Luận trị bệnh tiểu đường

Việt y cổ truyền
Luận trị bệnh: Đái tháo đường

Những triệu chứng của bệnh

1. Đi tiểu nhiều lần, lượng nước tiểu do cơ thể thải ra tới 3 - 4 lít một ngày, trong nước tiểu có hàm lượng đường cao hơn chỉ số bình thường. Xét nghiệm máu sau lúc ăn 8 giờ qua hai lần đo đều cho kết quả trên 126 mg/dL (người bình thường lượng đường huyết là 99 mg/dL, từ 100 - 125 mg/dL là tiền tiểu đường).

2. Khát nước khác thường nên uống nước rất nhiều. Hai triệu chứng đi tiểu nhiều lần, nhất là vào ban đêm và khát nước khác thường luôn đi liền nhau.

3. Luôn cảm thấy đói

4. Giảm cân rất nhanh

5. Da bị khô

6. Cảm giác mệt mỏi và khó chịu.

7. Ngứa ra người, thường bị tê đầu chi tay hoặc chân.

Những triệu chứng nói trên không được khắc phục sẽ gây nên những biến chứng sau:

1. Nhiễm khuẩn khi bị xây xát, xuất hiện nấm men.

2. Dễ bị lao phổi.

3. Xơ cứng mạch máu, huyết áp tăng, xơ cứng mạch vành, viêm động mạch, nhồi máu cơ tim, xuất huyết não.

4. Viêm võng mạc, Viêm thị thần kinh, Viêm giác mạc, Chắp mắt, Đục thủy tinh thể

5. Phản xạ gân xương giảm.

6. Liệt một chi, Liệt nửa người, Liệt khu vực.

7. Rối loạn thần kinh thực vật, ra mồ hôi nhiều.

8. Liệt dương.

9. Gan to, cứng và chắc. Chức năng gan giảm.

10. Viêm túi mật.

11. Tổn thương Thận dẫn suy Thận.

Tây y cho rằng nguồn gốc của bệnh là do rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao; trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước. Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo. Tây y tầm soát bệnh rất kĩ nhưng chưa xác định nguồn cội sinh bệnh tiểu đường. Khoảng mười năm gần đây Hội Đái tháo đường Boston Hoa kì đưa ra tiêu chuẩn mới để nhận diện bệnh. Tiêu chuẩn đó là:

1. Xét nghiệm đường huyết lúc đói >= 126 mg/dL (sau 8h không ăn).

2. Một  mẫu đường huyết bất kỳ >= 200 mg/dL + triệu chứng tăng đường huyết.

3. Đường huyết 2h sau uống 75g glucose >= 200mg/dL.

Những tiêu chuẩn này đã được WHO công nhận vào năm 1998 và được Tây y ứng dụng để tầm soát bệnh “Đái tháo đường” và cho rằng bệnh tiểu đường là do “rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hooc môn Insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao”( từ điến Wikida tiếng Việt). Cần thẩm định cách luận trị bệnh của Tây y qua kiến thức khoa học Hóa - Sinh - Y.
Khoa học Hóa – Sinh - Y nói rằng: “Trong cơ thể bình thường chuyển hóa gluxit luôn được điều hòa theo nhu cầu của cơ thể, thể hiện quan trọng và rõ rệt nhất là sự điều hòa đường huyết". Bình thường đường huyết: 0,8 – 1,2 g/l

Đường huyết luôn ổn định là nhờ sự cân bằng giữa 2 nguồn:

- Bổ xung, cung cấp glucoz vào máu. Nguồn gluxit ngoại sinh là thức ăn (tiêu hóa), nguồn nội sinh là do glycogen phân và tân tạo glucoz ở khoảng hai bữa ăn.

- Sử dụng glucoz ở các tổ chức, quan trọng nhất là mô cơ, mô mỡ và mô thần kinh. Và sinh tổng hợp glycogen dự trữ ở tất cả các  tổ chức (gan, cơ nhiều nhất).

Glucoz liên tục được lọc qua quản cầu thận và được tái hấp thụ hoàn toàn qua ống thận. khi lượng glucoz máu vượt quá ngưỡng thận (180 mg%) thì glucoz được thải qua nước tiểu (đái đường).

Cơ chế điều hòa đường huyết

- Gan đóng vai trò rất quan trọng trong điều hòa đường huyết nhờ chức năng glycogen của Gan.

- Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến đường huyết và các yếu tố đó tác động trước hết đến chức năng glycogen của Gan và chuyển hóa glucit ở các mô khác. Hệ thống nội tiết điều hòa chính xác và nhanh chóng qua hệ thần kinh trung ương, gồm hai hệ đối lập nhau:

- Làm giảm đường huyết: hooc môn Insulin (và một phần Prostaglandin).

