THỦ TỤC ĐƯA NGƯỜI BỊ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP ĐƯA VÀO CÁC CƠ SỞ CHỮA BỆNH

THỦ TỤC ĐƯA NGƯỜI VÀO TRUNG TÂM

CHỮA BỆNH – GIÁO DỤC – LAO ĐỘNG XÃ HỘI

MỤC  I

THỦ TỤC ĐƯA NGƯỜI BỊ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP

ĐƯA VÀO CÁC CƠ SỞ CHỮA BỆNH

Điều 9. Lập hồ sơ đề nghị đưa vào các cơ sở chữa bệnh

1. Đối với người có cư trú nhất định:

Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi người đó cư trú, lập hồ sơ gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Công an nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là công an cấp xã) có trách nhiệm lấy ý kiến Ủy ban Mặt Trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt Trận Tổ quốc cùng cấp, giúp ủy ban nhân dân cấp xã trong việc thu thập tài liệu và lập hồ sơ.

Hồ sơ đề nghị đưa người có nơi cư trú nhất định vào cơ sở chữa bệnh gồm;

a) Bản tóm tắt lý lịch của người đưa vào cơ sở chữa bệnh

b) Tài liệu về các vi phạm pháp luật của người đó và các biện pháp cai nghiện, giáo dục đã áp dụng:

c) Nhận xét của Công an cấp xã, ý kiến của Ủy ban mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt Trận Tổ Quốc cùng cấp mà người đó là thành viên;

d) Bệnh án (nếu có).

2. Đối với những người không có nơi cư trú nhất định:

Trình tự, thủ tục lập hồ sơ đối với người không có nơi cư trú nhất định thực hiện theo quy định tại một Nghị định khác của Chính Phủ.

Điều 10. Trách nhiệm và thời hạn thẩm tra hồ sơ

Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại  điều 9 của Nghị Định này, Chủ Tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giao cho Thủ  trưởng cơ quan lao động – Thương binh và Xã Hội cùng cấp.

Trong thời hạn mười lăm năm, kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại Điều 9 của Nghị định này, Thủ tướng cơ quan Lao Động – Thương Binh và Xã Hội phối hợp với Thủ Trưởng cơ quan Công an cùng cấp thẩm tra hồ sơ, thu thập tài liệu, hoàn chỉnh hồ sơ và gửi đến các thành viên của Hội đồng tư vấn.

Điều 11. Hội đồng tư vấn về việc đưa vào cơ sở chữa bệnh

1. Hội đồng Tư Vấn về việc đưa vào cơ sở chữa bệnh do chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp Huyện quyết định thành lập để xét, duyệt hồ sơ đề nghị đưa và cơ sở chữa bệnh.

2. Hội đồng Tư Vấn gồm: Thủ Trưởng các cơ quan Lao Động -  Thương binh và Xã Hội là Thường trực Hội đồng , Thủ trưởng các cơ quan : Tư Pháp, Công an và chủ tịch Hội Phụ Nữ cấp huyện là các thành viên của Hội đồng.

Trường hợp người được đưa vào cơ sở chữa bệnh là người chưa thành niên thì Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia Đình và Trẻ em cấp huyện tham gia Hội đồng Tư vấn.

Thường trực Hội đồng Tư Vấn có trách nhiệm chuẩn bị, tổ chức, chủ trì phiên họp và làm văn bản trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

3. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Hội đồng Tư vấn có trách nhiệm xét duyệt xong hồ sơ.

Hội đồng Tư vấn làm việc theo chế độ tập thể, xem xét và biểu quyết từng trường hợp cụ thể, kết luận theo đa số. Trường hợp số phiếu biểu quyết bằng nhau thì xin ý kiến của Thường Trực Hội đồng tư vấn là ý kiến quyết định.

Biên bản họp Hội đồng Tư vấn phải ghi rõ ý kiến phát biểu của từng thành viên tham dự kèm theo báo cáo trình chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

4. Kinh phí lập hồ sơ và hoạt động của Hội đồng Tư vấn lấy từ kinh phí hoạt động thường xuyên của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Điều 12. Quyết định việc đưa người vào cơ sở chữa bệnh

1.Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Hội đồng Tư vấn , Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định việc đưa vào cơ sở chữa bệnh.

2.Quyết định được gửi cho người bị đưa vào cơ sở chữa bệnh, gia đình người đó, cơ quan Lao Động – Thương binh và Xã Hội, cơ quan công an , hội đồng nhân dân cấp huyện và ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú.

Trường hợp đối tượng là người chưa thành niên thì quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh phải được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó.

Điều 13. Nội dung quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh

Quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh phải ghi rõ ngày, tháng, năm ký quyết định; họ tên , chức vụ của người ký quyết định: họ tên, chức vụ của người ký quyết định; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nghề nghiệp, nơi cư trú của của người bị đưa vào cơ sở chữa bệnh( nếu là chưa thành niên) ; hành vi vi phạm pháp luật của người đó và điều , khoản của văn bản pháp luật được áp dụng ; thời hạn và nơi thi hành quyết định: quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh theo quy định của pháp luật.

Điều 14. Quản lý, giám sát người đã có quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh, người được bảo lãnh.

Khi nhận được quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo Công an cùng cấp có kế hoạch quản lý người đã có quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh, đồng thời phối hợp với các cơ quan Công an cấp huyện trong việc thì hành quyết định.

Đối với người được bảo lãnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được bảo lãnh cư trú chỉ đạo Công an cùng cấp có kế hoạch phối hợp với ủy ban Mặt Trận Tổ Quốc và các tổ chức thành viên của Mặt Trận Tổ quốc cùng cấp, cha , mẹ hoặc người giám hộ( trong trường hợp là người chưa thành niên ) để quản lý, giám sát.

