Y Học Dân Gian nước Việt truy sát HIV chữa khỏi AIDS

Tôi tên thật là Lưu Hậu. Tôi làm Thơ (chơi) và làm nghiên cứu Y học Dân Gian nước Việt. Các Bài Thơ và Bài viết về Y Học đều mang Bút Danh Lưu Hưng Linh (là ghép tên của hai con tôi là Hưng và Linh.) Tôi giành Trang Facebook Hậu này để công bố các Công trình nghiên cứu Y Học Dân Gian Nước Việt. Các Bạn vào đọc rồi cho ý kiến nha.

Kính Trọng

Công Trình công bố lần này là: "Y Học Dân Gian nước Việt truy sát HIV chữa khỏi AIDS".

Hành trình gian nan khi muốn công bố Công Trinh nghiên cứu này.

Tôi bắt tay nghiên cứu Công trình này từ năm 1996 và hoàn thành vào 2006 (Mười năm). Tôi chọn địa điểm công bố là Thành phố Hồ Chí Minh. Người tôi gứi tác phẩm để giúp công bố là Ủy Viên Bộ Chính Trị, Bí thư Thành Ủy Lê Thanh Hải.

Đồng chí Lê Thanh Hải đã rất nhiệt tình đón nhân qua Công văn số:501-CV/VPTU "Vv phúc đáp thư(Tờ trình) ngayf01/12/2006 do Đồng Phó Chánh Văn Phòng Thành Ủy Phan Long ký. Nội dung như sau:
" Kính gửi: Đ/c Lưu Hậu ( Lưu Hưng Linh)

Đồng chí Bí thư Thành ủy hoan nghênh đồng chí dành công sức để nghiên cứu lý luân-thực tiễn chưa HIV/AISDS bằng y học dân gian. Đề xuất của đồng chí đã được chuyển giao cho đồng chí Nguyễn Thành Tài, Phó Chủ tịch Thường Trực Ủy Ban Nhân dân Thành phố để chỉ đạo cơ quan chức năng nghiên cứu và có ý kiến đề xuất với lãnh đạo Thành phố.

Đồng chí Bí thư Thành ủy chúc đồng chí dồi dào sức khỏe, tiếp tục đống góp vào sự phát triển của Thành phố và y học của dân tôc.(Hết Công văn)

Những tưởng Công trình đã gặp Bà đỡ mát tay, không ngờ sau hơn một năm chờ đợi,đi lại nhiều lần, tôi chỉ được trả lời là: "Đang Nghiên cứu". Tôi buộc phải phải gửi đơn kêu cứu đến Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng. 

Cũng giống như Bí Thư Hải, Thủ tướng cũng rất nhiệt tình chỉ sai 10 ngày gửi đơn tôi đã nhận được hồi âm bằng "Phiểu chuyển Công văn", do ông Vụ trưởng Vụ Khoa giáo Văn Xã Chu Tiến Đức ký. Nội dung là Chính Phủ đã gửi Đơn Thư của tôi đến Bộ Y tế theo quy định của Luật Pháp.

Hơn một năm sau ngày 4/5/2009 tôi nhận được Công Văn của Thanh Tra Bộ Y tế gửi Vụ Y dược Cổ truyền là xem xét giải quyết theo thẩm quyền rồi báo cho tôi biết. Ngày 30/6/2009 tôi nhận được Công Văn số 4214/BYT-YDCT do ông Phạm Vũ Khánh ký nói rằng::Bộ Y Tế đề nghị ông tới Sở Y Tế Thành phố Hà Nội trình bầy nguyện vọng để được hướng đã cụ thể theo quy định hiện hành" .Nhận được lời chỉ đãn này tôi đau điếng người. Nhiệt tình muốn đóng góp của Công Dân cho đất nước bị Công chức dội cho nhiều thùng nước lạnh. Tôi im lặng và lánh xa cac quan.Tbiết làm sao bây giờ. Hôm nay tôi chọn Facebook công bố công trình nghiên cứu của tôi để các bạn thấy hàm lượng trí tuệ của Công trình đó có đáng bị đối xử như thế không nha.

LỜI NÓI ĐẦU

HIV/AIDS, một chứng bệnh làm suy giảm hệ thống miễn dịch ở cơ thể người, đặc biệt là lớp người trẻ tuổi có tỷ lệ mắc bệnh rất cao, thường chiếm tới hơn 80% trong tổng số người mắc bệnh. HIV/AIDS không chỉ gây đau khổ cho người mắc bệnh mà còn làm rung động toàn xã hội, vì người ta đã gắn căn bệnh này vào phạm trù đạo đức và quá nhấn mạnh đến cái chết hàng loạt của loài người do bệnh nhiễm vi rút HIV gây ra.

Lớp người trẻ tuổi bị căn bệnh này ám ảnh như một biểu tượng khủng bố tinh thần, làm mất mát quá nhiều niềm vui sống, gây ra hội chứng nguy hại hơn cả AIDS, đó là tâm lý chán đời, nảy sinh hiện tượng sống gấp, chỉ cần sống ở thì hiện tại không cần quan tâm đến tương lai.

Để góp phần nhỏ bé vào sự nghiệp duy trì nòi giống, bảo vệ sức khoẻ toàn dân, tôi công bố Công trình “Y học dân gian truy sát HIV để chữa khỏi AIDS” bước đầu đã thu được kết quả. HIV nhất định bị tiêu diệt, AIDS có thể chữa khỏi bằng trí tuệ của dân tộc Việt Nam.

Là một chuyên luận có tính chuyên ngành, nhưng tôi cố gắng diễn đạt bằng ngôn ngữ sinh hoạt đời thường để gửi đến các bạn trẻ và cả những người đang bị nhiễm HIV/AIDS một thông điệp có nội dung sau:

1/ Cái đáng sợ nhất:

Vì nó làm cho con người chết là AIDS (Hội chứng suy giảm cơ chế bảo vệ cơ thể không hồi phục). Con người đang phải đối diện với nhiều hiện tượng AIDS như: Viêm gan B, Ghép tạng, thẩm phân lọc máu kinh diễn ( Hémodialysés chroniques); và nhiều hiện tượng AIDS nữa mà con người chưa biết. Ngay như cái chết của người thọ 100 tuổi mà không có bệnh gì là cấp tính, thì cái chết đó là cái chết non. Bởi vì: Tuy còn nhiều tranh cãi nhưng khoa học đã chứng minh tuổi thọ tối thiểu của con người là 120 tuổi. Chết ở tuổi 100 mà không phải vì các bệnh cấp tính chẳng là mắc AIDS là gì?
Nếu bạn sống buông thả mặc cho bản năng điều khiển, dùng chất kích thích quá nhiều, tiết dục vô độ, ăn ngủ không hợp vệ sinh... thì bạn sẽ bị AIDS mặc dù trong cơ thể không có HIV. Cơ thể suy kiệt, đi khám có kết quả âm tính với HIV, xin chớ vội mừng bạn đã bị AIDS rồi đó.

2/ HIV chỉ là tác nhân gây bệnh:

Đó là loại vi rút lần đầu tiên con người hiện đại nhìn thấy nhờ có kính hiển vi điện tử. Tổ tiên ta đã giáp mặt với nó từ 900 năm trước. Bạn có ngạc nhiên không, người Việt đầu tiên bị nhiễm HIV/AIDS là Vua Lê Ngoạ Triều đấy! Từ đó trong trường kỳ lịch sử HIV/AIDS lúc ẩn, lúc hiện và rộ lên từ cuối thế kỷ 19. ông cha ta đã từng trị được nó. Bằng chứng là dân tộc Việt Nam vẫn tồn tạivà phát triển cường tráng như hôm nay. Công bố công trình này cũng là công bố trí tuệ Việt đã ủ kín gần ngàn năm qua.