- Làm tăng đường huyết: Các hoocmon Adrenalin, Glucagon, Thyroxin và Glucoccrticoit. Biểu hiện tăng đường huyết có thể do thiếu Insulin hay thừa các hooc môn (có chức năng) làm tăng đường huyết (thường được gọi là cường năng các tuyến), giảm đường huyết có thể do thừa Insulin hay thiểu năng các tuyến… (Đỗ Đình Hồ: Bài giảng Hóa - Sinh –Y học, Đại học Y - Dược thành phố Hồ Chí Minh, tr.201-202)

Sự mô tả của khoa học Hóa – Sinh - Y học về  Điểu hòa chuyển hóa Glucit cho thấy tác nhân gây tăng hàm lượng đường trong máu không chỉ có một nguyên nhân là vắng thiếu hooc môn Insulin mà còn do nhiều nguyên nhân khác. Chính vì lẽ đó mà trước khi đưa ra liệu pháp điều trị thì Tây y luôn phải làm cái gọi là “Các nghiệm pháp động học” nhằm thăm dò khả năng đáp ứng của các hệ thống điều chỉnh đường huyết. Làm các nghiệm pháp thăm dò này rất tốn kém vì phải làm hằng ngày mới phản ánh đúng và đủ các phản ứng của hệ thống điều chỉnh đường huyết. Chỉ chỉ cần ẩu thả một ngày không làm liệu pháp thăm dò sẽ dẫn tới sai lạc chết người. Cho đến giờ phút này Tây y vẫn xếp bệnh tiểu đường vào loại bệnh khó chữa và đưa nó vào danh sách Bệnh mãn tính.

Biện pháp chữa trị của Tây y là  dùng hocmon Insulin lấy từ tuyến tụy Bò, Cừu gần đây dùng cả loại Insulin lấy từ tuyến tụy của Người rồi tiêm vào đường tĩnh mạch. Liệu pháp này thường gây ra phản ứng phụ ngoài ý muốn, như: hạ quá nhanh hàm lượng Glucose trong máu, dị ứng, rối loạn tiêu hóa, tan máu, mất bạch cầu hạt… Người bệnh có thể chết vì những phản ứng phụ này trước khi chết vì đái tháo đường.

Người Việt cổ biết đến căn bệnh quái ác này từ rất sớm và gọi nó dưới cái tên “Tiêu khát”. Cuối thế kỉ thứ 14 Tuệ Tĩnh đã viết về căn bệnh này như sau: “Tiêu khát là chứng trên thì muốn uống nước, dưới thì ngày đêm đi rất nhiều, và do dâm dục quá độ, trà rượu không chừng, hoặc ăn nhiều đồ xào nướng, hoặc thường uống thuốc bằng kim thạch làm cho khô kiệt chất nước trong thành, khí nóng trong tim cháy rực, tam tiêu nung nấu, ngũ tạng khô ráo, từ đó sinh ra chứng tiêu khát. Nhưng bệnh phân ra tam tiêu khác nhau, bệnh ở thượng tiêu là phổi, uống nhiều ăn ít; đại tiểu tiện như thường, dó là tâm hỏa nung nấu phế kim mà sinh ra khát; bệnh ở trung tiêu là dạ dày, ăn nhiều uống nhiều mà tiểu tiện vàng đỏ, đấy là vì dạ dày huyết nhiệt đồ ăn mau tiêu chóng đói, trong huyết có hỏa nung thì chất nước khô ráo mà sinh ra khát; Bệnh ờ hạ tiêu là thận, tiểu tiện dục đặc như cao, phiền khát uống nhiều nước, đàn dần vành tai đen xám, tiểu tiện đi luôn. Nếu còn ăn được tất sẽ phát ung thư và ghẻ lở ở lưng, nếu không ăn được thì bệnh sẽ truyền vào trong bụng mà đầy trướng. Phép chữa phải phân biệt từng bệnh mà chọn phương thức” (Tuệ Tĩnh toàn tập, tr. 159-160).

Người xưa chưa tường về cơ thể học nên không biết đến các tuyến nội tiết, nhưng bằng thực tế chữa bệnh ông bà ta đã mơ hồ nhận ra có những lực tác động trong cơ thể nằm ngoài “Lục phủ ngũ tạng”, cổ nhân gọi là Tam Tiêu. Người Việt cổ cho rằng: Tam tiêu không có hình thể riêng biệt, chỉ là một đường khí đạo vô hình để dẫn thủy đạo (dòng nước) cho toàn thân. Tam tiêu có Thượng tiêu, Trung tiêu và Hạ tiêu. Thượng tiêu ở trên vị quản chỉ có việc thu vào mà không dẫn ra. Trung tiêu ở giữa vị quản chủ về việc làm chín nát thức ăn. Hạ tiêu ở đầu cuống trên của Bàng quang chỉ có việc tiết ra mà không thu vào. Tóm lại Thượng tiêu chủ về dẫn khí; Trung tiêu chủ về tiêu thực. Hạ tiêu chủ về lợi tiểu. Kinh nghiệm cổ truyền coi bệnh đái tháo đường là bệnh ở Tam tiêu và có vị thuốc Chủ là Thiên hoa Phấn để trị bệnh này.

