Con Chuột Đồng cùng những cánh Ong bay cũng tham gia chữa trị

Kinh nghiệm chữa bệnh bằng các bài thuốc dân gian thuần Việt

Con Chuột Đồng cùng những cánh Ong bay cũng tham gia chữa trị
Hội chứng suy giảm miễn dịch ở người nhiễm HIV

Lưu Hưng Linh

Chuột là động vật có vú thuộc bộ gặm nhấm (Roodenia) gồm nhiều loài thuộc các chi, các họ khác nhau. Con vật này đang bị mang tội danh phá hại thành quả sản xuất nông nghiệp, truyền bệnh nguy hiểm, nhất là bệnh dịch hạch.

Chuột sinh sống ở khắp mọi nơi trên thế giới. Con người đã tàn sát Chuột không chút thương sót liên tục trong nhiều nghìn năm bằng rất nhiều thủ pháp: dùng bẫy cơ khí, thuốc độc (bả Chuột); kỳ lạ thay, giống Chuột chẳng những không bị tiệt chủng mà còn sinh sôi nẩy nở ngày càng nhiều. Người ta ước tính: trên phạm vi toàn cầu hiện đang có mặt 35 tỷ con Chuột đang chung sống cùng 5,6 tỷ con Người.

Bí mật vê sự “bất diệt” của các giống Chuột tuy đã được khám phá, nhưng vẫn chưa đủ sức thuyết phục. Khám phá được ủng hộ nhiều nhất là nói về khả năng nhân giống của bọn Chuột. Chuột cái mang thai 90 ngày, đẻ được từ 6 đến 10 con, một phần tư là đực, còn lại là cái.

Chuột con ra khỏi cơ thể mẹ sau ba ngày mới mở mắt. Chỉ sau khi mở mắt, chuột con mới biết đường tìm đến vú mẹ để bú tí. Trong ba ngày chờ chuột con mở mắt, chuột mẹ đã hứng tình, chấp nhận giao phối và mang thai. Đây là loại động vật có vú mang thai ngay trong thời kỳ đang cho con bú. Chuột con chỉ được bú tí mẹ khoảng ba mươi ngày phải cai sữa và ăn các loại hạt đã được mẹ bóc vỏ. Chuột mẹ thường mò vào các ổ trứng của các loài vật khác để ăn trộm trứng về nuôi con. Nhiều người đã chứng kiến hoạt cảnh Chuột Đồng vào chuồng gà ăn trộm trứng, kể lại: Muốn ăn trộm trứng gà, chuột cái cần có sự giúp sức của chuột đực. Cả hai vào ổ trứng, chuột cái dùng bốn chân ôm lấy quả trứng rồi nằm ngửa ra, chuột đực cắn đuôi chuột cái lôi về hang. Để vượt các địa hình không bằng phẳng, chuột cái cắn thủng một đầu quả trứng rồi rúc mõm vào để cùng bốn chân giữ quả trứng không thể bị rơi kể cả khi chuột đực kéo lên tận nóc nhà. không may bi rơi, mẹ Chuột vẫn ôm ghì quả trứng. Được bố Chuột giúp sức cuộc mưu sinh làm lại từ đầu. Tấm lòng cha mẹ không ngại gian khó dù có phải hy để kiếm thức ăn nuôi con đâu phải chi có ở loài Người. Ai đó là Người không biết hy sinh vì con, chứng kiến hoạt cảnh này chắc phải xấu hổ lắm!

Mặc dù phải nuôi con trong thời kỳ thai nghén, nhưng chuột mẹ rất tận tụy trong việc tìm kiếm và tích trữ thức ăn, nên đàn con của nó luôn đủ dinh dưỡng, lớn rất nhanh. Sáu tháng tuổi chuột con đã động dục và mang thai. Trong các loài động vật có vú, tốc độ nhân đàn của Chuột ở vị trí hàng đầu.