HIV/AIDS đựơc Tây y phát hiện và công bố sự phát hiện đó vào năm 1986 ở thế kỷ 20. Với tất cả chứng cớ (thực chứng) bằng hình ảnh cùng sự mô tả hành tung hoạt động của HIV khi nhiễm vào cơ thể người ly kỳ rùng rợn hơn bất kỳ một truyện kiếm hiệp nào của văn học Tầu. Vì đây là phát ngôn của các nhà bác học Tây y lừng danh, nên mọi người tin. Bản thân tôi cũng rất tin như tin vào hàm lượng trí tuệ chứa trong các học vị, học hàm của những nhà bác học thành danh.

Tôi cũng rất tin là Tây y thông tuệ như thế thì HIV dù có công lực siêu phàm cũng bị Tây y tiêu diệt. Nhưng hơn 20 năm đã trôi qua. Vào một ngày xấu trời, Tây y tuyên bố HIV/AIDS là bệnh tự nhiên – diễn tả theo ngôn ngữ dân gian là: Trời sinh ra thế – Thần tượng tây y cao vợi trong tôi có nguy cơ bị những người nhiễm HIV “Đập phá thần tượng”, giống như một nhà văn đương đại đã làm. Không thể như thế được.

Hội chứng HIV/AIDS vô cùng nguy hiểm như Tây y đã công bố, vẫn không nguy hiểm bằng hội chứng hoảng sợ, chán trường cho loài người khi Tây y tuyên bố không trị được “Cao thủ HIV”. Người Việt vốn hiền lành nhưng mang ở trong người bản tính tự nhiên là bất khuất nên không chấp nhận công bố đó của Tây y. Sự không chấp nhận này đâu phải bấu víu theo cách “Còn nước còn tát” mà có lý có lẽ rõ ràng minh triết, để đối mặt với HIV/AIDS.

Đây cũng không phải tinh thần “ Cách mạng tiến công” duy ý chí mà bằng thực tế lịch sử đã chiến thắng HIV/AIDS. Tổ tiên ta đã để lại một kho tàng trí tuệ về y học đã tích luỹ từ ngàn đời. Khai thác kho tàng trí tuệ “cổ tích” bằng tri thức khoa học hiện đại để nói rằng HIV/AIDS không phải là bệnh tự nhiên mà do con ngươi vô thức tạo ra nó.

3/ Bất cứ việc gì nếu đã do con người tạo ra thì con người đều có thể:

Một là, làm cho nó bất tử nếu cái tạo ra nó là tốt; hai là, nếu cái tạo ra đó là xấu thì con ngưòi có đủ nghị lực để huỷ nó đi. HIV/AIDS là cái xấu cần phải huỷ bỏ. Nhưng sự vật gì cũng luôn chứa trong mình nó hai mặt đối lập.

HIV/AIDS xuất hiện như một đại hoạ, nhưng qua việc đối diện với nó, con người có dịp bình tâm, tĩnh trí để hiểu về chính cơ thể mình tường tận mà trước đó ta thường phó mặc mạng sống của minh cho thầy thuốc.
Trong quá trình chữa trị HIV/AIDS với quỹ thời gian cần thiết, con người sẽ có dịp hoàn thiện cơ thể mình cả về mặt sinh học và cả về phương diện nhân văn. Cơ hội này trước khi HIV/AIDS xuất hiện chưa tới với mọi người. Bệnh ung thư mới là cơ hội nửa vời vì nó không lây. Chỉ có người nào mắc phải ung thư mới suy ngẫm sâu sắc về cách sống theo chiều xám hối mà thôi. HIV/AIDS sâu sắc hơn nhiều vì nó có cơ chế lây nhiễm nan y, có khả năng giết người hàng loạt. Các bệnh có cơ chế lây nhiễm nhưng không nan y đâu có được con người nặng lòng như đang nặng lòng với HIV/AIDS. Do đó, y học chỉ coi HIV/AIDS như một hội chứng sinh lý bất lợi ở cơ thể người mà không chú ý đến khía cạnh xã hội của bệnh, hành động theo “Kỹ trị đơn thuần”, thì dù là vô thức cũng có thể gây tội ác với loài người.

4/ Công trình của tôi đã hoàn tất cách đây nhiều năm, nhưng chưa muốn công bố vì nó đụng chạm đến hầu như tất cả những tín điều kinh điển về hội chứng HIV/AIDS. Nếu tôi có đủ cơ sở vật chất kỹ thuật để điều trị khỏi bệnh cho 500 người thì hiển nhiên không cần công bố cũng đã là công bố. Bởi vì quỹ thời gian chữa cho sạch hết vi rút HIV trong cơ thể bị nhiễm, nhanh nhất cũng phải một năm. Truyền thống của gia đình tôi, chỉ được coi là gia truyền nếu bài thuốc đó chữa khỏi bệnh cho 500 người trở lên ở các vùng miền khác nhau. Khi chưa đủ “Thực chứng” đã công bố dễ bị gán cho là lừa bịp, nhẹ tay hơn thì cũng bị quy là mắc bệnh “Tâm thần khoa học”. Nhưng thấy tình hình phát triển HIV/AIDS mấy năm qua nguy hiểm quá. Sự nguy hiểm này đã tạo ra nhiều tình huống ảnh hưởng đến an ninh chính trị, an toàn xã hội có liên quan đến những người nhiễm HIV/AIDS đang bị rối nhiễu niềm tin cuộc sống. Tôi không ngại ngần nữa quyết định công bố. Sự công bố này, chí ít cũng mang lại hy vọng sống cho ngưòi nhiễm HIV/AIDS, góp phần nhỏ bé vào ổn định xã hội, để dân tộc ta được sống trong yên bình thực hiện sự nghiệp đổi mới đất nước.

Đó là lý do thứ nhất để công bố công trình này:

Lý do thứ hai: Từ ngày xuất hiện HIV/AIDS tại Việt nam, y học cổ truyền của dân tộc Việt đã hăng hái nhập cuộc. Một hình thức nhập cuộc âm thầm lặng lẽ vì hai nhẽ rất dễ thấy nhưng rất khó nói ra. Các phương tiện thông tin đại chúng mô tả bệnh nhiễm HIV/AIDS khủng khiếp quá, bí ẩn và cao siêu quá. Các thầy thuốc dân gian có ai đó công khai tỏ ý muốn chữa thì gặp ngay sự khinh miệt xem thường theo cách nghĩ: “Chuông khánh còn chẳng ăn ai, huống chi mảnh chĩnh vứt ngoài bờ tre” nền y học bác học đồ sộ thế, uyên bác thế còn chịu huống hồ mấy ông lang băm, có bất quá mấy vị lô hội, cam thảo nhân sâm là cùng mà dám chữa HIV/AIDS. Chỉ đến khi chữa bằng thuốc Tây không khỏi, quay sang chữa bằng Đông y cũng không chữa được, những con bệnh lặng lẽ đến tìm ông lang vườn theo cách nghĩ “Còn nước còn tát”.

Người bệnh muốn giữ thể diện không muốn tiết lộ danh tính, các ông lang vườn vừa chữa vừa sợ cơ quan y tế kiểm tra giấy phép hành nghề, nên kết quả điều trị không được tường minh.

Cũng không hiếm những kẻ lưu manh chuyên nghiệp lợi dụng sự tế nhị không muốn công khai danh tính của người nhiễm HIV/AIDS để dở trò lưu manh lừa gạt.
Cũng còn phải kể đến một số người hành nghề lang thuốc có môn bài, vì được cơ may nào đó có trong tay một số bài thuốc gia truyền nhưng chưa hiểu rõ tính năng của từng vị thuốc, công năng tác dụng dược lý tồng họp của từng Bai thuốc, nhưng háo hức lập danh vội vã công bố với những ngoa ngôn. Kết cục, không chữa khỏi bệnh đã cung cấp thêm một bằng cớ để diễu cợt y học dân gian. 