Những kiến thức cổ xưa cách ngày nay hơn 600 năm về bệnh Tiêu khát nếu đem đối chiếu với khoa học Hóa – Sinh - Y hiện đại chúng ta vô cùng ngạc nhiên về trí tuệ  Y Việt cổ xưa; tuy còn rất thô sơ nhưng có giá trị y học rất lớn, vì nó được đúc kết từ thực tiễn chữa bệnh nhiều đời. Những người hành nghề Việt y cổ truyền thời nay được trang bị kiến thức khoa học hiện đại coi những kinh nghiệm cổ truyền  là một chỉ dẫn quan trọng để luận trị bệnh mà Tây y chưa có. Các vị thuốc cùng những bài thuốc cổ truyền cần được tiếp thu và dùng kiến thức khoa học hiện đại ở lĩnh vực Hóa - Dược để cải tiến nâng cao. Trên tinh thần đó Việt y cổ truyền luận trị bệnh “Đái tháo đường” bằng ngôn ngữ y học hiện đại như sau:

“Đái tháo đường” là hậu quả tổng hợp của quá trình diễn bệnh  tăng đường huyết làm thương tổn toàn bộ “Tứ diện hiện sinh”,  gây ra hàng loạt bệnh trong lục phủ ngũ tạng và Tam tiêu ở cơ thể người bệnh. Rối loạn chuyển hóa cacbohydrat do thiếu hụt Hooc môn Insulin chỉ là dấu hiệu biểu kiến của bệnh. Nguồn gốc sâu xa của bệnh phức tạp hơn nhiều. Một câu hỏi đơn giản là vì sao mà hooc môn Insulin lại thiếu hụt? Trả lời được câu hỏi này là tìm được nguồn gốc của bệnh.

Đối chiếu với bốn khâu sinh lí trọng yếu của con người là: Ăn, Ngủ, Làm tình và Bài tiết kết hợp với lời luận trị bệnh Tiêu khát của Tuệ Tĩnh thì cội nguồn khởi phát bệnh “Đái tháo đường” thuộc về lối sống không tuân thủ khoa học vệ sinh dinh dưỡng biểu hiện qua mấy mặt sau đây:

1. Khẩu phần ăn uống thường xuyên thiếu hụt axit amin thiết yếu đối với người nghèo và quá dư thừa axit amin đối với người giàu gây ra hội chứng suy dinh dưỡng âm tính ở người nghèo và suy dinh dưỡng dương tính (siêu dinh dưỡng) ở người giàu (trẻ con béo phì thường mắc bệnh tiểu đường loại 1)

Từ việc khủng khoảng thiếu và thừa axit amin trong khẩu phần ăn hằng ngày kéo dài đã làm cho cơ chế điều hòa đường huyết bị rối loạn. Chức năng Glycogen của Gan bị tổn thương, vì thiếu vắng protein có giá trị sinh học đầy đủ. (Protein có giá trị sinh học đầy đủ khi các axit amin thiết yếu có mặt đầy đủ trong trong protein). Thiếu vắng Protein có giá trị sinh học đầy đủ đã làm cho chất lượng các hooc môn tiết ra từ hệ thống hệ  nội tiết không đạt chuẩn. Ví dụ: Hooc môn Insulin có bản chất là Polypeptit chứa tới 51 axit amin, chỉ cần  một axit amin ở sai vị trí cấu tạo thì công năng của Hooc môn giảm hẳn hoặc vô hiệu.

2. Lao lực quá độ: người lao động trí óc mắc bệnh Đái tháo đường thường tư duy phức tạp cường độ cao không biết đến điểm dừng nghỉ dưỡng sinh học và luôn dùng các chất kích thích thần kinh có nồng độ cao: Cà phê, trà xanh đậm đặc, hút thuốc lá thường xuyên, uống rượu có nồng độ cồn cao. Người lao động chân tay phải làm các công việc nặng nhọc trong môi trường thiếu vệ sinh. Thường xuyên uống rượu có nồng độ cồn cao, hút nhiều loại thuốc lá rẻ tiền có nồng độ nicotin rất cao.

Hậu quả của việc lao lực quá ngưỡng gắng sức cộng với ăn uống không hợp vệ sinh dinh dưỡng đã làm rối nhiễu chu trình sinh học hằng định như: phá vỡ nhịp thức/ngủ, kích thích các tuyễn nội tiết hoạt động quá tải, thất thường dẫn tới rối loạn nhịp tiết hooc môn điều hòa đường huyết: làm tằng hàm lượng đường trong máu đột ngột và cũng đột ngột làm giảm lượng đường trong máu lưu thông gây nên những căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Nếu được cấp cứu kịp thời thì những cơn nguy kịch qua đi nhưng để lại hậu quả rất nặng nề.

Lượng đường trong máu tăng đột ngột rất dễ đẫn đến máu bị ngộ độc, như xuất hiện hiện tượng “Toan XêTôn”. Nhiễm toan - xêtôn đái tháo đường thường xảy ra ở những bệnh nhân đái tháo đường loại 1. Biến chứng nhiễm toan - xêtôn là dấu hiệu khởi đầu của bệnh đái tháo đường ở trẻ con hoặc người bệnh còn trẻ và mọi lứa tuổi. Người nhiễm toan - xêton phổ biến là người đang bị chứng tiểu đường loại 2 lại uống rượu tới mức bị ngộ độc (say rượu), hoặc mới bị thương do tai nạn, nhồi máu cơ tim,  tai biến mạch máu não, có thai, tiêu chảy - ói mửa …

Nhiễm toan - xêtôn đái tháo đường là do thiếu insuline khiến tế bào không thể xử dụng glucose, để tạo năng lượng cần thiết cho hoạt động của cơ thể, tế bào biến dưỡng chất mỡ và cơ của cơ thể để cung cấp năng lượng thay thế. Sự ly giải chất mỡ đã xuất hiện nhiều axít mỡ và glycerol. Biến dưỡng cơ đã sản sinh các axít amin mới.

