Vị Thuốc Con Thạch Sùng

Con Thạch Sùng
Lưu Linh Anh

Con Thạch Sùng đã được người Việt cổ đại sử dụng như một “con thuốc” từ rất lâu đời để chữa các bệnh khó chữa thường được gọi là “nan y”. Trong 499 vị thuốc do Tuệ Tĩnh sưu tầm và thẩm định qua thực tế chữa bệnh có vị thuốc số 281 được xếp ở mục “loài có vẩy và mang tên Thủy Cung. Tuệ Tĩnh viết: “ Thủy cung: Con Thạch sung, có tên là Bích hổ, dài 3,4 tấc có 4 chân, sắc trắng màu tro, thường ở trên vách, vị mặn, tính hàn, hơi độc, chữa đau các khớp xương, trúng phong, cam lỵ trẻ em và tiêu hòn cục” (Tuệ Tĩnh Toàn tập tr.33).

Trong dân gian, con Thạch sùng thường được dung để chữa bệnh tràng nhạc, phổ biến nhất là nuốt sống cả con. Để dễ nuốt, người ta nhét con thạch sùng còn sống vào quả chuối tiêu đã chin nhừ. Liều dùn tùy theo thể trạng mối người; người sức yếu ngày nuốt 1 con; người còn khỏe, ngày nuốt 2 con. Hiệu quả của cách chữa này rất thấp, số người khỏi bệnh tràng nhạc nhờ nuốt thạch sùng sống khoảng 20%.

Từ kinh nghiệm dân gian đó tôi đã sưu tầm các tài liệu nói về con Thạch sùng. Khó khăn lớn nhất gặp phải là Tây y không dùng Thạch sùng để chữa bệnh, do đó rất ít tài liệu phân tích về Sinh - Hóa; Sinh - Y học đối con vật này. Theo công bố của GS Đỗ Tất Lợi: “ năm 1970, Trần Huyền Trân đã chiết được từ Thạch sung một chất béo với tỷ lệ 11,92% trong con non, 15,38% trong con đực trưởng thành và 15,97% trong con cái trưởng thành.

Chất béo này có chỉ số Iốt 61, bảng sắc kí lớp mỏng so sánh với mẫu, đã thấy trong chất béo có lexitin, lyzolexitin, sphingomyelin và xephalin, cardiolipin, photphatidylserin và photphatidynontola.” (Đỗ Tất Lợi: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, tr.1005). Luận văn tốt nghiệp dược sĩ cao cấp năm 1979 mới dừng ở chỗ công bố các chất tìm thấy ở Thạch sung nhưng  chưa chỉ ra được trong những chất đã thấy đó, chất nào tham gia vào chữa các chứng bệnh gì; vả lại, các chất tìm thấy ở Thạch sùng của luận văn này đều là những chất loài người đã biết, không thấy có chất nào là mới lạ cả.

 Thầy lang dân gian cho bệnh nhân mắc bệnh tràng nhạc nuốt cả con Thạch sùng còn sống, có nghĩa là đã cho người bệnh nuốt tất cả nghững chất nói trên. Bí ẩn dược lí của con Thạch sùng vẫn chưa được giải. Tuy nhiên, xung quanh con Thạch sùng có rất nhiều truyền thuyết. Đã là truyền thuyết thì không loại trừ yếu tố hoang đường. Đối với người làm nghiên cứu Y - Dược học cổ truyền, đôi khi lại thấy hé lộ cơ sở khoa học để đến với chân lí qua những biểu hiện hoang đường. Người Việt cổ có câu ngạn ngữ “ không có lửa làm sao có khói”. Ẩn sau những những “ chuyện bịa đặt” luôn có một phần sự thật ở một khía cạnh nào đó làm cốt lõi cho sự “ bịa đặt”. Đi theo sự chỉ dẫn này, tôi tầm soát những huyền thoại về con Thạch sùng.

