Theo nhận biết của tôi, Vi rút đã hiện diện ở Trái đất này từ rất lâu trước khi có Loài Người. Từ ngàn xưa, Loài Người tuy chưa nhìn thấy nó, nhưng đã cảm nhận được nó thông qua dấu vết hoạt động của nó một cách mơ hồ. Có rất nhiều chứng bệnh do Vi rút gây ra trong cơ thể người đã được chữa khỏi ở một số trường hợp nhưng lại quy gốc bệnh vào nguyên nhân khác. Cũng một biểu hiện bệnh tương tự do Vi rút gây ra được chữa theo phương thuốc đã từng chưã khỏi cho người này nhưng lại không khỏi ở người khác; người ta đành tự an ủi, rằng: “Chữa được Bệnh chứ không thể chữa được Mệnh Trời!"
Hơn 100 năm trước, năm 1890, một người Nga thông thái đã “tầm soát" được Vi rút, mặc dù ông vẫn chưa nhìn thấy nó. Xin mượn lời Dược sĩ Bùi Văn Quế kể lại sự tích về phát hiện ra Vi rút đăng trên Tạp chí THUỐC & SỨC KHỎE số 288 ra ngày 28/7/ 2005, tr.24. Ông viết: “Ivanovski ray rứt khi nhìn vào đôi mắt tuyệt vọng của nông dân trồng thuốc lá, trong khi bệnh đốm lá vẫn hoành hành dữ dội… Ông lấy dịch nghiền lá thuốc bị bệnh tiêm vào cây thuốc khỏe mạnh. Ngày thứ 11, bệnh đốm lá xuất hiện, đem dịch lá thuốc vừa mới bị bệnh soi kính hiển vi… Hàng trăm lần thử nghiệm và soi kính hiển vi, tuyệt nhiên không thấy mầm bệnh nào.
Trong lúc mệt mỏi muốn bỏ cuộc, Ivanovski nhìn ở góc phòng thấy cột lọc Chamberland nằm lăn lóc, ông chợt nghĩ có khi nào mầm bệnh quá nhỏ, chui qua cả lọc không? Rồi vì quá nhỏ nên loại kinh hiển vi quang học không thấy được chúng.
Ivnovski dùng ngay cột lọc Chamberlandn, nếu dịch lọc lá thuốc lại gây bệnh cho cây thuốc lá khỏe mạnh khác thì mầm bệnh phải nhỏ hơn 1 micromet. Đem dịch lọc, Ivanovski tiêm vào cây thuốc khỏe mạnh. Kinh dị thay: Cây thuốc lá bị nhiễm bệnh. Trong bệnh phẩm tồn tại một loại mầm bệnh cực nhỏ mà kính hiển vi không thấy được. Nó là chất độc: “Virus! Virus!” (Tiếng Nga là chất độc).
Sau khi đã chứng minh sự tồn tại của mầm bệnh, Ivanovski tin chắc mầm bệnh là chất độc. Ông thực nghiệm xác minh nhận xét của mình, ông lấy dịch lá thuốc bị bệnh tiêm cho cây thứ nhất. Cây thứ nhất bị bệnh, ông lấy dịch lá thuốc thứ nhất tiêm cho cây thứ hai, cây thứ hai bị bệnh rồi cứ thế đến cây thứ 3,4,5,6,… Nếu mầm bệnh là chất độc hóa học thì độ độc sẽ giảm dần, những cây thuốc về sau sẽ nhiễm bệnh nhẹ dần. Nhưng thực tế lại khác hẳn, các cây thuốc lá về sau nhiễm bệnh càng nặng hơn. Như thế mầm bệnh là một sinh vật vô cùng nhỏ bé có khả năng sinh sản với tốc độ nhanh. Vì không nuôi cấy được và có thể xuyên qua màng lọc nhỏ nhất, Ivanovski gọi đó qua lọc, một sinh vật mà với tất cả kĩ thuật thời ấy chưa ai nhìn thấy hình dạng của chúng ra sao.
Những năm sau theo phương pháp của Ivanovski, các nhà khoa học đã tìm ra vi rút lở mồm long móng (của trâu, bò,…), bệnh cúm, sởi, quai bị, viêm gan… và chẳng ai nhìn thấy chúng và nuôi cấy được chúng. Chỉ đến năm 1940, khi có kính hiển vi điện tử với độ phóng đại 600.000 rồi 1 triệu lần, hình dạng vi rút mới lộ ra và đến năm 1952 các nhà khoa học mới nuôi cấy được vi rút trên tế bào phôi gà, nhân loại mới đi sâu vào thế giới của vi rút.