Vắng thiếu insuline cũng gây tăng sản xuất glucagon.

Glucagon kích thích sự biến đổi các axít mỡ thành ketoaxít như acetoacetic acid và β-hydroxybutyric acid. Những axít hữu cơ mạnh này là chất xúc tác suốt quá trình nhiễm toan xêtôn trong cơ thể. Một phần acetoacetic acid bị biến dưỡng trở thành a xêton tích tụ trong máu và thải ra qua hơi thở (mùi táo xanh).

Glucagon cũng kích thích glycerol và các axít aminés tham gia vào quá trình sản xuất đường glucose từ chất mỡ và chất đạm biến chứng toan xêtôn là rất cao có thể đe doạ sự sinh tồn của bệnh nhân. Nhiễm toan xeton phải được cấp cứu ở bệnh viện có thầy thuốc chuyên khoa lành nghề và phương tiện y tế hiện đại

Hiện tượng hạ đường huyết

Trong cơ thể người mắc chứng Đái tháo đường cũng thường diễn ra hiện tượng hàm lượng đường  trong máu đang từ rất cao đột ngột hạ xuống thấp quá mức bình thường vì dùng thuốc hạ đường huyết quá liều hoặc không đúng cách. Cả thầy chữa và bệnh nhân chỉ nghĩ đến tình trạng đường huyết tăng cao và tìm mọi biện pháp để hạ chỉ số đường máu xuống mà quên rằng đường máu xuống thấp quá mức bình thường là rất nguy hiểm, thậm chí nguy hiểm hơn cả khi tăng đường huyết, có thể gây tử vong nhanh chóng vì Não bị cắt nguồn cung glucose đột ngột.

Não sử dụng glucose như một nguồn năng lượng chính. Một phần nhỏ glucose được lấy từ glycogen chứa trong các tế bào hình sao nhưng lượng glycogen này chỉ đủ dùng trong vài phút. Phần lớn glucose được lấy từ máu và khi lượng đường trong máu giảm sẽ gây các triệu chứng về thần kinh. Theo hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), Lượng đường máu an toàn lúc đói là 90 - 130mg/dl (5,0- 7,2mmol/l), Sau bữa ăn 1 - 2 giờ: nhỏ hơn 180mg/dl (10mmol/l), trước lúc đi ngủ vào khoảng: 110 -150mg/dl (6,0 - 8,3mmol/l). Các triệu chứng thần kinh xuất hiện khi lượng đường trong máu xuống dưới 3,6 mmol/L (65 mg/dL) và khi lượng đường máu xuống dưới 0.55 mmol/L (10 mg/dL) thì các nơ ron thần kinh mất hoạt động điện học và bệnh nhân nhanh chóng đi vào hôn mê. Khi đường máu xuống thấp dưới ngưỡng, cơ thể tăng sản xuất các hoóc môn làm tăng đường huyết như adrenaline, glucargon theo cơ chế tự bảo vệ. Sự gia tăng các hóc môn này gây nên các triệu chứng kinh điển của hạ đường huyết như cảm giác cồn cào, mạch nhanh, da tái lạnh, bủn rủn chân tay...

Hạ đường huyết là một biến chứng hay gặp ở các bệnh nhân đái tháo đường đang được điều trị bằng thuốc uống hoặc insulin tiêm. Các yếu tố nguy cơ bao gồm: Dùng liều thuốc hạ đường huyết quá cao, quá lâu; Bệnh nhân  kiêng khem quá mức; các yếu tố làm bệnh nhân bỏ ăn (mà vẫn dùng thuốc) như cúm, nhiễm khuẩn...; do uống quá nhiều rượu, nhất là uống rượu mà không ăn gì; dùng liều insulin chưa thích hợp.

Trên thực tế tình trạng hạ đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường thường xảy ra khi bệnh nhân đang ở nhà, hoặc đang đi xa, khi đang ngủ, không được người thân phát hiện để đưa đi cấp cứu kịp thời, thường dẫn đến biến chứng nặng nề như hôn mê, tử vong do hôn mê quá giai đoạn, suy hô hấp quá nặng do sặc phổi (dịch vị, thức ăn, dịch hầu họng, cá biệt có trường hợp do răng giả gây bít tắc đường hô hấp hôn mê). Nguy hiểm hơn là tình trạng hạ đường huyết xảy ra khi người bệnh đang lao động hoặc đang điều khiển các phương tiện giao thông nên rất dễ gây tai nạn.