Ngoài năng lực bẩm sinh là sinh đẻ nhanh và nhiều, loài Chuột còn có khả năng thích nghi với môi trường sống rất kỳ lạ. Người Việt cổ đại đã biết theo dõi tập tính sinh sống của Chuột để dự báo thời tiết. Nếu thấy Chuôt Đồng làm tổ trên các hốc cột nhà, hay trên mái rạ thì biết sắp tới sẽ có lũ lụt lớn. Nếu thấy hang chuột có đất mới, chứng tỏ chúng đang đào hang xuống sâu, hoặc thấy quanh bờ ao có nhiều hang chuột mới là chắc chắn thời gian tới sẽ có hạn hán kéo dài. Chính nhờ có bản năng dự báo được thiên tai sớm và có biện pháp phòng tránh kịp thời nên Chuột bảo toàn đươc nòi giống trước các biến đổi của môi trường sống.

Không tiêu diệt được Chuột, loài Người buộc phải chung sống cùng con vật này và thuần dưỡng con Mèo để nó giúp đuổi Chuột. Qua nhiều nghìn năm quan sát cuộc chiến tranh giữa Mèo và Chuột, con Người phát hiện ra ở con Chuột nhiều tố chất sống động rất đặc biệt. Hoạt cảnh Mèo vờn Chuột cho ta những chỉ báo thú vị này:

Con Mèo khi vồ được con Chuột nó không giết chết ngay mà tung tù binh lên cao. Con Chuột rơi xuống mà chưa chết, Mèo đợi khi Chuột hoàn hồn định tháo chạy nó liền dùng chân trước giữ lại, rồi lại chơi tiếp trò tung kẻ bị bắt lên cao, cho đến lúc kẻ bị nạn chết hẳn, Mèo mới bắt đầu dùng bữa. Trò chơi này, Mèo chỉ biểu diễn ở nơi yên tĩnh và tuyệt đối không có khán giả là Chó. Những con Mèo còn trẻ thường gặp thất bại trong trò chơi này: Phần lớn những con Chuột đã trưởng thành (12 tháng tuổi) khi bị Mèo vồ thường không chống cự. Nếu bị tung lên cao, khi rơi xuống đều tiếp đất bằng bốn chân rồi lăn ra, nín thở giả vờ chết. Khi thấy Chuột nằm bất động, Mèo dùng chân trước kều lên thân Chuột thấy cứng đơ, nó đắc chí vểnh mặt lên trời như có ý khoe khoang chiến thắng. Chỉ chờ giây phút đó, Chuột vùng dậy thật nhanh, trong chớp mắt nó đã thoát nạn. Mèo nhìn xuống thì Chuột đã chạy mất tiêu rồi! Quan sát hoạt cảnh này, con người cho rằng Chuột rất khôn, từ đó rút ra triết lý: cuộc đấu tranh sinh tồn giữa kẻ mạnh và kẻ yếu, nếu kẻ yếu bình tĩnh và thông minh vẫn vô hiệu hóa được sức mạnh của kẻ mạnh. Toàn bộ các phim hoạt hình Mèo - Chuột đều phỏng theo triết lý này. Hành tung biến báo kì diệu của con Chuột Nhắt mang tên ông MicKey người Mỹ đã làm cho ông này trở thành một Danh nhân Văn hóa. Hành tung biến báo kì diệu của con Chuột sớm và có biện pháp phòng tránh kịp thời nên Chuột bảo toàn được nòi giống trước các biến đổi của môi trường sống.

Con Chuột đã đồng hành cùng con Mèo đi vào các câu chuyện cổ tích của dân tộc Việt. Bức tranh dân gian “Đám cưới Chuột” đã trở thành họa phẩm nổi tiếng từ rất nhiều đời nay ở nước ta. Có người còn cho rằng bức tranh “Đám cưới Chuột” là một biểu hiện chống tham nhũng cổ điển nhất không chỉ trong văn hóa Việt mà còn là của cả nhân loại nữa.

Con Chuột Đồng cùng những cánh Ong bay cũng tham gia chữa trị

Đám cưới Chuột (tranh Dân gian Việt Nam)

Phong cách sinh tồn của con Chuột trở thành một biểu tượng văn hóa ứng xử của kẻ yếu trước kẻ mạnh đã khiến giống Chuột không bị con Người ghét bỏ. Nhiều dân tộc trên thế giới thích ăn thịt Chuột, coi đó là loại thực phẩm bổ dưỡng giúp con Người có được những phẩm chất ưu tú của con vật năng động này. Người Đài Loan gặp cảnh hiếm muộn đã săn tìm các bộ phận sinh dục của Chuột để ăn vì cho rằng nó giúp họ mắn đẻ như giống Chuột.