Ivanovski được tôn vinh là người tìm ra vi rút qua cách lập luận khoa học thông minh. Năm 1892, năm công bố công trình vi rút đốm thuốc lá của Ivanovski được xem là ngày ra đời của Vi rút học".
Như vậy là từ ngày cảm thấy có sự hiện diện của vi rút, phải chờ 50 năm sau con người hiện đại mới nhìn thấy Vi rút dưới kính hiển vi điện tử. Trong 50 năm săn tìm theo chỉ dẫn của người Nga Ivanovski, Vi rút cứ hiện dần lên qua hàng loạt tội ác do nó gây ra, như: gây bệnh lở mồm long móng ở trâu, bò, lợn, …; cúm; sởi; quai bị; viêm gan; … Nhưng từ khi nhìn thấy nó, lập tức Vi rút được giải phẫu, một ngạc nhiên nữa làm cho định nghĩa kinh điển về cơ thể sống bị lung lay: Vi rút là một sinh vật chưa có tế bào! Trước đó người ta đã định nghĩa: tiêu chuẩn để được gọi là cơ thể sống bắt buộc phải có ít nhất là một tế bào. Vi rút không có tế bào, nhưng đúng là một sinh vật vì nó không chỉ có có khả năng di truyền mà lại di truyền với tốc độ cao nhất trong tất cả các loài sinh vật. Thực tế đó buộc người ta phải nói: Vi rút là một sinh vật rất nhỏ bé có cấu trúc “Phi tế bào”!
Định nghĩa này xem ra vẫn chưa ổn, bởi vì như tài liệu đã trích dẫn dưới đây có nói vi rút khi đã thâm nhiễm vào tế bào kí chủ nó “có sự giao tế tương hỗ giữa trạng thái kí sinh trong tế bào vật chủ và trạng thái phi sinh vật (trạng thái không sống)". Đây là kết quả quan sát thực tế dưới kính hiển vi điện tử hiện đai; vậy thì, khi vi rút ở trạng thái không sống có nghĩa là nó không phải là một đại phân tử theo ý nghĩa Sinh học mà chỉ là một đại phân tử theo ý nghĩa của Hóa học hữu cơ?! Phải trả lời được “rắc rối” này thì định nghĩa về Vi rút mới hoàn chỉnh. Rất tiếc là Vi rút học hiện đại cho đến giờ phút này chưa biện giải được hiện tựợng này. Do đó, định nghĩa về vi rút hiện nay đang buộc các sinh viên học về sinh học phải thuộc lòng lại đang ở trạng thái “nửa đúng, nửa không đúng”. Khi mà chưa hiểu rõ được bản chất của vi rút thì các biện pháp đang có của Tây y để điều trị những căn bệnh do nhiễm vi rút chỉ là “mò mẫm, cầu may” mà thôi. Thực tế đã chứng minh nhận định này:
Hầu hết các bệnh nhiễm virus dối với Tây y hiện nay đều không có thuốc đặc hiệu để chữa trị. Các loại bệnh này hoặc là tự khỏi, như cúm thông thường, kể cả cúm Lợn, sốt xuất huyết…; hoặc không chữa được, như HIV chẳng hạn. Phương pháp chữa các bệnh nhiễm vi rút thông thường của Tây y chỉ là: giảm sốt và truyền dịch sinh lí để nâng cao sức đề kháng cho bệnh nhân. Nếu người bệnh mắc các bệnh cơ hội do cơ thể nhiễm vi rút thì Tây y chữa trị các bệnh đó bằng các loại thuốc đặc hiệu, chứ không phải là thuốc chữa loại bỏ vi rút. Đối với virus HIV, Tây y đã chỉ ra được quá trình nhiễm của nó vào tế bào vật chủ được gọi là Tiềm tan và Tan như sau:
Virus học viết:
“Tiềm tan hay Tiềm sinh virus (tiếng Anh là lysogeny) là một pha (phase) trong chu kỳ sinh sản của virus. Pha này bổ sung với pha tan (lytic phase), xảy ra sau giai đoạn xâm nhiễm của virus động vật.
Chu kỳ tiềm tan bao gồm các giai đoạn sau:
1. Virus tiêm bộ gen (genome) vào tế bào vật chủ.
2. Bộ gen của virus gắn xen/ chèn vào nhiễm sắc thể của vật chủ.
3. Khi bộ gen tế bào vật chủ nhân đôi trong nguyên phân thì sẽ đồng thời nhân cả bộ gen của virus và truyền virus qua các thế hệ tế bào tiếp theo.