Tôi đã hơn một lần muốn công bố bài thuốc gia truyền; cũng đã hơn một lần mon men đến cơ quan Công y, nhưng thấy các quan chức Y tế đáng kính quá, đành phải ứng sử theo cách “Kính nhi viễn chi” (Kính cẩn nhưng phải xa ra không được gần), lặng lẽ rút êm. Đến năm 2000 trên đường đi tìm cây thuốc đã bị tiệt chủng ở miền Bắc do nạn phá rừng, tôi đến Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Vui mừng khôn xiết. Những cây thuốc cần tìm còn như nguyên vẹn ở cao nguyên đông Trường Sơn. Đặc biệt là các con thuốc quý hiếm vẫn còn ở trên độ cao 800m. Tiếc của giời quá, tôi bỏ cả sự nghiệp đang làm, quay lại nghề lang thuốc mà tôi đã không nghe lời cha bỏ nghề truyền thống gia đình đi làm cán bộ Nhà nước 35 năm. Gần đây qua các phương tiện nghe nhìn thấy có ý kiến cho rằng HIV/AIDS là bệnh tự nhiên, ai mắc phải thì cứ yên tâm cam phận ngồi chờ chết! Tệ hơn, còn khuyên chỉ khi nào đi hiến máu nhân đạo mới thử nghiệm xem có mắc HIV/AIDS hay không, còn đừng thử nghiệm tràn lan. Ý nói là bệnh không chữa được đừng bới ra thêm rối!

Lạy giời, y học mà nói lạnh lùng bất nhẫn như thế thì sợ quá. Sợ quá nên không sợ nữa tôi quyết định công bố các bài thước cùng cách chữa HIV/AIDS của mình bằng một báo cáo chuyên đề: “Y học dân gian truy sát HIV để chữa trị bệnh AIDS”. Cũng có người hỏi sao không đến đăng ký với cơ quan y tế Nhà Nước, công bố đàng hoàng có đơn giản hơn không. Tôi chọn con đường công bố trước công luận để nhận được sự dạy bảo của nhiều người vì đây là câu chuyện liên quan đến tính mạng con người.

Nội dung công bố gồm có ba phần:

Phần I: Lược thuật quá trình diều trị HIV/AIDS của nền y học bác học từ ngày phát hiện HIV/AIDS đến nay và mạnh dạn nhận xét về cách chữa trị này.
Phần II: Giới thiệu sự có mặt của nền y học dân gian thuần Việt đã bị bụi thời gian phủ mờ, hoặc đang bị trộn lẫn với Trung y và được gọi với cái tên là Đông Y; đồng thời, giới thiệu Y học dân gian nhận biết ( “đọc bệnh”) hội chứng HIV/AIDS.
Phần III: Gới thiệu thuốc và cách chữa HIV/AIDS, thành tựu của y học dân gian thuần Việt.

PHẦN I

Lược thuật qu trình điều trị HIV/AIDS của nền y học bc học từ ngy pht hiện HIV/AIDS đến nay. Nhận xt về cch chữa trị ny

1/. Căn bệnh suy giảm miễn dịch ở người – Tiếng Anh viết là Aequired Immuno Deficiency Syndrome ( Viết tắt là AIDS- Đọc là “ Ết”). Tiếng Pháp viết là: Syndrome immunitaire de dé ficience acquíse ( Viết tắt là SIDA – đọc là “SI-ĐA), do một loại siêu vi trùng gây ra. Những người phân lập được siêu vi trùng này đặt tên là HIV (Viết tắt của tiếng Anh: Human Immunodeficiency Virus). Dịch sang tiếng việt là: Vi rút gây hội chứng suy giảm miễn dịch không hồi phục ở nguời.

Kể từ ngày phân lập được virus HIV (1984) và đặt tên cho nó (1986) đến nay đã hơn 20 năm, y học bác học vẫn chưa tìm ra được thứ thuốc nào hiệu nghiệm trong điều trị HIV/AIDS.

Sau lời phát biểu của giáo sư Montagnier tại hội nghị quốc tế về SIDA (AIDS) tại Berlin năm 1993 “ AIDS vừa là bệnh về miễn dịch vừa là bệnh Virus “, nền dược học Tây Y đã chế tạo ra hàng loạt thuốc tấn công vào HIV. Tiêu biểu nhất là thuốc Zidovudin (AZT) và mấy thứ thuốc dùng kèm chủ yếu là ức chế men sao chép ngược trong nhân HIV trong nội bào do HIV ký sinh; ức chế men sao chép ngược trong nhân HIV ký sinh ở thành ngoài tế bào và ức chế men Protaese phân lập đặc hiệu của HIV.

Kết quả điều trị HIV/AIDS bằng các loại thuốc này rất hạn chế, lại còn gây ra các phản ứng phụ mà đôi khi người dùng thuốc này lại chết vì phản ứng phụ đó trước khi bị chết vì AIDS. Các phản ứng phụ thường là: rối loạn tiêu hoá; đau dầu triền miên, thiếu ngủ và yếu toàn thân. Kiểm tra y tế đưa ra nhận xét: thuốc AZT và các thuốc dùng theo nó gây ức chế tuỷ xương; thiếu máu – giảm bạch cầu trung tính; axit lactic tích luỹ bất thường gây ngộ độc gan, thuốc lại rất đắt tiền. Nhờ có lòng nhân ái của rất nhiều người tử tế trên toàn cầu, giá thuốc đến tay người bệnh có rẻ hơn; ngặt nỗi uống các loại thuốc đó người bệnh phải dùng nhiều loại thuốc hỗ trợ khác thì thuốc mới có tác dụng; đặc biệt là phải có khẩu phần ăn nhiều năng lượng mới chống bị suy kiệt do thuốc diệt vi rút HIV gây ra. Kết cục là cảnh ngô: “ một tiền Gà, bằng ba tiền Thóc” đã diễn ra với những người nhiễm HIV.

Câu hỏi lớn dặt ra: vì sao, Tây y đã từng chiến thắng hàng loạt bệnh nhiễm trùng ở cơ thể người lại bó tay trước căn bệnh nhiễm trùng HIV? Đã có rất nhiều câu trả lời, chung quy lại có hai loại câu trả lời đáng được thảo luận:

Câu trả lời thứ nhất: Siêu vi trùng gây bệnh AIDS là một chủng vi rút có cấu trúc rất lạ so với những gì con người đã biết về vi rút gây bệnh ở người. Hệ thống miễn dịch của cơ thể người không đủ sức chống lại vi rút HIV.

Ngược lại HIV lại tấn công ngay vào hệ thống miễn dịch, tóm gọn ngay cả tế bào LimphoT được mệnh danh là “Tế bào sát thủ” ( Tế bào giết ) làm tù binh rồi chui ngay vào trong tế bào T sát thủ để ký sinh, dùng nguyên liệu ngay trong tế bào chủ để lấy cơ chất nhân lên. Chưa thấy loại vi rút nào có “Bản lĩnh cao cường” như HIV. Nếu dùng kháng sinh có liều đủ độc để giết HIV thì cũng là giết luôn tế bào người. Cái thách thức lớn nhất của vi rút HIV dối với nền y học bác học là ở điều này. Y học khoa học chưa có câu trả lời sự thách thức dó kéo theo nền y học thực hành lúng túng, đành mò mâm trong điều trị HIV/AIDS.
Câu trả lời thứ hai: Vi rút HIV là loại vi rút tự nhiên và AIDS do nó gây ra là bệnh tự nhiên với ngụ ý đó là tình trạng bị thiếu hụt cơ chế đề kháng tự nhiên tức là hệ thống miễn dịch. Câu trả lời thứ hai này còn cảnh báo rằng: điều quan trọng cần nhớ là người bị nhiễm vi rút HIV sẽ phát triển thành AIDS sau một khoảng thời gian nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào tình trạng sức khoẻ chung và cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể người đó.