Người Việt, suốt từ Bắc đến Nam đều ăn thịt Chuột. Mâm cỗ Cưới của người dân nông thôn nhiều vùng ở Bắc Ninh dù có đủ các loại thực phẩm cao cấp mà vắng thiếu đĩa thịt Chuột bị coi là “Hạ đẳng”. Các bậc Trưởng Lão ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã chế tác được món nhậu bằng thịt Chuột Đồng ướp gia vị bí truyền; ai đã một lần được các “Tía” cho sài món ngon này thì nhớ Nam Bộ suốt đời

Những năm gần đây thành tựu nghiên cứu sinh học về gien công bố: trong tất cả các loài động vật thì duy nhất chỉ có giống Chuột là có cấu trúc gien giống với gien Người, thịt Chuột lại có thêm thực khách là những người có học. Song, trong tư duy Y - Dược học, coi Chuột là một “Con Thuốc” cung cấp nhiều vị thuốc chế biến từ Chuột, thì tự cổ chí kim mới chỉ thấy người Việt ứng dụng thôi.

Tây y đã thuần dưỡng nhiều giống Chuột để làm vật thí nghiệm trong các cơ sở nghiên cứu, nhưng chưa phát hiện được chất gì để làm dược liệu chữa bệnh. Người Việt từ rất lâu đời đã dùng mật Chuột để chữa bệnh điếc tai. Trong một bài thuốc cổ truyền, Tuệ Tĩnh đã ghi lại: “Nước mật Chuột nhỏ vào lỗ tai, chỉ dùng hết 2, 3 cái, đợi đến lúc thấy trong tai như có tiếng sấm vang thì thông” (Tuệ Tĩnh toàn tập, tr 172). Trong Dân gian, từ đồng bằng Bắc Bộ đến vùng núi Tây Nguyên, trong nhiều gia đình luôn có hai lọ rượu ngâm “Bao tử Chuột” để chữa các loại bệnh nổi hạch cấp tính. Loại rượu ngâm chuột đồng mới đẻ chưa mở mắt, ngâm trong 3 tháng là dùng được. Khi thấy cơ thể bỗng dưng nổi hạch, uống mỗi lần 10 ml; loại rượu ngâm chuột mới đẻ được 3 ngày đã mở mắt, nhưng chưa mọc lông, lấy loại rượu này xoa vào các hạch bị sưng, chỉ sau 3 ngày là các hạch sưng tiêu biến. Tương truyền rằng: nhờ có thuốc chữa bệnh hạch này nên trong lịch sử, dân tộc Việt chưa bao giờ bị nạn dịch hạch tàn sát. Tôi cũng tự lý giải rằng: bộ lông Chuột có các chất dinh dưỡng từ cơ thể Chuột tiết ra có ái tính với siêu vi trùng gây bệnh dịch hạch. Do bộ lông - da là nơi siêu vi trùng dịch hạch thường xuyên cư trú nên nó đã xâm nhập vào cơ thể Chuột và Hệ thống miễn dịch của Chuột đã tiết loại kháng thể hóa giải được loại vi trùng này. Người Việt cổ do kinh nghiệm nhiều đời mách bảo đã dùng rượu để chiết xuất các chất kháng thể còn trinh nguyên từ Chuột Bao Tử để chữa các bệnh về nổi hạch và đã thành công.