- Biểu hiện hạ  đường huyết  ở bệnh nhân đái tháo đường: Khởi đầu, người bệnh cảm thấy mệt, chân tay bủn rủn, vã mồ hôi lạnh, cảm giác cồn cào trong ruột, mạch nhanh, huyết áp tăng nhẹ, tim đập nhanh. Nặng hơn, bắt đầu xuất hiện những cơn co giật và đi vào hôn mê ở các mức độ khác nhau. Khi bệnh nhân hôn mê, các phản xạ nuốt và ho sặc rất kém hoặc mất dẫn đến tình trạng sặc dịch hầu họng, dịch vị, thức ăn... vào phổi gây viêm phổi suy hô hấp nặng, có trường hợp tử vong. Ngay cả khi đã được điều trị tích cực, các di chứng thần kinh sau hôn mê hoặc do thiếu o xy não quá lâu cũng thường gặp như chóng mặt, đau đầu, suy giảm trí nhớ, mất tập trung, các cơn co giật kiểu động kinh thậm chí tổn thương não quá nặng nề khiến cho bệnh nhân tuy được cứu sống nhưng phải sống kiểu thực vật, không còn chất lượng cuộc sống.

3. Đường huyết cao làm hỏng chu trình lọc nước tiểu của Thận.

Thận là một cơ quan đôi giữ chức phận chủ lực bài tiết ra khỏi cơ thể những sản phẩm chuyển hoá cuối cùng và duy trì sự hăng định của máu. Trọng lượng của hai quả thận chỉ chiếm 0,5% trọng lượng toàn cơ thể nhưng Thận tiêu dùng tới 10% trong  tổng số ô xy cơ thể tiêu dùng. Nhu cầu năng lượng trên một đơn vị trọng lượng ở thận lớn hơn bất kỳ một cơ quan nào khác của cơ thể. Phải ăn nhiều như vậy thận mới đảm đương được công việc rất nặng nhọc. Khi tạo thành nước tiểu, thận thực hiện một công rất lớn để chống lại sức thẩm thấu, vì nồng độ của những chất có hoạt động thẩm thấu  trong nước tiểu thường vượt rất xa nồng độ các chất đó có trong huyết tương. Ví dụ; Lượng u rê trong huyết tương người thường không vượt quá 0,4%, trong nước tiểu luôn cao hơn 2%; Natriclorua  trong máu khoảng 0,6%, trong nước tiểu trên 1%. Trong 24 giờ hơn 1.000 lít máu chảy qua những mao mạch máu của thận người. Máu không chỉ cung cấp dưỡng chất và oxygen cho thận mà còn lấy đi từ thận một số chất là sản phẩm chuyển hoá của mô. Ngoài chức năng bài tiết, thận còn tham gia vào sự tổng hợp Creatin, tạo thành Histamin.

Các mạch máu của thận có liên quan chặt chẽ đến phần đầu của ống dẫn nước tiểu. Những ống này tận cùng bằng những chỗ phình. Năm 1942, Baoman đã mô tả chỗ phình đó là một nang. Trong mỗi nang có một  mạch  máu tạo thành một cuộn mạch máu đac biệt trong xoang nang. Mỗi một nang cùng với cuộn mạch máu đặc biệt đó tạo thành thể Malpighi. Số lượng các thể Malpighi trong thận rất nhiều.

Chu trình lọc nước tiểu bắt đầu diễn ra trong các thể Malpighi bằng cách thấm qua thành các mao mạch dịch siêu lọc của máu, tức là phần chất lỏng của máu không có protit (thường gọi là lọc nước tiểu ban  đầu). Ở người trưởng thành hai quả thận tiếp nhận 1 lít máu trong 1 phút; cũng thời gian như thế ở cầu thận tạo thành 125ml dịch siêu lọc, tức là 180 lít trong 24 giờ. Số lượng dung dịch siêu lọc trong 24 giờ vượt hơn 3 lần lượng chất lỏng toàn phần trong cơ thể. Và như thế tất yếu nước tiểu ban đầu phần lớn đều phải qua xoang của nang Baoman trong ống thận để về phía các ống góp trả lại cho máu hơn 90% nước cùng các chất hoà tan như: đường, muối, aminoaxit. Sau khi máu đã tái hấp thu các chất nói trên ở nước tiểu ban đầu trong ống thận, phần còn lại được đổ vào ống góp, đài thận, bể thận, ở những nơi này những phần của các chất còn lại chủ yếu là u rê, creatinin, axit uric… không được hấp thụ và cuối cùng theo đường niệu quản được đẩy xuống bàng quang.

Hoạt động của các cơ quan lọc nước tiểu do hệ thống thần kinh Trung Ương điều khiển. Do đó khi bị kích thích vì đau đớn, buồn phiền thì vô liệu vì quá trình tạo thành nước tiểu bị ức chế; ngược lại khi quá sợ hãi thì cơ chế tạo nước tiểu bị hưng phấn, nước tiểu tăng đột ngột, dẫn đến hiện tượng “sợ vãi đái ra quần”.