Thảo luận:

Câu trả lời thứ nhất tạm chấp nhận được, mặc dù các tác giả (nhiều người) đã quá bi lãng tính bất trị của vi rút HIV, nhưng vẫn còn le lỏi niềm tin con người sẽ điều trị được bệnh AIDS do vi rút HIV gây ra.

Câu trả lời thứ hai không thể chấp nhận được, vì nó nhân danh khoa học y học tuyên bố đầu hàng trước HIV/AIDS nhưng lại với một lý do không khoa học đó là bệnh tự nhiên.

Với kiến thức còn hạn hẹp, Lang thuốc dân gian tôi , nghĩ rằng: Khi nhân danh khoa học để tuyên bố một việc gì đó cần nhớ rằng: đối với khoa học thì không có bất cứ vấn đề gì “Là không thể”. Bởi vì, khoa học là công cụ “Không thể thất bại” của con người, khi con người dùng lý tính để luận giải những gì chưa biết theo trình tự: Hội cái hiện tượng về bản chất, hội cái thuộc về bản chất về quy luật; mang cái quy luật được tạo thành bằng lý tính đó để tiếp tục nhận biết cái chưa biết, hoá giải cái chưa biết thành cái biết để bổ sung vào quy luật. Trên con đường nhận thức, quy luật là những chân lý tương đối đang đi đến chân lý tuyệt đối ở chốn “vô cùng”.

Đối với khoa học y học lại có thêm tính đặc thù. Tính đặc thù đó chính là đối tượng của y học: tính mạng con người. Khoa học y học trước hết phải là Nhân học. Hải Thượng Lãn Ông nói “Nghề làm thuốc là nhân thuật, phải lấy việc cứu gúp người làm hay”. Trước bất kỳ một loại bệnh nào con người mắc phải, khoa học y học không được phép nói “Không thể chữa khỏi”. Đây không phải là duy ý chí mà phản ánh thực tế khách quan. Ở thế kỷ 18, 19 có rất nhiều loại bệnh được những nhà thông thái đương thời phán “Không thể chữa khỏi”, thì sau đó không lâu đã được chữa khỏi. Vào cuối thế kỷ 20, hầu hết những căn bệnh nan y tồn đọng suốt chiều dài lịch sử đều đã được con người chữa khỏi. Bệnh ung thư tưởng như là định mệnh của giống người, giờ đây đã có những chỉ báo rất đáng tin cậy là có thể chữa khỏi.

Qua hơn 20năm điều trị HIV/AIDS, y học bác học đã huy động tất cả những gì nó có, đặc biệt là hai loại liệu pháp kinh điển về chữa bệnh nhiễm trùng là Vác xin và thuốc Kháng sinh đã được vận dụng tối đa nhưng bệnh vẫn không khỏi. Tây y bó tay trước Hội chứng bệnh HIV/AIDS không chỉ dừng ở nền y học bác học không còn cách chữa đối với một căn bệnh, mà nó tạo ra thêm một bệnh mới là bệnh: xã hội sợ hãi, hoảng loạn, tuyệt vọng trước HIV/AIDS trong dân chúng.

Sự bất lực của Tây Y trước những chứng bệnh do HIV gây ra trong cơ thể Người chớ trêu thay lại có cội nguồn từ cái mạnh nhất của Tây Y, đó là “Chủ nghĩa thức chứng”. Tây Y coi quan sát trực quan là nguồn gốc chính của kiến thức Y học. Chỉ những gì, nhìn thấy , sờ được mới là chân lý. Va, trên cơ sở thực chứng đó, Tây Y dùng phép ngoại suy để luận trị bệnh. Tây Y bác bỏ và diễu cợt các kết quả luận trị bệnh không giống no. 
Sau khi được trang bị kính hiển vi điện tử có độ phóng to trên 60.000 lần, 1 triệu lần, Chủ nghĩa thực chứng trong Tây Y như Hổ được chắp thêm cánh. Nhờ có kính hiển vi điện tử, cùng với sáng chế ra hai loại công cụ quan sát trực quan – nói theo kiểu Tầu là rất lợi hại- đó là invitro ( thí nghiệm trong ống nghiêm ) và invivo ( Thí nghiệm trong cơ thể sống, hoặc tạo ra môi trường thí nghiệm giống như cơ thể sống – canh cấy tế bào ). Nhờ những công cụ này mà hành vi mổ xẻ cơ thể người trở thành khoa học phẫu thuật lừng danh. Cũng nhờ những công cụ này, Tây Y lập được bản đồ Gen người và đang tiến hành “đọc” được bản đồ Gen đó, với tham vọng nắm được toàn bộ bỉ ẩn của sự sống.

Những kết quả phẫu thuật chữa khỏi bệnh tưc thì đã tạo ra hiện tượng mê tín phẫu thuật. Bất kì bệnh gì nếu không tìm được thuốc chữa khỏi là lập tức được kê đơn phẫu thuật, Mổ bụng moi gan, xẻ thịt, đục xương, đến như não người cũng được ứng xử bằng dao kéo. Những bộ phận của cơ thể người bị coi là “hỏng” lập tức bị cắt bỏ. Cắt bỏ, cắt bỏ liên tục cho tới khi không còn gì để cắt mới thôi! Nhừng thành tưụ chói sáng nhất thời của phẫu thuật đã đẩy Tây Y vaò trạng thái cao ngạo. Nó coi những gì quan sát được từ invitro và invivo dưới kính là bằng chứng không thể bác bỏ. Từ những kết quả quan sát này, Tây Y đoán định bệnh và chỉ tin những gì đã nhìn thấy ở hai công cụ thí nghiệm này. Rất tiếc là sác xuất đoán đúng bệnh của Tây Y cao lắm cũng chỉ đạt chỉ số 40/100 . Với Hội chứng HIV/AIDS, sác xuất này là 0/100, mặc dù Tây Y đã phân lập được HIV, giải phẫu được nó cả về cấu trúc nội quan và hình thái tồn tại, nhưng lại không tìm được thuốc chữa đặc hiệu. Câu hỏi đặt ra là: Chọn chưa đúng thuốc chữa hay nhận biết về HIV chưa đúng? Có lẽ là cả hai !

Thực tế cho thấy các kết quả trị bệnh bằng phẫu thuật không chịu được thử thách của thời gian. Hầu hết số người trị bệnh bằng phẫu thuật không sống được quá 5 năm. Ngay như việc cắt bỏ ruột thừa, cắt bỏ hạch amiđan là phẫu thuật tưởng như vô hại cũng gây ra nhiều phản ứng phụ, khiến người bị cắt bỏ các bộ phận “thừa” đó mắc phải các chứng bệnh khác do di chứng của các phẫu thuật này và chết non. Biến chứng của việc cắt Amiđan đã làm suy yếu tim; biến chứng trường diễn lặng thầm của cắt ruột thừa thường tạo tiền đề bị ung thư ruột, v.v… Bởi vì, cơ thể con người là kết quả chọn lọc của tự nhiên cả về vật liệu và cấu trúc qua nhiều triệu năm ; đó là một công trình có kiến trúc tối ưu, tiết kiệm vật liệu đến mức tối thiểu nhưng lại có công năng hoạt động đến mức tối đa, không có bộ phận nào trong cơ thể người là “thừa” cả !