Tôi đã ứng dụng bài thuốc này để chữa cho bệnh nhân đầu tiên cơ thể nổi hạch ở giai đoạn đã bị AIDS, kết quả không khả quan lắm, hạch chỉ lặn trong 10 ngày rồi lại nổi như cũ. Lý giải thất bại này, tôi cho rằng: các Protein kháng thể tổ tiên ta chiết xuất từ cơ thể Chuột là để tiêu diệt vi trùng gây bệnh hạch. Hiện tượng nổi hạch trong cơ thể nhiễm HIV không phải do vi trùng gây bệnh hạch gây ra. Cùng chứng trạng nổi hạch, nhưng nguồn gốc bệnh sinh lại rất khác nhau. Hiện tượng nổi hạch trong nhiễm HIV là do siêu vi HIV tập trung nhiều ở các hạch Bạch huyết đã thu hút rất nhiều Bạch cầu xuất hiện để tiêu diệt HIV. Làm hết nổi hạch trong cơ thể nhiễm HIV có nghĩa là phải dùng thuốc gì đó ức chế HIV tăng sinh trong các hạch Bạch huyết để không thu hút nhiều Bạch cầu hội tụ về đó, hạch sẽ không phồng lên nữa. Thuốc gì đây? Kháng thể chống vi trùng gây hạch đã không ức chế được HIV, nhưng kháng thể Chuột chữa bệnh nổi hạch thông thường không vì thế mà bỏ đi. Phải tìm cách nâng cao hoạt lực miễn dịch cho loại kháng thể rất quý này.

Kho tàng các Bài thuốc cổ truyền chữa bệnh hạch của tổ tiên để lại còn rất nhiều Bài thuốc khác. Bài thuốc chữa bệnh nổi hạch toàn thân bằng nọc con Ong được nghĩ tới. Và, thế là thêm con Ong bay ở trên Trời được mời gọi xuống giúp sức cùng với các chú Chuột Đồng để chữa triệu chứng nổi hạch trong cơ thể người nhiếm HIV/AIDS.

Trước khi ứng dụng các sản phẩm từ con Ong để chữa bệnh, cần hiểu rõ hơn về con vật này. Thông tin về con Ong dưới góc nhìn của Sinh Học hiện đại nói rằng: Con Ong thuộc Loài Côn trùng. Côn Trùng học xếp con Ong vào Bộ Cánh Màng (Hymenoptera), xuất hiện ở lớp vỏ Trái đất cách nay 270 triệu năm. Giống như các Côn trùng khác, cơ thể Ong được bảo vệ bởi bộ xương bên ngoài. Một lớp vỏ cứng được cấu tạo chủ yếu bằng Kitin. Cơ thể Ong được chia thành ba phần: đầu, ngực và bụng. Trên đầu Ong có một cặp râu chứa cơ quan cảm giác, một cặp mắt kép và hai mắt đơn. Ở giai đoạn ấu trùng có tới 6 mắt đơn, đây là loại dược liệu rất quý để chế tác thuốc chữa bệnh mù lòa và bệnh hoại tử. Miệng Ong gắn liền với ống tiêu hóa chạy từ miệng đến hậu môn. Cơ quan bài tiết gồm có ống Manphigi (Malpighian) để thải các chất chứa Nitơ. Ruột sau của Ong làm nhiệm vụ điều hòa áp suất thẩm thấu. Đoạn cuối của ruột sau có khả năng tái hấp thụ nước cùng muối Natri và Kali. Ong không bài tiết nước ra ngoài cùng phân mà dự trữ nước trong cơ thể đã giúp con vật này chịu đựng được với mọi điều kiện môi trường khô và nóng.

Ong cũng giống như nhiều Côn Trùng khác là không có xương sống đã tiến hóa theo hướng bay lượn. Cơ chế bay của Ong vẫn còn là điều bí ẩn chưa được khám phá (nói đúng ra là con Người đã cố gắng khám phá mà chưa có kết quả). Nghiên cứu Sinh học thấy rằng: ở Ong, cánh được hoạt động bởi các cơ bay gián tiếp giúp cánh vận động bằng cách ép mạnh lên thành ngực. Những cơ này có thể co lại khi bị căng ra mà không cần có sự điều khiển. Lại một bản năng tuyệt vời nữa của các “nàng Ong”: nếu con Người có được bản năng này thì tần suất ra đòn trong các trận đấu “bốc-xinh” sẽ bão táp lắm đây! Và, nhất là khi các cầu thủ đá bóng có bản năng này thì tốc độ đi bóng, nhận bóng và bứt phá để dứt điểm ghi bàn chắc sẽ vô cùng ngoạn mục. Chiết xuất được các Protein quý hiếm này sẽ giúp con người khôi phục được các mô cơ bị lão hóa, khắc phục được quán tính trì trệ ngại hoạt động của tuổi già.