Huyền thoại li kì nhất về con Thạch sung là nó có thể làm thuốc thử xác định sự trinh tiết của của người con gái. Huyền thoại này của người Hoa. Huyền thoại nói rằng; các quan Ngự y trong nhiều triều đại vua của nước này đã nuôi Thạch sùng bằng thức ăn có chất Thần sa. Nuôi đến độ tuổi nào đó thì nghiền nát con Thạch sung làm thuốc thử kiểm tra người con gái dự tuyển làm cung nữ hầu hạ vua đã bị “thất thân” chưa bằng cách chấm một giọt thuốc đó vào bắp tay trái, cách vai 1 tấc, nếu chưa thất thân thì vết này còn mãi không phai. Tôi đã làm thí nghiệm y hệt như huyền thoại đã mô tả thì thấy đúng: thuốc thử bôi lên bắp tay trái của cô gái 18 tuổi đã có chồng, mầu thuốc phai ngay sau một ngày bôi; trong khi đó màu thuốc vẫn đỏ rực ở bắp tay một bé gái 12 tuổi chưa hành kinh. Như vậy là huyền thoại đã nói đúng. Vậy thì, cái chất gì trong con Thạch sùng làm nên sự kì diệu này? Tôi đã bắt 120 con Thạch sùng về nuôi nhốt, tạo cho chúng môi trường sống hoang dã để nghiên cứu. Sau đây là kết quả đã quan sát được:

Giống Thạch sùng chọn nuôi là loài sống ở trong nhà, toàn thân màu trắng nhạt, có tên khoa học là Hemidactylus frenatus. Thức ăn chính trong thời gian nuôi là con muỗi nhà. Thạch sùng chỉ đớp những con muối còn sống. Nếu bị bỏ đói 10 ngày thì nó cũng chấp nhận ăn những con muỗi đã chết. Nếu chộn xác muỗi với vị Thần sa (sunfua thủy ngân thiên nhiên) ăn liên tục trong 30 ngày thì toàn thân con Thạch sùng có mầu đỏ tối; nếu trộn xác muỗi với Đảm phàn (CuS04), sau 30 ngày nuôi toàn thân con Thạch sùng có màu xanh da trời và còn nhiều thí nghiệm lí thú khác, không nói ở đây vì không phục vụ cho nội dung bài viết này.

Qua thí nghiệm này cái mà tôi thu được rất lí thú, đó là: bản thân con Thạch sùng là một tụ điểm tích hợp các biệt chất khác nhau để điều chế các vị thuốc tổng hợp theo ý muốn của thầy thuốc. Tuy nhiên, nếu hỏi vì sao nó lại tích hợp các biệt chất khoáng vật thì tôi chưa trả lời được. Đây là lĩnh vực của những nhà nghiên cứu Sinh- Hóa học cơ bản.

Để có cơ sở vững tin hơn nữa khi tuyển dụng con Thạch sùng tham gia chữa trị hội chứng HIV/AIDS tôi nhớ đến lời dạy của Tổ phụ: những con vật được chọn làm thuốc phải chú ý những khi chúng “ diễn trò và giao phối để duy trì nòi giống; chỉ những lúc như thế con vật mới bộc hết bản năng tiềm ẩn của nó, rồi qua đó mà kiểm nhận các chất tích chứa trong nó có thể dùng để chữa các bệnh hiểm nghèo.

Muốn quan sát được tập tính giao phối của con Thạch sùng cần hiểu được cấu tạo sinh học của cơ thẻ con vật này. Động vật học xếp Thạch sùng vào loài Bò sát, Họ Tắc kè. Hầu hết động vật Bò sát sinh sản hữu tính. Sinh sản vô tính dược ghi nhận ở 6 họ Thằn lằn, tắc kè Hoa, Kì nhông và một số loài Thạch sùng. Con Thạch sùng Cái có khả năng sinh ra bản sao lưỡng bội đơn tính. Điều kì thú là, tuy tự sinh ra được bản sao lưỡng bội đơn tính nhưng con Cái vẫn cần có côn Đực trong cuộc tình “oái oăm này".