Tây Y ngỡ rằng nhờ có kính hiển vi điện tử ngày càng phát triển có thể phóng to vật cần nhìn tới nhiều triệu lần và qua “ thao trường invitro và invivo”, con người có thể nhìn thấy cái tận cùng của thế giơi vi mô. Thức tế kiểm nghiệm đã gây choáng cho Tây y. Thức tế kiểm nghiệm đó là: Người ta đã thí nghiệm giết chết một tế bào, sau đó bằng các thiết bị cân đong đo đếm tinh sảo đã lắp ghép lại toàn bộ những vật liệu đã bị phá vỡ trở lại nguyên trạng hình hài của tế bào như cũ đúng với kết cấu và trọng lượng bân đầu; tế bào được lắp ghếp lại đó không sống. Vậy là khi giết chết một tế bào sống, người ta đã làm mất đi “ chất sống “ của tế bào, dù được nhìn dưới kính vẫn không thấy được cái “chất sống” đó. Vậy cái tạm gọi là “ Chất sống” là gì? Chủ nghĩa thực chứng cuả Tây Y không thể bác bỏ có sự tồn tại của “chất sống” nhưng đang cố hướng chú ý của con người vào giả định: chất sống đó là thông tin.

Con người đã biết được rằng:” Vật chất là thực tại khách quan mà con người có thể cảm giác được”. Vật chất có rất nhiều tính chất, trước hết phải nói ngay tới khối lượng của vật chất và năng lượng của vật chất. Khối lượng là tính trơ của vật chất, còn năng lượng là thước đo sự chuyển động của vật chất. Những tính chất này quan hệ chặt chẽ với nhau khăng khít tới mức vật chất được xem như là những dạng Khối-Năng lượng khác nhau. Dù ở bất kì trạng thái nào vật chất cũng luôn chuyển động. Chuyển động được xem là phương thức tồn tại của vật chất. Giữa các dạng chuyển động khác nhau của vật chất có mối quan hệ tương hỗ, chúng có thể biến đổi cho nhau. Con người đã thông qua rất nhiều trải nghiệm mới nhận ra rằng: Vật chất là bất diệt, nó không bao giờ tự sinh ra và cũng không bao giờ tự mất đi. Nếu có dạng vật chất nào đó biến mất thì có nghĩa là nó đã hóa thành dạng vật chất khác, hoặc đã nhập vòa hình thể khác.

Con người mới chỉ biết vật chất tồn tại dưới hai dạng hình là CHẤT và TRƯỜNG . Chất là dạng tồn tại đặc trưng của vật chất bằng khối lượng có kích thước hình dáng rất khác nhau, có tốc độ chuyển động bé hơn tốc ánh sáng, như : electron, hạt nhân, nguyên tử, phân tử, tinh thể, chất lỏng, khoáng chất, đất đá, kim loại, cây cỏ…Trường là dạng tồn tại của vật chất bằng năng lượng, như: Lực hấp dẫn; Lực trong hạt nhân; Điện từ trường, v.v… Hai dạng tồn tại của vật chất này con người đã nhìn thấy và cân đong đo đếm đựoc. Nhưng qua hiện tượng thực nghiệm giết chết rồi phục sinh tế bào nói ở trên thì còn có dạng tồn tại khác nữa của vật chất mà con người chưa nhìn thấy được và mới chỉ cảm thấy nó thôi. Dạng tồn tại đó như thế nào? Hiện chưa có câu trả lời, song nó lại rất quan trọng và có tính quyết định để Y học ứng dụng vào chữa trị các bệnh nan y, trong đó có Hội chứng HIV/AIDS. Phải chăng do kiên định chủ nghĩa thực chứng mà Tây Y đang kêu trời và bất lực trước sự biến hóa như MA của lớp vỏ HIV. Qua thực tế chưa bệnh bằng kinh nghiệm dân gian cổ truyền tôi nhận thấy sự biến hóa lớp vỏ Retrovirut HIV là biểu hiện chuyển hóa của chất rắn với chất lỏng trong các mắt lưới gen của loại Protit hòa tan trong nước ở cơ thể động vật đa bào. Hiện tượng đó là:” Đôi khi cấu tạo mỏng manh bên trong của gen protit dễ dàng bị phá hủy khi có chấn động. Sự chấn động cơ học như thế của một gen làm cho nó hóa lỏng. Tuy nhiên qua một thời gian nào đó cấu trúc bên trong của một gen lại được xây dựng lại và chất lỏng lại trở thành gen…” (Giáo trình Sinh- Hóa học của Liên Xô, người dịch: Nguyễn Bàng- Đỗ đình Hồ; hiệu đính: Lê Doãn Diên; NXB Khoa Học, Hà nội năm 1968, tr.331). Hiện tượng naỳ không phải là biến đổi gen mà là chỉ báo một “tập mờ”, gợi nhớ đến một dạng tồn tại của vật chất được gọi là các “tế bào Quang tử” trong “Khoảng Trống Không quang tử” từ cái thủa Vũ Trụ còn là”trống không” trước Vụ nổ BIG BANG cách nay hơn 15 tỷ năm.

Qua dẫn giải trên để nói rằng: cơ sở để hình thành kiến thức Y học không đơn thuần chỉ có thực chứng mà còn có cả “hư chứng” nữa; không chỉ có phép ngoại suy dựa trên thực chứng đơn độc để luận trị bệnh mà còn có cả phép nội suy – sản phẩm của tư duy trừ tượng dựa trên nền tảng khái quát hóa thực tiễn. Tức là dựa vào kinh nghiệm đã chữa rất nhiều bệnh tương ứng, đối chiếu với chứng bệnh hiện tại để luận trị bệnh và “Bốc thuốc”. Cách làm này Dân Gian gọi là” “ Trông mặt mà bắt hình dong“, để có những nhận xét, như: “ Những người thắt đáy lưng ong/ Vừa khéo chiều chồng lại khéo nuôi con. Những người béo trục béo tròn / ăn vụng như chớp đánh con cả ngày. Phép nội suy của Việt y cổ truyền khác biệt hoàn toàn với nội suy tư biện chỉ dựa vào tri thức gián tiếp rồi tưởng tượng ra,( tư biện Kinh Viện). Đây là điểm độc đáo của Việt y cổ truyền. Có được tính độc đáo đó là do Việt y cổ truyền không bị “Thuyết Chính Danh” của văn hóa Tầu lũng đoạn. Việt y cổ truyền không sính lập ngôn thành Học thuyết, không phải Tổ tiên Ta không biết lí luận. Hàng nghìn năm sống dưới ách đô hộ của giặc ngoại xâm, chỉ mới nhìn thấy có ai đó có chút tài là bị Giặc bắt cung tiến Thiên Triều ngay! Dấu mình đi để tồn tại và phát triển trở thành lối sống của người Việt Cổ.