Ong là loại Côn Trùng đã biến thái hoàn toàn: trứng nở thành ấu trùng trong từng lỗ tổ và được ong Thợ nuôi dưỡng bằng Mật Ong để phát triển Nhộng và trải qua các biến đổi đã được lập trình để thành hình dáng cuối cùng rồi chui ra khỏi lỗ tổ. Sinh học gọi hiện tượng này là hóa vũ. Ong có các cơ quan cảm giác rất tinh tế, hơn cả con Người. Nó có thể nhìn được trong phổ bức xạ cực tím để tìm kiếm nơi hút mật là những bông hoa có bức xạ này để dẫn đường cho Ong.

Tập tính xã hội của Ong là một hình thái kì thú của Tự Nhiên, chúng sống với nhau thành các tập đoàn lớn đông đúc từ 25.000 đến 50.000 cá thể. Các cá thể trong tập đoàn tương đối giống nhau về bộ gien nên có thể coi cả tập đoàn Ong là một “siêu cơ thể”. Đứng đầu thị tộc là một con ong Chúa là con Cái duy nhất trong thị tộc nắm đặc quyền sinh sản và là Mẹ của tất cả các con ong khác trong thị tộc. Các thành viên trong thị tộc Ong có ong Thợ là giống cái nhưng không có khả năng sinh sản. Ong Thợ đảm nhiệm toàn bộ cơ sở vật chất kỹ thuật để duy trì thị tộc: kiếm thức ăn, vệ sinh Tổ, tắm rửa cho ong Chúa, chăm sóc ấu trùng, bảo vệ tổ ong chống lại mọi loại kẻ thù. Tuổi thọ của ong Thợ từ 1 đến 3 năm. Con ong Đực to khỏe hơn ong Thợ, nhưng không làm việc mà chỉ có một nhiệm vụ giao phối với nữ Chúa. Đến mùa sinh sản, nữ Chúa bay ra khỏi tổ, các chú ong Đực bay theo và giao phối với nữ Chúa trên không trung. Những con Đực khỏe mạnh giao phối thành công, được nữ chúa hài lòng thì được phép quay lại Tổ cùng nữ Chúa. Con ong đực nào giao phối không thành công liền bị nữ Chúa đuổi đi và chết trong cô đơn ở một phương trời nào đó. Các Tổ Ong khác không tiếp nhận kẻ bất lực này.

Chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào lý giải tập tính xã hội của con Ong. Người ta đang tạm bằng lòng với lời giải thích: đó là do bẩm sinh, theo cách nói dân dã là Trời sinh ra thế! Cách giải thích mang tính yên phận này không thỏa mãn được trí tò mò ưa khám phá tự nhiên của nhiều thế hệ Người. Bản năng sinh vật thực chất là một lập trình tinh vi phức tạp được hình thành trên cơ sở của môi trường sống khi hình thành sự lập trình đó. Nó là kết quả tổng hòa của cái ngẫu nhiên. Nhưng đằng sau mọi cái ngẫu nhiên luôn là cái tất yếu, khám phá bí ẳn của sự sống chính là tìm cho ra cái tất yếu đó. Bí ẩn của tập tính xã hội của con Ong theo tôi đã hé lộ qua các nghiên cứu cụ thể sau đây:

Ong Chúa điều khiển tất cả các con ong khác trong thị tộc bằng một dịch tiết ra, người ta gọi đó là Pheromon. Dịch do ong Chúa tiết ra có thành phần hóa học như thế nào mà có sức mạnh ghê gớm như vậy? Chưa có lời giải hoàn hảo vì người ta mới tìm thấy trong dịch tiết này có một hợp chất tên là Anisol, tên hóa học là Me’tôxybelzen, công thức hóa học là: C7H8O, phân tử gam 108,14 g/mol, điểm nóng chảy – 370C, điểm sôi 1540C. Chất lỏng này trong suốt, không màu và có mùi rất dễ chịu. Thế thôi, còn toàn bộ hợp chất Pheromon có những chất gì nữa chưa thấy ai công bố. Như vậy ong Chúa đã dùng hóa chất làm mê hoặc thần dân của nó, buộc dân chúng phải tuân lệnh nó. Tập tính xã hội này của Ong đã làm các Vương triều phong kiến Á châu cổ đại rất thích thú và coi đó như là ý Trời và được vận dụng vào các định chế cai trị của Nhà Vua.