Chức phận sinh học của thận kỳ diệu như vậy, nhưng chức phận đó của thận trong cơ thể mắc chứng tăng đường huyết khiến độ quánh của máu tăng rất cao, giảm lượng dịch siêu lọc nâng chỉ số đường huyết lên trên 180% gam/lít cầu thận tự động đóng lại và thải nước tiểu ban đầu xuống bàng quang làm cho máu thiếu nước, độ quánh máu ngày càng cao khiến nó không thế đưa đường vào tế bào. Độ quánh của máu cao làm mỡ nhiễm bao Baoman, các cuộn mạch và nang bị rối loạn và protit  chủ yếu là anbumin lọt qua nước tiểu. Đây chính là một kênh tiêu phí dinh dưỡng làm suy kiệt cơ thể. Nghiêm trọng hơn, do bị viêm cầu thận mãn tính nên nhịp sinh học của thận bị rối nhiễu làm cho các phản ứng sinh hoá quan trọng của thận có ý nghĩa to lớn đối với chuyển hoá chung của toàn cơ thể. Một ví dụ cụ thể nhưng mang tính khái quát cho thảm hoạ này là: Thận không còn đủ năng lực để tham gia vào quá trình tổng hợp Creatin.

Creatin là một thành phần của cơ, chiếm trung bình từ 0,3 - 0,4% trong các mô, hàm lượng cao nhất ở cơ vân, ít hơn ở cơ trơn. Trong trạng thái cơ nghỉ, phân tử sinh học này kết hợp với a xit photphoric thành hợp chất C.photphat. Khi co cơ, C.photphat phân giải thành C.axit photphoric và giải phóng năng lượng đặc thù. Năng lượng này rất cần cho sự co cơ thông qua ATP. Mô cơ các loại vắng thiếu Creatin dẽ rơi vào trạng thái nhược cơ. Cơ tim, các mô bào phế nang, cơ thành dạ dày, cơ bao quanh thành mạch, vắng thiếu Creatin sẽ không bảo đảm chức phận co cơ hằng định: nhịp tim trì trệ, tần suất co dãn phế nang, nhịp co bóp dạ dày, nhịp co bóp thành mach yếu ớt; nếu sự yếu ớt này lại đồng pha cộng hưởng, cơ thể sẽ bị những cơn ngất vô căn; ở trẻ con nếu thiếu Creatin trường diễn sẽ mắc bệnh động kinh. Thiếu Creatin là một trong nhứng yếu tố làm giảm độ dẫn truyền hệ thống thần kinh. Bệnh tâm thần phân liệt có cội nguồn từ hàm lượng Creatin tăng giảm thất thường trong mô thần kinh điều khiển.

4. Tăng đường huyết làm thương tổn Gan.

Gan, gắn với gan là túi mật có chức phận sinh học rất đặc sắc trong cơ thể sống. Gan là một nhà máy sản xuất phần lớn Protein cho máu và các thành phần cấu tạo của mật. Gan là một trung tâm lớn diễn ra hoạt động sống còn của cơ thể là khử độc tính của tất cả các chất từ ngoài đưa vào cơ thể, kể cả thuốc. Người ta đếm được 30 loại tế bào khác nhau ở gan trong đó có loại tế bào Hepatocyt tổng hợp các protein của huyết tương.

Người mắc chứng đường huyết cao lại nghiện rượu thì Gan bị tàn phá rất nặng nề. Dấu hiệu đầu tiên khá phổ biến là viêm gan do rượu. Các chất chuyển hoá có trong rượu gây tổn thương gan vì nó làm biến đổi siêu cấu trúc của Gan trong nhiều giờ sau khi đưa rượu vào cơ thể. Bệnh gan do rượu đã làm rối loạn chức năng đại thực bào chuyên biệt khu trú ở gan - có tên gọi là tế bào Kuffer. Từ tổn thương do rượu đã vô hiệu hoá sức đề kháng của gan, taọ  tiền đề cho các loại virus nhiễm vào gan. Vi trùng  gây bệnh ở Gan lúc này phổ biến là siêu vi viêm gan B và C.

Điều nguy hại nhất là xuất hiện sự  phối hợp các triệu chứng gây bệnh gan như: Tắc mật, khô mắt, khô miệng và giảm tiết dịch tuỵ. Ở bệnh cảnh này xuất hiện kháng thể kháng ty lạp thể. Xuất hiện kháng thể này là chỉ báo sự phá huỷ tế bào gan và biểu mô ống mật đã trầm trọng, người bệnh đã bị xơ gan. Sự xuất hiện kháng thể kháng ty lạp thể  còn là một chỉ báo có sự rối nhiễu nhịp sinh học của chu trình Krepxơ đang diễn ra ở ty lạp thể. Sản phẩm của chu trình Krepxơ không chỉ là tạo năng lượng mà còn là một trung tâm cung cấp tiền chất cho sự tổng hợp nhiều chất và các phản ứng chuyển hoá, trao đổi với các chất khác. Kháng thể ty thể chẳng nhứng gây rối nhịp điệu của chu trình mà còn "ăn cắp" nguyên vật liệu – sản phẩm của chu trình, dẫn tới việc cung cấp tiền chất cho những hoạt động chuyển hoá khác của cơ thể bị bớt xén. Đây chính là một trong những biểu hiện của sự suy kiệt toàn thân sâu sắc nhất ở cơ thể người đi tho đường.