Tây Y tìm thấy HIV trong cơ thể người, nhưng vi rút từ đâu ra và vào cơ thể người đầu tiên bằng con đường nào thì Tây Y chịu. Hai công cụ quan sát rất lợi hại là “Ivitro” và “invivo”đều không cho câu trả lời thuyết phục. Cần nói rõ để tránh hiểu lầm: Phát minh ra thí nghiệm trong ống nghiệm ở ngoài cơ thể sống, rồi sau đó phát minh ra cách thí nghiệm trong cơ thể sống ( ở các động vật dùng làmn thí nghiệm, hoặc kỹ thuật “ canh cấy tế bào” ) là thành tưu khoa học vĩ đại của Tây Y. Nhờ hai công cụ này mà con người đã vén lên bức màn bí ẩn của sinh giới, khám phá cấu tạo tinh vi của cơ thể người, đưa con người tới gần vị thế làm chủ được sự sống của mình. Song, với một cấu trúc tinh sảo tới mức tối ưu như cơ thể người, một chút kiến thức về giải phẫu học, về chuyển hóa các chất thức ăn đưa vào cơ thể, v.v… còn quá nhỏ bé và rất sơ bộ đối với cấu trúc của cơ thể con người. Trí tuệ của con người cần khiêm tốn trước Thiên nhiên hơn nữa mởi học hỏi được những tri thức từ Ông thầy Thiên nhiên vĩ đại này , Mặt khác, chuyển hóa trong cơ thể thú khác rất xa chuyển hóa ở cơ thể người. Kết quả thu được qua invitro và invivo đều ở trạng thái sinh vật thí nghiệm đã bị giết chết. Con người chưa nhìn được chuyển hóa trong cơ thể đang sống, mà mấu chốt cần biết là thông tin của sự chuyển hóa trong cơ thể đang sống và đang mắc bệnh.. Ngay như việc canh cấy tế bào rồi lấy thông tin từ đó để suy luận ra chuyển hóa của toàn cơ thể sống sẽ không tránh khỏi phiến diện. Bởi vì, sản phẩm của các Gian bào ( các Cytokin ) là do một tế bào đích tiết ra, ngay sau đó nó phải hòa nhập vào Hệ thần kinh Dịch thể. Khi hòa nhập vào Hệ thống thần kinh dịch thể cac Cytokin cá thể nàý đã phải chứa thông tin tổng hợp của gần 80.000 tỷ tế bào của toàn cơ thể phát ra. Thông tin chứa trong các Cytokin của một nhóm tế bào chứa trong các ‘ Mẻ” canh cấy không thể đại diện cho toàn cơ thể. Tây Y chưa thật bình tĩnh để thấy được lẽ phaỉ đó, nên khi chưa tìm được lối vào cơ thể người đầu tiên của HIV đã phán quyết vội vàng, rằng: HIV vào cơ thể người bằng con đường nào không quan trọng và không giúp ích gì để tiêu diệt HIV! Chữa bệnh là đánh trận. Đánh trận mà không biết kẻ Địch từ đâu đến thì hiểu Địch làm sao được. Không hiểu được Địch thì trăm trận đánh thua cả trăm là cái chắc.

Quá lệ thuộc vào kết quả quan sát ở invitro và invivo, Tây Y lại tự làm khó cho mình khi đã “Nhân cách hóa vi rút HIV”, mô tả nó như một loài Ví rut có trí khôn biết cái gọi là “lẩn trốn miễn dịch” khi vào cơ thể người. Người ta mô tả HIV khi vào cơ thể người đã tự tìm đến các tế bào có thụ thể mặt ngoài là CD4 để xâm nhập. Tây Y chưa bao giờ đặt câu hỏi: HIV xâm nhập thụ thể CD4 hay là thụ thể CD4 bắt chiếm HIV đang trôi nổi trong máu lưu thông? Đây là câu hỏi cực kỳ quan trọng giúp tìm thuốc chữa hưũ hiệu Hội chứng HIV/AIDS.
Do Y học khoa học của Tây Y chưa có luận giải chính xác bệnh lí của Hội chứng HIV/AIDS đã khiến Dược học của Tây Y ứng phó với căn bệnh này ở tình thế bị động, lung túng, chỉ định thuốc không hiệu nghiệm. Các dòng thuốc ( chủ vị là AZT ) dùng điều trị đặc hiệu đều áp dụng kĩ thuật “Ức chế cạnh tranh”, chủ yếu là chất đồng dạng của Thymidin lấy từ DNA tiền Vi rút. Biệt dược nay không diệt được tận gốc Genom của Vi rút, bệnh không khỏi. Loại thuốc này lại trực tiếp đầu độc tuỷ xương, những cá thể nhiễm HIV chưa có triệu chứng lâm sàng cần rất thận trọng khi dùng các loại thuốc này. Cũng cần nói ngay để tránh hiểu lầm: kỹ thuật dược học bào chế ra dong thuốc AZT là một tiện bộ khoa học dược lý rất đáng kính trọng, vì tuy còn nhiều nhược điểm, nhưng nhờ có loại thuốc rất kịp thời này đã kéo dài sự sống cho người bệnh. Bệnh hủi, bệnh Lao từ khi phát hiện phải đợi hàng trăm năm mới tìm ra thuốc đặc hiệu. Sau phát hiện thấy HIV gây suy giảm miễn dịch chỉ mấy năm thôi đã có thuốc chặn được tốc độ phát triển của bệnh, đó là một thành tựu rất lớn, Nhân loại phải biết ơn Tây Dược. 
Các loại vac xin truyền thống của Tây Y , như: dùng xác vi rút đã chết hoặc làm cho nó bớt độc không có tác dụng với Hội chứng HIV/AIDS. Tây Y lí giải sự thất bại này là do vỏ HIV mong manh sinh tính miễn dịch kém và đặt ra tiêu chuẩn mới cho loại vác xin này là phải tạo ra được kháng thể trung hòa. Tây Y đang hi vọng dùng kĩ thuật DNA tái tổ hợp tạo ra vật liệu để sản xuất vac xin HIV. Các Dự án này đang được triển khai trong giai đoạn thử nghiệm.

Một biện pháp khác đã được đề nghị: Xây dựng lại Hệ thống miễn dịch của vật chủ. Người ta đã thử dùng IL-2, Inteferon, thậm chí ghép tủy nữa nhưng chưa có kết quả như mong đợi. Theo nhận biết của tôi, Hệ thống miễn dịch trong cơ thể người không chỉ đơn thuần giúp cho cơ thể không bị mắc một chứng bệnh nào đó do nhiễm trùng mà còn đóng vai trò vô cùng quan trọng cho tiêu hóa nữa. Bởi vì, các thức ăn có nguồn gốc động vật khi vào cơ thể người chúng trở thành các kháng nguyên đối với Hệ thống miễn dịch. Nếu thức ăn đó không được Hệ thống miễn dịch tiết kháng thể tương ứng để trung hòa trong quá trình tiêu hóa, cơ thể bị ngộ độc. Như vậy là trong quá trình tiêu hóa ở cơ thể người không chỉ có các dịch vị, các men tiêu hóa tham gia mà còn có cả các enzyme của các bạch cầu cùng góp sức nữa. Khẩu phần ăn có tỷ trọng nguồn gốc động vật cao sẽ làm suy yếu Hệ thống miễn dịch chính là yếu tố này đây. Dự án tổ chức lại Hệ thống miễn dịch có tính đến yếu tố này không?

Khi mới phát hiện ra bệnh, bắt tay vào chữa trị, người ta cho rằng đây là bệnh nhiễm trùng tuy khó nhưng chắc chữa được, nên đã không tiếc lời mô tả HIV/AIDS như là một đại dịch sắp huỷ hoại toàn nhân loại, tạo điều kiện cho những người hành nghề thiếu y tâm mặc sức kiếm tiền. Đến khi thấy HIV/AIDS không dễ chữa và không thể chữa nổi liền chuyển giọng rằng HIV/AIDS là bệnh tự nhiên và có thể chung sống với HIV/AIDS. Thái độ thầy thuốc tiền hậu bất nhất trứơc một căn bệnh có liên quan đến tính mạng người nhiều như vậy xét về phương diện y tâm là rất đáng buồn phiền. 

Nền y tế của một quốc gia nói rộng ra là cả thế giới nữa luôn có nhiều thành phần y học. Song hành với y học bác học (Bao gồm cả Tây y và Trung y), còn có y học dân gian, Yhọc Gia đình, trong đó có Y học vô cùng đặc sắc của các dân tộc anh em (đang còn được gọi với cái tên xách mé là dân tộc thiểu số). Y học bác học tuy giữ vị thế nổi trội vì ngoài tiềm lực tri thức khoa học hiện đại, phương tiện chữa bệnh tối tân, cơ sở khám chữa bệnh đồ sộ, Nó còn đại diện cho y học nói chung tham gia Công quyền. Đối với y học, sự nổi trội đó chưa phải là đã đủ để có thể nói lời phán xử cuối cùng đối với bệnh tật của con người. Loài người xuất hiện và phát triển hàng triệu năm còn y học bác học mới có cách đây hơn 2000 năm. Nếu không có y học dân gian, y học gia đình thì loài người còn sống sót cho tới ngày y học bác học ra đời không?