Trong quá trình đi tìm dược liệu để chế tạo thuốc chữa trị hội chứng HIV/AIDS, tôi đã mê đắm con Ong không chỉ vì Mật Ong thôi đâu mà phát hiện ra ở con vật này tàng chữ rất nhiều dược tính kì diệu mà Tạo Hóa đã kí gửi vào nó để cung cấp cho sự sống còn của Con Người. Ngoài Mật Ong, tôi đã dùng làm keo kết thuốc thì sản phẩm độc đáo nữa của Ong được sử dụng là Nọc Ong.

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu được công bố của nhiều nhà khoa học trên toàn thế giới về thành phần hóa học cùng tác dụng dược lý trong chữa bệnh của nọc Ong. Người ta tìm thấy trong nọc Ong có các axit amin tự do như: Glutamic, Leuxin, Xystin, acginin, glycocol, alanin, methionin, treonin, isoleuxin. Các a xit Nuclric, a xit Otophotphoric, muravic. Các loại men: Photpholipaza A, hialuronidaza. Đặc biệt hơn là đã tìm thấy trong nọc Ong có phân tử Anbumin có tác dụng với tên gọi là Melitin. Nọc Ong còn có chất béo cùng các chất có cấu tạo Steroit, tinh dầu, các chất vô cơ chứa 0,4% magie và vết Đồng.

Qua nhiều thử nghiệm, người ta cho rằng, chất Melitin làm co các cơ trơn và cơ vân, hạ huyết áp. Men Photpholipaza phân hủy Lexitn tạo thành Lisoxitin làm dung giải các tế bào, gián tiếp là dung huyết. Men này còn có tác dụng làm chậm quá trình thủy phân của các tổ chức và cả Thrombokinaza, hiện tượng này đã làm hạ thấp nhiệt độ đông máu, ngăn chặn các biểu hiện tắc nghẽn động mạch.

Nọc Ong làm giãn động mạch cùng các mao quản, tăng cường sự xâm nhập của máu đến các cơ quan bị thương tổn trong toàn cơ thể người bệnh, làm giảm đau rất kì diệu. Nọc Ong làm tăng số lượng Hemoglobin, tăng bạch cầu toàn thân, tốc độ huyết trầm hạ thấp, độ nhớt và độ đông máu nhỏ hơn. Thực tế chữa trị bệnh thông thường cho thấy: nọc Ong kích thích cơ tim, hạ huyết áp, làm giảm Cholesterol trong máu. Nọc Ong còn làm tăng dinh dưỡng (thức ăn đồng hóa), kích thích tiêu hóa khiến người dùng nó ăn, ngủ tốt hơn sức khỏe vì thế mà tăng cân lên rất nhanh.

Mật Ong và nọc Ong đều lấy từ con Ong, nhưng mật Ong không phải do con ong sản sinh ra mà là phấn hoa do Ong thu lượm được rồi dùng nước dãi của nó ngào trộn cho lên men tạo thành mật, được gọi là Mật Ong. Nọc Ong mới đích thực là sản phẩm do cơ thể Ong sản sinh ra làm vũ khí tự vệ để chống kẻ thù xâm nhập vào tổ của Ong. Những côn trùng như Kiến, Mối, Dán không chịu được liều độc của một con Ong đã bị chết. Nọc Ong là dịch tiết từ toàn thân con Ong và tích chứa ở những túi nhỏ nép ở ruột cùng của Ong. Các túi này nối thông với đọan ruột cuối cùng có vòi bọc bằng Kitin lòi ra ở điểm cuối cùng của thân Ong. Khi Ong trích nọc vào đối thủ thì cái vòi này dính vào cơ thể kẻ bị đốt và con Ong cũng bị đứt ruột mà chết. Chỉ khi nào bị kích thích cao độ, Ong mới ra đòn và cũng tử nạn ngay sau đó. Con người đã biết cách lấy nọc Ong. Phương pháp hiện đại nhất là bôi mật ngọt lên một tấm màng mỏng rồi dùng dòng điện kích thích Ong đốt tấm màng, nhả nọc. Sản phẩm nọc Ong đang có bán trên thị trường

Được ánh sáng trí tuệ của Y - Sinh học hiện đại soi sáng, tôi vững tâm ứng dụng bài thuốc Gia truyền dùng Nọc Ong trị bệnh nổi hạch trong cơ thể nhiễm HIV. Rất tiếc là kết quả không hơn gì so với dược phẩm chế tạo từ Chuột Đồng. Tôi đã trộn đều cả nọc Ong và chất chiết từ Chuột Đồng để điều trị, kết quả cũng không biến chuyển gì hơn. Thất bại này có nguyên nhân từ đâu?