5. Các chứng bệnh khác ở cơ thể người Đái tháo đường.

- Cơ thể người mắc chứng đái tháo đường rất nhạy cảm với các bệnh nhiễm trùng, phổ biến nhất là nấm men (candida), vì loại nấm này phát triển mạnh trong môi trường nhiều đường. Đặc biệt, phụ nữ dễ bị nhiễm candida ở âm đạo.

- Da khô ngứa ran hoặc tê chân và tay, đau rát hoặc sưng, do thần kinh bị hư hại. Nếu lượng đường trong máu cao trong thời gian dài có thể làm các dây - Nhiễm trùng, chảy máu hoặc vết thương bầm tím lâu bị lành. Nguyên nhân là do mạch máu bị hư hỏng vì quá nhiều đường lưu thông qua tĩnh mạch và động mạch, làm máu khó lưu thông đến các vùng khác của cơ thể để chữa lành vết thương.

- Giảm thị lực

Lượng đường cao làm thay đổi hình dạng thấu kính của mắt dẫn đến độ khúc xạ thay đổi, làm giảm tầm nhìn, hình ảnh nhìn được bị méo mó, đôi khi nhìn thấy ánh sáng nhấp nháy. Khi lượng đường trong máu trở lại bình thường, triệu chứng này mất đi, nhưng nếu xảy ra trong thời gian dài, mắt sẽ bị tổn thương vĩnh viễn, thậm chí có thể bị mù lòa.

Liệu pháp chữa trị bệnh đái tháo đường của Việt y cổ truyền.

Liệu pháp gồm bốn liệu trình kết hợp cùng lúc điều trị. Yêu cầu đạt được:

1. Liệu trình giải độc và hạ thấp độ quánh của máu (giảm hàm lượng đường trong máu đạt tiêu chuẩn sinh lí hằng định)

1.1. Thiết lập chế độ dinh dưỡng mới.

Tùy theo mức độ bệnh tật và hoàn cảnh kinh tế của từng người để đưa ra tiêu chuẩn dinh dưỡng chi tiết cho người bệnh. Không thể đưa ra định lượng dinh dưỡng cụ thể chung cho tất cả mọi người bệnh vì người trưởng thành cũng có người to cao, người thấp bé rất khác nhau, nhưng chủng loại thực phẩm mang có chức năng chữa bệnh lại giống nhau cần tuân theo:

- Tinh bột từ nhóm lương thực không dùng quá 400 gam/ngày trong ba bữa ăn chính. Không ăn ít hơn, đề phòng giảm đường huyết đột ngột.

- Chất đạm: Trong tháng đầu điều trị nên ăn cá Diếc khoảng 200 gam/ngày (ba bữa). Cá được chế biến như sau: Cá Diếc còn sống, mổ bỏ ruột, lấy lá trà tươi nhồi chặt bụng, dùng giấy bản trắng cuộn lại nhiều lớp nướng trên than củi đến chín thì bỏ vào nước tương đã pha chế, ăn với cơm. Khoáng 6 ngày ăn một bữa thịt nạc giã nhuyền thành dò nhồi vào quả cà chua rán bằng dầu vừng. Nên ăn Vừng có trộn một lượng muối rất nhỏ.

- Rau xanh: ăn khoảng 600gam/ngày. Chú ý ăn các loại rau Cần nấu với cá rô đồng, hoặc cá Diếc. Đổi món rau hằng ngày bằng các loại: Lá Hẹ luộc, rau cải Xanh, Cải Bắp cuộn chặt luộc với nước gừng chấm với nước mắm cá cơm trộn lòng đỏ trứng Vịt luộc. Cần ăn dặm bằng các loại trái cây: Dưa Hấu, Cam, Đu đủ chín, Hồng Xiêm, Hồng đỏ, Bưởi, Ổi ta. Chuối tiêu ba ngày ăn một quả vào lúc đói sau ăn cơm khoảng hai giờ.

- Đồ uống: Củ sắn dây tươi xắt nhỏ nấu nước uống hằng ngày. Không uống rượu, bia và nước ngọt có ga (khí cacbonic).

1.2. Thuốc giải độc cho máu: trung hòa chất axit acetoacetic ngăn chặn chất này biến dưỡng thành a xêton.

- Bài thuốc giải độc toàn thân, chủ yếu là hệ thần kinh:

+ Hoa Kim Ngân lượng thủy phần còn 14%, chiếm tỷ trọng 40% toàn bài thuốc
+ Liên Kiều lượng thủy phần còn 10% , chiếm tỷ trọng 15% toàn bài thuốc
+ Rễ cây Cam thảo lượng thủy phần còn 14%, chiếm 10% toàn bài thuốc.
+ Lá Chua Me lượng thủy phần còn 10%, chiếm tỷ trong 10% bài thuốc.
+ Vỏ Đậu Xanh lượng thủy phần còn 8%, chiếm tỷ trọng 25% bài thuốc - Cách lấy vỏ đậu xanh dùng cho bài thuốc này: Chọn những hạt đậu tròn đều, phơi khô trong bóng râm, ngâm với nước gạo nếp đến khi hạt đậu mềm thì bóp nát để lấy vỏ  trải đều trên một cái mẹt đan bằng tre, trên lót lá dâu tằm, phơi khô trong bóng râm, khi thủy phần (độ ẩm) còn 8%.