Ơ bất kỳ quốc gia nào, bất kỳ thời đại nào y học dân gian luôn có mặt. Sự tồn tại của nó không chỉ vì lý do kinh tế: mức chi trả thấp phù hợp với sức mua của người nghèo đang là số đông trong dân cư, mà cái chính là nó có thể chữa khỏi những bệnh hiểm nghèo mà y học bác học bó tay. Hiệu năng chữa bệnh mà y học dân gian có được là nhờ nó chắt lọc được trí tuệ của toàn dân, trong đó có bí mật y học gia truyền là nòng cốt.

Bí mật y học gia truyền được giữ kỹ vì tổ phụ chủ nhân của nó bằng kinh nghiệm sống chỉ giao bí mật gia truyền cho người trung thành với gia tộc mặc dù người đó thường là ít chữ. Cổ nhân cho rằng người Trí thức cậy mình nhiều chữ hay mắc bệnh “ khoe chữ” và rất hiếu thắng. Khi cao hứng, thói sĩ diện hão khiến con người này không giữ được bí mật gia truyền. Do đo, thành tựu y học lớn của dân tộc chỉ lưu hành trong số ít người “Chỉ biết làm như đã dăn dò, không biết lập lý”, những cuộc phát động hiến tặng những bài thuốc gia truyền chỉ thu được cái xác của bài thuốc, không thu được cái hồn của bài thuốc, vị thuốc. Bí ẩn của y học cổ truyền là kỹ thuật thu hái ngâm tẩm chế biến vị thuốc. Vị cam thảo tươi (Sinh cam ) chuyển chất rất xa khi mang nướng nó dưới ngọn lửa nhỏ của rơm lúa nếp. Có tới hơn 20 cách chế biến khác nhau biến sinh địa thành thục địa, để chữa cho chính một con bệnh ở các thời bệnh khác nhau... y học bác học (Tây y) mãi tới thế kỷ 20 mới phát hiện ra cái gọi là “ thời dược lý học” để định giờ uống thuốc hiệu quả nhất.

Y học dân gian cổ truyền thường gặp khó khăn trong hành nghề bởi ngay trong cách diễn đạt y lý, y dược của nó. Các ông lang bà mế dù có thành tâm dâng hiến các bài thuốc gia truyền, nhưng các vị giám khảo thường là chuyên gia của y học bác học họ đặt ra những câu hỏi mà các ông lang, bà mế không trả lời được.

Những bà mế nói tiếng kinh chưa thạo làm sao biện luận được tác dụng dược lý của các vị thuốc. Họ lại càng không thể trả lời được thành phần hoá học của các vị thuốc gồm có các hoạt chất gì, công thức hoá học của nó thế nào? Mang các vị Thuốc đi thử nghiệm ở các cơ sở Kiểm định dược chất hiện nay thì kết quả nhận được chỉ là vị thuốc có độc và không có độc mà thôi. Thử một vị thuốc tốn hàng triệu đồng, kết quả thu được rất đáng ngờ, vì có thể dùng quyền uy, dùng tiền mua được kết quả kiểm định theo như ý muốn.

Đòi hỏi các ông lang, bà mế công bố kết quả điều trị lâm sàng giống như đánh đố. Các lang thuốc chúng tôi không có điều kiện tổ chức điều trị nội trú, họ chỉ biết nghe mạch bốc thuốc cho người bệnh, và phần lớn là người thân của bệnh nhân đến kể bệnh và xin thuốc. Bệnh nhân khỏi hay chưa khỏi họ chưa biết, người bệnh khỏi không đến nữa, hoặc đã đi theo dòng điều trị khác cũng chưa biết chừng. Với những ông lang có học, thông thạo y lý, dược lý thì lại vấp phải hàng rào ngôn ngữ của Tây y, họ không diễn tả được theo cách đọc hoá – lý. Cán bộ y tế nhà nước có công quyền kiểm định lại không hiểu y học dân gian. Ho không đối thoại đựơc với nhau. 
Năm 1953 bố tôi phấn đấu để đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp tỉnh Hoà Bình. Ông không nghe lời di huấn của tổ phụ mang hiến tặng 60 bài thuốc gia truyền. Sau 45 ngày ngồi giải trình với cán bộ y tế Nhà nước về các bài thuốc vị thuốc... về nhà ông ho ra máu. Cả nhà sợ quá khi nghe ông nói: “ mình thành tâm hiến tặng mà họ gặn hỏi như công an hỏi cung tội phạm. Thật là làm phúc phải tội”. Từ đó ông xa lánh thế sự, thu hẹp phạm vi chữa bệnh. Ông lặng lẽ soạn lại các bài thuốc rồi cho vào hòm khoá lại, dặn tôi khi ông chết thì chôn theo cái hòm đó. Ông cũng đồng ý cho tôi đi làm công nhân Nhà nước. Năm 1967 ông qua đời trong nỗi niềm u uất.
Có lẽ cũng vì những chuyện đời thường như thế mà y học dân tộc không bộc lộ thực sự được năng lực vốn có của nó. Cho đến giờ phút này y học dân tộc chưa co được tiếng nói trong điều trị HIV/AIDS.

HIV/AIDS xuất hiện ở Việt Nam từ năm 1990. Theo Thông tin của Tiểu ban giám sát HIV/AIDS của Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương thì năm 1990 ở Việt Nam mới có 1 người nhiễm vi rút HIV. Năm 1991 không có người bị nhiễm vi rút HIV. Ngay năm sau 1993 số người nhiễm vi rút HIV tăng lên đột ngột 1.148 người. Thế rồi cứ mỗi năm số người bị nhiễm vi rút HIV tăng lên 200 người. Tới năm 1997 tăng đột ngột hơn năm 1996 1.100 người. Từ đó mỗi năm số người bị nhiễm HIV/AIDS ở nước ta năm sau cao hơn năm trước 2.000 người. Đến năm 2006 này, số người mắc bệnh HIV/AIDS là bao nhiêu ? Đó là một ẩn số có vô số nghiêm số. Các nghiệm số khác nhau đó đều được coi là đúng vừa được coi là “còn cách xa sự thật”.

Nhà nước ta có hẳn một Ủy ban phòng chống HIV/AIDS, nhưng UỶ ban này chưa được trao quyền lực tổ chức, tập hợp các nhà khoa học và điều kiện vật chất để hoạt động gần như chưa có gì đáng kể, HIV/AIDS vẫn không ngừng phát triển cả về chiều dọc và chiều ngang. HIV/AIDS không chỉ hoằnh hành ở thành thị mà con thấy ở nông thôn, trên núi cao và ở cả những vùng xa sôi hẻo lánh. Người ta không chỉ nhìn thấy HIV/AIDS có ở người bán dâm, tiêm chích chất ma tuý mà còn thấy ở những con người trong sạch, đáng kính trọng về nhân cách sống. Công cụ duy nhất hiện nay để chống lây nhiễm HIV/AIDS là bao cao su, bọc dương vật nam giói lại trong giao hợp tình dục.

Quan sát hoạt động y tế của Nhà nước qua công tác dập dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp tính (bệnh SARS) mấy năm qua tôi rất tự hào về nền y học bác học của nước ta. Chỉ qua biểu hiện trí tuệ đoán bệnh và trị bệnh; trí tuệ tổ chức bao vây dập dịch, thì bất cứ chuyên gia y tế nước ngoài nào dù cao ngạo đến cực đoan cũng phải ngã ngũ nghiêng mình thán phục nền y học bác học của Việt Nam.
Dập dịch SARS là một chỉ báo, đất nước đang có rất nhiều tài năng y học, bác học thuộc đỉnh cao trí tuệ của nhân loại đương đại. Vậy thì, tại sao trước Hội chứng bệnh HIV/AIDS, các thầy thuốc của y học, bác học chưa “ra tay”. ?