Nguyên nhân chính vẫn là các chất tích chứa trong nọc Ong không ức chế được sự tăng sinh của vi rút HIV. Nhưng với đặc tính Sinh - Hóa của những chất đó có tiền đề để chế tạo ra một chất mới nếu được kết nối quá trình diễn biến Sinh - Hóa giữa con Ong và con Chuột. Cơ sở làm nảy sinh suy nghĩ này là quan sát Hoạt cảnh người bị Ong đốt.

Ghi chép của ông Nội để lại có chuyện kể rằng: Một người bị tật nguyền bẩm sinh, chân tay đều bị khèo, theo người nhà vào rừng đốt tổ Ong kiếm mật, bị cả đàn Ong bâu vào đốt bị chết ngất. gia đình khiêng anh ta về nhà chuẩn bị chôn cất, thì sáng hôm sau, anh ta tỉnh lại, rất hoạt bát và kì lạ thay, tay chân đều duỗi thẳng ra và khỏi bị khèo. Ông tôi ghi lại: có thể dùng nọc Ong chữa bệnh bại liệt.

Từ tài liệu ghi chép này, đối chiếu với hiện tượng người nuôi ong do bất cẩn đã bị nhiều con ong đốt phải đưa đến bệnh viện để điều trị. Khám nghiệm cho thấy: những vết ong đốt đề sưng đỏ có cảm giác như bị bỏng. Nạn nhân thấy chóng mặt, miệng chảy nước bọt, cổ họng buồn nôn, ra rất nhiều mồ hôi, hạ huyết áp, có dấu hiệu tan Hồng cầu. nhưng chỉ sau 8 giờ, cơ thể trở lại bình thường, các u sưng xẹp mất và không để lại dấu vết gì. Như vậy là, cơ thể động vật máu nóng, bị nhiễm nọc Ong đã sản sinh ra một loại kháng thể trung hòa được độc tố của nọc Ong. Trong quá trình đó trong cơ thể người bị Ong đốt có xuất hiện một chất gọi là hỗn hợp “Kháng nguyên - Kháng thể”. Đây là một chất lạ chưa ai phân tích cấu trúc Hóa - Sinh của nó như thế nào… Tôi nảy ra ý nghĩ: cho Ong đốt con Chuột Đồng đang còn sống và tất nhiên trong cơ thể Chuột Đồng sẽ xuất hiện loại protein đặc biệt. Đây chính là hỗn hợp Kháng nguyên - Kháng thể của nọc Ong và Chuột Đồng để ức chế HIV.

Tôi đã cho 50 con ong Thợ đốt 10 Chuột đồng Bao tử chưa mở mắt, chờ chuột chết hẳn cho cả Ong và Chuột vào bình đã có rượu, ngâm trong 60 ngày làm thuốc uống. Lại cho 50 con ong Thợ đốt 10 con Chuột đồng đã mở mắt và ngâm tất cả bọn chúng vào hũ rượu trong thời gian 60 ngày làm thuốc bôi. Kết quả thật tuyệt vời: Toàn bộ hạch trên người nhiếm HIV đã lặn hết và không nổi hạch trở lại nữa. Bài thuốc đã thành công làm lặn các hạch sưng tấy ở người nhiễm HIV đã được ứng dụng để điều trị cho các bệnh ung thư lộ tuyến cũng đạt kết quả tốt.

_Việt Y Cổ Truyền_
"Nhận chữa các bệnh nan y, mãn tính bằng thuốc cổ truyền thuần việt"

Đối tác: Ngân hàng Agribank
Đối tác: Ngân hàng BIDV
Đối tác: Ngân hàng Vietinbank
Đối tác: Công ty thiết kế web ADC
Đối tác: Sông Đà Việt Đức