4. Khi được "kích hoạt", bộ gen của virus sẽ tách ra khỏi DNA vật chủ và chuyển sang pha tan. Nghĩa là bộ gen của virus sẽ được khuyếch đại và phiên mã tạo ra hạt virus. Virus sẽ thực hiện động tác đóng gói và phá vỡ màng tế bào vật chủ để tự giải phóng.”
Cần lưu ý rằng sự mô tả này là kết quả chắp nối của quá trình nhìn thấy qua kính hiển vi điện tử hiện đại có độ phóng to từ 600.000 lần đến 1 triệu lần trên mẫu soi. Một nhược điểm tệ hại đối với mẫu sinh vật của việc nhìn mẫu dưới kính là luôn phải phá vỡ mẫu; mà phá vỡ mẫu sinh vật tức là giết chết nó. Do vậy, kết quả nhìn thấy dưới kính chỉ là nhin vào “xác chết” rồi sâu chuỗi lại làm ra kết quả.
Đối với sinh vật: Sống và Chết hai trạng thái đối lập nhau. Người ta đã lặp đi lặp lại nhiều lần một thí nghiệm quan trọng trong nghiên cứu Sinh học. Thí nghiệm đó là: giết chết một tế bào bằng cách cắt nát nó ra nhiều mảnh; sau đó, lắp ghép lại đúng y nguyên cấu tạo của nó cùng với trọng lượng bằng với trọng lượng khi tế bào chưa bị giết chết. Kết quả là tế bào không sống lại. Đây là bí ẩn lớn nhất của sinh giới. Như vậy là có tồn tại một loại vật chất làm nên sự sống, nhưng hiện thời, ngay cả kính hiển vi tối tân nhất vẫn không nhin thấy và những loại cân cực kì nhạy cũng không đo được.
Theo phỏng đoán của tôi “vật chất làm nên sự sống" đó là thông tin. Trí tuệ của Con Người chưa chế tạo được thiết bị đo lọai thông tin đó. Nhưng người Việt cố đại đã đặt tên cho loại thông tin này là “Hồn”. Sự phưu lãng của trí tưởng tượng có lẽ tạm dừng ở đây, quá đà một chút sẽ rơi vào duy tâm để nói đó là “Hồn Ma”! Mặc dù tiến sĩ Hoàng Phương trên cơ sở lập luận duy vật hẳn hoi đã khảng định là có “Ma”, nhưng chưa được công nhận.
Trở lại với những “hạt” virus của chúng ta.
Virus học hiện đại đang là một chuyên ngành khoa học còn rất non trẻ. Mặc dầu, năm 1892 cách nay 118 năm thời điểm công bố công trình “virus đốm thuốc lá” của người Nga có tên là Ivannovski được xem là thời điểm ra đời Virus học. nhưng phải đợi đến năm 1995 các nhà bác học mới nhận diện được hơn 4.000 virus động và thực vật. Và cũng chỉ vào thời điểm lịch sử này những nhà thông thái mới thống nhất được với nhau virus có 71 họ chính thống và 11 họ thứ cấp. Riêng những loại virus gây bệnh cho người và động vật thì gần đây mới xác định được 24 họ. Liệu còn nữa không? Câu trả lời là chưa biết!
Tuy nhiên, mặc dù Virus học đã diễn giảng về virus rất khoa học, tức là rất cụ thể và logic, nhưng trớ trêu thay khi vận dụng sự lí giải đó để chế tạo thuốc chữa thì không thành công. Sự thất bại này đã gây ra một sự ngờ vực rất lớn đối với ngành khoa học này. Biểu hiện rõ nhất là ngay thời điểm hiện tại vẫn còn người có uy tín Y học rất cao cho rằng nguyên nhân gây ra triệu chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (tức là AIDS) không do virus gây ra. Đây cũng là chuyện bình thường trong nhiên cứu Y học.
Người Châu Âu có câu ngạn ngữ: “Rất nhiều con đường dẫn tới Thành Rô Ma”. Ngụ ý rằng: chân lí chỉ có Một, nhưng có nhiều cách tiếp cận khác nhau để đến với Chân lí. Tất cả các thầy chữa căn bệnh Hội chứng HIV/ AIDS đề thống nhất một điểm chung là cứu người bị bệnh thoát khỏi AIDS. Tây y đang khăng khăng cho rằng vi rút HIV là nguyên nhân duy nhất gây AIDS, nên cách điều trị là tập trung tiêu diệt HIV. Rất tiếc chưa thành công.