Các vị thuốc nói tên được nghiền trên thuyền tán bằng gang đạt độ mịn 0,5 mm. Uống bằng nước củ sắn dây, uống vào buổi sáng sau bữa sáng 2 giờ. Mỗi lần uống 8 gam. Uống liên tục 30 ngày, nước tiểu trong thì ngừng uống.

2. Liệu trình Giải độc và phục tráng Thận và Gan ở cơ thể mắc chứng đái tháo đường.

Bài thuốc dùng cho đàn ông.

+ Hạt Bo Bo, còn gọi là Ý Dĩ : 20%
+ Củ Mài, còn gọi là Hoài Sơn: 15%

Hai vị này được nấu chín thành “cơm” rồi trộn với bột men rượu nếp ủ yếm khí trong 72 giờ

+ Cam thảo nam : 10%
+ Địa Hoàng: 15%
+ Trần bì: bỏ cùi trắng: 10%
+ Dừa cạn : 15%
+ Thương truật: 15%
+ Đậu Miêu, còn gọi là Phá Cố Chỉ: 10%
+ Kỉ tử: 15%

Các vị sao vàng tán nhỏ cỡ 0,5mm, trộn đều rồi ngào với sản phẩm vi sinh Bo Bo + Củ Mài. Tất cả bỏ vào chiếc nồi bằng đất nung. Đổ nước xâm xấp, (Chú ý không dùng nước máy mà dùng nước mưa). Đậy vung cũng bằng đất nung thật kín vùi vào đống trấu đang cháy âm ỉ trong 24 giờ. Lấy sản phẩm hong cho nguội trong nhiệt độ phòng, đóng hộp dùng dần. Mối ngày uống hai liều sau bữa ăn 1 giờ, mỗi liều 6 gam với nước gừng loãng còn nóng. Uống trong 6 tháng, mỗi tháng xét nghiệm máu một lần. Hàm lượng đường giảm nhẹ sau một tháng uống thuốc.

Bài thuốc dùng cho Phụ nữ bị Đái tháo đường.

Vẫn dùng bài thuốc trên, bỏ vỏ Quýt và Địa Hoàng thay vào Thục Địa và Hồng Hoa. Cách chế biến không thay đổi.

3. Liệu trình duy trì kết quả chữa bệnh và phòng bệnh đái tháo đường.

3.1. Chế độ dinh dưỡng cho người mới khỏi bệnh:

Khẩu phần ăn hằng ngày nên duy trì lượng tinh bột 400gam/ngày không hơn không kém. Nên ăn rau Xanh tổi thiểu 600g/ngày. Khẩu phần nên có lá Hẹ thường xuyên. Giáo sư Đỗ Tất Lợi dẫn tài liệu cổ cho rằng: "Hẹ có tác dụng bổ can thận làm ấm lưng gối dùng làm thuốc chữa tiểu tiện nhiều lần, đái són, mộng tinh…(Đỗ Tất Lợi: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam tr.726)".

Chất đạm động vật rất cần có mặt trong khẩu phần ăn hằng ngày nhưng ăn quá 200g một ngày dễ làm phát lại bệnh tiểu đường mà còn gây ra nhiều chứng bệnh khó chữa khác. Không nên ăn nhiều thịt các loại và đồ ăn có nguồn gốc hải sản, những món ăn giàu đạm động vật như tôm biến nhất là tôm Hùm đểu không tốt cho người có tiền sử đái tháo đường. Không nên uống quá 50 gam rượu một ngày, cần loại bỏ khẩu phần loại rượu được chưng cất theo kinh nghiệm dân gian. Không nên uống nước giải khát có ga (nước được sục khí cabonic). Hàng ngày trước khi đi ngủ cần uống một liểu thuốc ngăn ngừa bệnh tiểu đường phát trở lại.

Bài thuốc duy trì kết quả điều trị bệnh đái tháo đường. Thuốc được chế biến như sau:

1. Gạo nếp Cẩm 1 kg nấu thành cơm, ủ men rượu nếp 3 ngày.
2. Hoa Kim Ngân nửa cân sao vàng trong một nối đất nung rồi đổ rượu nếp vào hầm bằng bếp trấu lúa nếp 24 giờ. Mở nồi ra rắc 200gam bột Cam thảo trộn đều, hong trong nhiệt độ phòng cho khô nghiền thành bột, đóng hộp dùng dần. Mồi ngày uống 6 gam với nước trắng trước khi đi ngủ.

Những người đang có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường dùng thuốc này có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường và mụn nhọt hậu quả của bệnh đái tháo đường.

 _Việt Y Cổ Truyền_
  "Nhận chữa các bệnh nan y, mãn tính bằng thuốc cổ truyền thuần việt"

Đối tác: Ngân hàng Agribank
Đối tác: Ngân hàng BIDV
Đối tác: Ngân hàng Vietinbank
Đối tác: Công ty thiết kế web ADC
Đối tác: Sông Đà Việt Đức