Khi đến cơn động dục, con Cái phát ra tiếng kêu giống như âm thanh “tặc lưỡi” của con Người. nghe thấy tiếng gọi của “người đẹp” hang đàn con Đực đổ xô đến trình diện. Con Cái thử thách bằng cách ù té chạy rất nhanh. Chàng Thạch sùng nào có thể lực tốt đuổi theo. Nhận ra “anh chàng galăng” làm đẹp long mình, cô nàng quay lại, phát ra tiếng kêu “ tắc lưỡi” cho xong chuyện. Nhưn đâu có được sờ mó vào thân thể của nàng, mà chỉ đấu đầu “ bốn mắt nhìn nhau” thôi. Chúng cứ đứng như thế, chỉ khi nào con Cái đã sản sinh ra được “ bản sao lưỡng bội” thì cuộc tình mới chấm dứt. Quan sát hiện tượng này suốt trong 3 năm đã khiến tôi luôn nhớ đến lời ca trong một bài hát của nhạc sĩ Thuận Yến: “ … chưa nắm tay nhau/chưa ngồi sát lại/mà sao như thấy đã là của nhau”. Cuộc tình của thạch sùng đúng là như vậy. Trong lúc cuộc tình đang diễn ra, tức là đang trong trạng thái “ bốn mắt nhìn nhau” đó mà vô phúc cho một anh chàng, hay một cô nàng Thạch sùng léng phéng sộ tới định phá đám thì sẽ bị cả hai của đôi tình nhân này súm lại cắn chết tươi. Giao hoan xong, con Đực phải ù té chạy thật nhanh, nếu không sẽ bị bạn tình cắn mất đuôi.

Quan sát Thạch sùng làm tình, tôi mơ hồ nhận ra cái lí của người xưa khi dùng con Thạch sùng để kiểm định sự trinh tiết của đàn bà. Đúng là nàng Thạch sùng đã có thai mà vẫn còn trinh tiết ! Từ sự quan sát thực tế này đã khiến tôi rất trân trọng kết quả chiết xuất được các chất từ con thạch sùng của Dược sĩ Trần Huyền Trân công bố năm 1970, theo như lời giới thiệu của GS Đỗ Tất Lợi.  Khoa học Sinh- Y học đang đi vào khám phá những bí ẩn này. Tuy đều là những chất có công thức hóa học như nhau, nhưng xuất sứ của nó từ đâu ra lại vô cùng quan trọng. khi chưa phát triển Ngành nghiên cứu Sinh- Y học, người ta thường bỏ qua tình tiết quan trọng này.

Kết hợp kinh nghiệm dùng con Thạch sùng chữa bệnh của y học Dân gian với những thành tựu nghiên cứu của các các ngành khoa học hiện đại, tôi đã tuyển dụng con Thạch sùng vào danh sách các vị thuốc chữa Hội chứng HIV/AIDS. Chức phận của vị thuốc này là hỗ trợ cùng các vị thuốc khác khắc phục hiện thượng “sự dầy lên không đều ở Lá cơ bản của Hàng rào máu não, ngăn chặn chất VH xuyên thủng hàng rào máu não làm thoái biến các thụ thể gắn trên hệ thần kinh trung ưng, ức chế sự thềm ăn, giúp người nhiếm HIV chống suy kiệt. tuy nhiên không thể cho bệnh nhân nuốt sống Thạch sùng như cách chữa của Y học Dân gian mà phải chế biến rất kì công. Ví dụ:

-     Để chữa hiện tượng dầy lên không đều của các tế bào cấu tạo nên lá cơ bản của hệ thống hang rào mấu não phải nuôi Thạch sùng bằng Thần sa và các thảo dược chữa các bệnh về não, tạo ra vị thuốc tham gia Bài thuốc Thiên Thánh.

-     Để ngăn không cho các chuỗi vi rút non bam vào thành trong của tế bào phải nuôi Thạch sùng bằng các thảo dược có trộn lẫn với Đảm phàn.

Các vị thuốc này không dung đơn độc mà kết hợp với các vị trong Bài thuốc Thiên Thánh.

_Việt Y Cổ Truyền_
"Nhận chữa các bệnh nan y, mãn tính bằng thuốc cổ truyền thuần việt"

Đối tác: Ngân hàng Agribank
Đối tác: Ngân hàng BIDV
Đối tác: Ngân hàng Vietinbank
Đối tác: Công ty thiết kế web ADC
Đối tác: Sông Đà Việt Đức