lan rất nhanh ra má, môi, hoại tử phần mềm làm thủng má, môi, mũi, sau đó làm hoại tử xương, răng lung lay rụng dần, có mùi hôi thối. Vi khuẩn gây bệnh chủ yếu là Fusobacteria và xoắn khuẩn. Gặp ở trẻ em có thể trạng rất suy kiệt, thường gặp sau khi bị sởi, thương hàn hoặc một bệnh nhiễm khuẩn nặng khác. Thể trạng chung rất kém, nhiệt độ cơ thể tăng. Bệnh rất nặng nhưng trẻ không cảm thấy đau. Cần điều trị kịp thời: dùng kháng sinh liều cao, huyết thanh chống hoại thư, nâng cao thể trạng, chăm sóc tại chỗ; cắt lọc và tạo hình, vv. Phòng bệnh: trước hết cần quan tâm đến trẻ ốm yếu, suy dinh dưỡng, mắc bệnh nhiễm khuẩn, đặc biệt là bệnh sởi. Phát hiện sớm các vết loét màu đen, thối ở lợi má. Trong y học cổ truyền, CTM có tên đầy đủ là nha CTM (cam răng); còn gọi là tị cam (cam mũi), thuần cam (cam môi), thiệt cam (cam lưỡi), hầu cam (cam họng). Nguyên nhân thường do nhiệt độc ở hai kinh can vị.”
Việt y cổ truyền cho rằng Hội chứng Cam Tẩu mã là  do Kinh Dương có nhiệt mà sinh ra.Bệnh thuộc thể cấp nên đến Bệnh Viện chữa trị. Nếu điều trị bằng kháng sinh không khỏi thì chữa trị bằng kinh nghiệm cổ truyền của Việt y. Việt y luận trị bệnh như sau.

Bệnh nhân thường là trẻ bị suy dinh dưỡng cơ thể suy kiệt tạo điều kiện cho vi khuẩn Fusobacteria  phát triển tạo mối trường cho Xoán khuẩn hoạt động. Độc tố của vi khuẩn Fusobacteria làm tê liệt thần kinh vùng mặt nên Xoán khuẩn gây hoại thư mà bệnh nhân không đau. Chính vì không có cảm giác đau nên người lớn không chú ý chạy chữa, khi phát hiện ra bệnh thì quá muộn, tốc độ hoại thư do xoán khuấn gây ra  rất nhanh ngựa chạy, nên gọi là tẩu mã.

Triệu chứng chung của bệnh là chân răng thối lở, chảy nước dãi, sưng quai hàm.  Diến Bệnh thường ở các cấp độ sau:

7.1. Bệnh mới phát: Sưng lợi, chân răng đau nhức
7.2. Giai đoạn hai: Chân răng chảy máu không ngớt
7.3. Giai đoạn Ba: Trùng ăn sứt cả mội miệng
7.4.Trùng ăn thấu xương, thủng má thối nát, chảy máu.
7.5. Trùng gặm nát xương quai hàm, rụng răng và có thể tử vong.

Liệu trình điều trị của Viêt y theo cấp độ bệnh như sao:

Nếu bênh mới chỉ ở giai đoạn 7.1: Lá thông 100 gam; Muối ăn 30gam, rượu 60 độ cồn; nước lã 0,4 lít. Đun sôi  còn 0,2 lít. Cho bệnh nhân ngậm khi còn nóng 30oC trong 10 phút lại  nhổ ra ngậm tiếp như lần đầu hết thuốc thì nghỉ hai tiếng sau lãi tiếp tục liệu trình thứ hai. Điều trị liên tục 3 ngày thì khỏi.

Nếu bắt đầu điều trị bệnh ở Giai đoạn 7.2: Lá tre nấu nước đậm đặc ngậm nóng như cách điều trị ở giai đoạn Một. Ba ngày sẽ khỏi bệnh.

Nếu bắt đầu điều trị ở giai đoạn 7.3. : Dế Dũi 1con lấy màng trắng trứng gà bọc lại nhét vào mồm con cóc vàng còn sống bọc kỹ, lấy đất sét bao kín lại đêm nung trong bếp trấu khi đất đã thành gạch đỏ đạp ra lấy sản phẩm nghiền mịn bội vào vết thương, 5 ngày là khỏi. Độc tố ở nhựa cóc và Dế Dũi đã bị nhiệt trung hòa nên không còn hại cho cơ thể người.

Nếu bắt đầu chữ từ giai đoạn 7.4 : Cóc Vàng một con bộc đất xét nung thành gạch, đập ra lấy sản phầm nghiền nhỏ trộn với 10 gam bột Hoàng liên, Thanh Đại 4gam, Xạ hương 1 gam. Các vị trộn đều bôi vào vết thương, 6 ngày là khỏi.

Nếu bắt đầu điều trị ở gia đoạn 5 : Thanh đại, Ngũ bội tử, Hoàng bá, Phèn chua phi cho chín. Các vị bằng nhau tán bột. Trước khi sức thuốc súc miệng bằng nước muối rồi bối thuốc vào, khoảng ba tiếng sau lại bối thuốc của liệu trình 4. Điều trị 12 ngày là khỏi.

Qua trình điều trị cần nuôi bệnh nhân bằng thức ăn bổ dưỡng để năng cao thể lực. Món ăn bổ dưỡng cho trẻ bị Cam tẩu mã là sữa chua và thịt đùi của cóc vàng nướng chín.

Danh mục bệnh trẻ con nhận chữa còn nữa …

_Việt Y Cổ Truyền_
 "Nhận chữa các bệnh nan y, mãn tính bằng thuốc cổ truyền thuần việt"

Đối tác: Ngân hàng Agribank
Đối tác: Ngân hàng BIDV
Đối tác: Ngân hàng Vietinbank
Đối tác: Công ty thiết kế web ADC
Đối tác: Sông Đà Việt Đức