Chữa trị hội chứng (một tổ hợp bệnh) HIV/AIDS đòi hỏi phải có kiến thức đa ngành, trong đó các lĩnh vực: Sinh học; y học khoa học; y học thực hành; tâm lý học; dinh dưỡng học; Hóa sinh; Lý sinh,,, đóng vai trò “chủ vị” để lôi cuốn, thu hút các nguồn trí tuệ ở các lĩnh vực khác tham gia mới quật đổ được HIV trong cơ thể người. Trí tuệ của các lĩnh vực như: Chính trị học ; triết học, Toán học; kinh tế học; văn học; sử học tưởng như ngoại đạo của các bệnh tật thì trong việc điều trị HIV/AIDS lại giữ vị thế “Đồng chủ vị”. Ở tất cả các lĩnh vực này, nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang có nhiều chuyên gia ngang tầm quốc tế. Vậy thì tại sao, khi đất nước đang còn nhiều nhân tài như thế mà phải thụ động tiếp nhận những thông tin về HIV/AIDS từ nước ngoài?

Tôi là một lang thuốc dân gian, làm thuốc chữa bệnh theo kinh nghiệm gia truyền, để có ngôn y hiện đại phải học thêm “ Tây y học”. Nhưng tôi chỉ làm thuốc trước là để kiếm sống, sau là đáp lại lòng ước nguyện của tổ phụ là cứu người. Thuốc hay thì có người dùng, Thuốc dỡ thì chết đói, thuốc gây chết người thì mạng đổi mạng chứ không phải chuyện chơi !

Khác với các lĩnh vực kinh doanh thông thường, mỗi gói thuốc bán ra là nhận vào người một trách nhiệm hình sự. Trước một căn bệnh, thấy năng lực của mình có thể chữa khỏi mới dám nhận chữa, chứ không phải như kinh doanh thông thường “hễ thấy lợi nhuận tới 300% thì có phải treo cổ bố vẫn cứ làm” như lời nói của ông Tây có tên là Pitơ gì đó mà ông C.Mác đã trích dẫn để mô tả tính xấu xa bỉ ổi của kẻ kinh doanh ở thời ông C.Mác sống.
Hơn 20 năm Tây y điều trị HIV/AIDS, cũng là thời gian y học bác học Việt Nam điều trị HIV/AIDS chủ yêu bằng Tây y. Chưng bệnh đó chẵng những không khỏi mà còn nhơn nhơn phát triển như thách đố tất cả các thầy thuốc có mặt trên thế gian này. Lòng tự trọng nghề nghiệp cùng với trách nhiệm công dân đã giúp tôi vượt qua mặc cảm mình còn dốt nát, nên sau khi chữa khỏi HIV/AIDS cho mấy người bạn rất thân, tôi dành thời gian 3 năm vào tỉnh Dak Lak vừa để tìm thuốc vừa đề hoàn thiện thuốc cùng các phương pháp điều trị HIV/AIDS để công bố. 

Cũng xin tiết lộ rằng: Các kiến thức Tây Y mà tôi có được đều học từ các thầy thuốc thuộc dòng y học bác học ở Việt Nam. Các ông thầy đó “đang ngồi” trên bàn viết của tôi đây. Các tác phẩm bậc thầy này đã vực đơ tôi, chỉ vẽ cho tôi đường đi nước bước. Tôi đã có dịp so sánh các tác phẩm của thầy thuốc thuộc dòng y học bác học Việt Nam, các tác phẩm đó không thua kém gì các tác giả Tây y thế giới. Cùng một đề tài và lượng thông tin hằng định, người nước ngoài phải dùng 100 nghìn từ mới diễn tả được thì các nhà bác học Việt Nam chỉ dùng 10 nghìn từ đã có đủ thông tin. Tác phẩm : Hỏi và đáp về bệnh SIDA (AIDS) của bác sĩ Nguyễn Đức Toàn là một ví dụ. Ông viết tác phẩm này năm 2000, cho đến nay chưa có tác phẩm nào vượt được. Ông viết rất kiệm lời, nhưng mỗi câu chữ chỉ dẫn của ông có hàm lượng trí tuệ rất cao. Cách viết đó thể hiện một nhân cách trí thức rất đáng được tôn kính. Nhưng với chính sách trả công (Nhuận bút) cho trí thức như hiện nay, chắc thầy Toàn chỉ đủ chi cho một cuộc vui gặp bạn mà thôi! Còn nhiều bậc anh tài khác, chỉ làm mà không nói. Họ không viết vì không muốn viết trí tuệ của họ ra giấy, bởi lẽ cuộc đời này đang ứng xử đối với các sản phẩm được tạo ra từ tư duy phức tạp không bằng sản phẩm được tạo ra bằng tư duy đơn giản. 

Cũng cần phải nói thêm một nguyên nhân quan trọng nữa làm cản trở những nhà khoa học có thực tài nhưng không có “học hàm giáo sư” bị “Chủ nghĩa Học hàm” chẹn họng. Dân chủ trong thảo luận khoa học ở nước ta đang bị vấn nạn mà Lỗ Tấn gọi tên là “Học phiệt” đàn áp, rất cần có sự quan tâm tháo gỡ của Đảng và Nhà nước. Một biểu hiện khác nữa của vấn nạn học phiệt là cách kê đơn thuốc và ghi kết quả khám bệnh của Bệnh viện, Phòng khám bệnh Công lập rất mất dân chủ. Bệnh viện của nước Việt, Bác sĩ là ngưòi Việt, nhưng đều viết chữ Tây. Các phiếu Ghi kết quả khám bệnh, kiểm nghiệm máu, nước tiểu,v.v… chỉ tháy 3 chữ “ĐÃ THU TIỀN” đỏ choi đóng khung oai vệ là bằng tiếng Việt. Còn toàn bộ nội dung người bệnh cần biết đều bằng tiếng Tây. Phải chăng các thầy thuốc Tây học muốn lòe dân và tỏ rat ta là Trí thức, là người có học?!

Sản phẩm của tư duy phức tạp rất kén người tiêu dùng. Tôi có thể trả 1 triệu đồng để có tác phẩm Hỏi Đáp về bệnh SIDA (AISD) của tác giả Nguyễn Đức Toàn. Nhưng giá bìa của nó chỉ có 5.000 đồng thôi. Và đáng buồn hơn tôi mua được tác phẩm quý giá này từ “Nhà phát hành Đồng Nát” đấy! Cần phải hiểu cơ chế trị trường cho đúng với bản chất của nó. Có rất nhiều loại thị trường : Thị trường gạo, thị trường nhà đất, thị trường mại dâm v.v... Có một thị trường đặc biệt đó là thị trường trí tuệ cao cấp của tư duy phức tạp. Khách hàng của thị trường này đôi khi chỉ có một người, đó là Nhà nước. Nếu không có những khách hàng đặc biệt thì ngày nay nhân loại đâu có những báu vật như những bản nhạc của những thiên tài: Mô Za, Bach... đâu có Putxkin, Sêchxpia; đâu có Đại Cáo Bình Ngô, truyện Kiều, v.v...Đất nước đang rất cần trí tuệ cao cấp, vậy mà người ta lại rẽ rúng nó, bạc ác với nó. Hội chứng HIV/AIDS, nếu có sự ra quân đồng bộ của đội ngũ chuyên gia y học bác học chắc đã chữa khỏi từ lâu ở nước ta.
Tôi viết những dòng này để tạ ơn các thầy thuốc của dòng y học bác học của Tổ quốc đã dậy bảo tôi qua các tác phẩm của họ.

Y Dược học dân tộc cổ truyền thuần Việt truy sát HIV...
(tiếp theo II)

Tin khác

Đối tác: Ngân hàng Agribank
Đối tác: Ngân hàng BIDV
Đối tác: Ngân hàng Vietinbank
Đối tác: Công ty thiết kế web ADC
Đối tác: Sông Đà Việt Đức