Tổ chức xã hội, cha, mẹ hoặc người giám hộ, người được giao trách nhiệm bảo lãnh có trách nhiệm không để đối tượng tiếp tục vi phạm pháp luật và bảo đảm sự có mặt của đối tượng tại nơi cu trú khi được yêu cầu.

Điều 15. Thi hành quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh

Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày ra quyết định, cơ quan Công an cấp huyện có trách nhiệm đưa người phải chấp hành quyết định vào cơ sở chữa bệnh.

Thời hạn chấp hành quyết định được tính từ ngày đối tượng đưa vào cơ sở chữa bệnh.

Điều 16. Cưỡng chế thi hành quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh

Người phải chấp hành quyết định đưa vào cơ chữa bệnh nếu không tự giác chấp hành quyết định thì cơ quan Công an áp dụng những biện  pháp ngăn chặn và cưỡng chế cần thiết theo quy định của pháp luật để buộc người đó phải chấp hành qyết định.

Điều 17. Thủ tục tiếp nhận người  bị đưa vào cơ sở chữa bệnh

1.Cơ sở chữa bệnh phải kiểm tra hồ sơ, giấy chứng minh nhân dân (nếu có) hoặc danh chỉ bản của người bị đưa vào cơ sở chữa bệnh và lập biên bản giao nhận khi làm thủ tục tiếp nhận.

2.Hồ sơ của người bị đưa vào cơ sở chữa bệnh được lập thành hai bộ, một bộ do Thường Trực Hội Đồng Tư vấn quản lý, một bộ do cơ sở chữa bệnh quản lý. Hồ sơ phải được quản lý chặt chẽ theo quy định của pháp luật về văn thư, lưu trữ.

Hồ sơ tiếp nhận người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh gồm:

-  Hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở chữa bệnh theo quy định tại khoản 1 điều 9 của nghị định này.

-  Quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh của Chủ Tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Điều 18. Hoãn hoặc miễn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh

1. Người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh được hoãn thi hành quyết định trong các trường hợp sau đây:

a) Đang ốm nặng có chứng nhận của bệnh viện từ cấp huyện trở lên;

b) Phụ nữ đang có thai có chứng nhận của bệnh viện từ cấp huyện trở lên hoặc phụ nữ đanh nuôi con nhỏ dưới ba mươi sáu tháng tuổi, có đơn đè nghị được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có người đó cư trú hoặc nơi người đó bị phát hiện hành vi vi phạm pháp luật xác nhận.

Khi hết thời hạn hoãn chấp hành trong quyết định của Chủ Tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đối tượng cư trú thì các đối tượng trên phải tiếp tục thi hành quyết định.Trường hợp không tự nguyện chấp hành thì áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định tại Điều 16 của nghị định này.

2. Người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh được miễn chấp hành quyết định trong các trường hợp sau đây:

a) Đang mắc bệnh hiểm nghèo có chứng nhận ừ cấp huyện trở lên ;

b) Trong hời gian hoãn chấp hành quyết định mà người đó có tiến độ rõ rệt trong việc chấp hành pháp luật của Nhà Nước hoặc lập công được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận thì có thể được miễn chấp hành quyết định.

Bộ Y tế hướng dẫn và qui định cụ thể danh mục những bệnh hiểm nghèo được miễn chấp hành quyết định

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định việc hoãn hoặc miễn chấp hành quyết định trên cở sở đề nghị của người phải chấp hành quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh. Trong trường hợp một trong những điều kiện được qui dinh tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cần phải xác minh, làm rõ thì Chủ Tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giao cho Thủ Tướng cơ quan Lao Động- Thương binh và Xã Hội cùng cấp phối hợp với Trưởng Công an cấp huyện thẩm tra từng trường hợp cụ thể trước khi quyết định.

Quyết định hoãn hoặc miễn chấp hành phải được gửi cho người được hoãn hoặc miễn chấp hành, gia đình người đó, cơ quan Lao động- Thương binh và Xã Hội , cơ quan Công an cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú.

Điều 19.Truy tìm và bắt giữ người đã có quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh bỏ trốn

1.Trường hợp người đã có quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh mà bỏ trốn thì cơ quan cấp huyện nơi lập hồ sơ, thẩm tra hồ sơ ra quyết định truy tìm.

2.Trường hợp người đang chấp hành quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh bỏ trốn thì Giám Đốc Trung Tâm chữa bệnh – giáo dục – Lao động xã hội phải lập biên bản, thông báo ngay co Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú và cơ quan Công an cấp Huyện nơi lập hồ sơ, thẩm tra hồ sơ biết. Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh -  Giáo dục – Lao động xã hôi ra quyết định truy tìm người bỏ trốn. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi Trung tâm – Giáo dục – Lao động xã hội đóng trụ sở có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan Công an cùng cấp phối hợp với Trung Tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội trong việc truy tìm, tổ chức đưa người đó trở lại trung tâm.

3.Cá nhân, gia đình, cơ quan , tổ chức phát hiện người bị đưa vào cơ sở chữa bệnh đang bỏ trốn có trách nhiệm báo cho cơ quan công an hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Cơ quan Công an hoặc Ủy ban nhân dân phải lập biên bản và đưa họ trở lại Trung Tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội nơi họ đang lao động , học tập, chữa bệnh

Điều 20.Tạm thời đưa người đang chấp hành quyết định ra khỏi Trung Tâm chữa bệnh – Giáo Dục – Lao động xã hội theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự.

1. Việc tạm thời đưa người đang chấp hành quyết định ra khỏi Trung tâm Chữa bệnh – Giáo Dục- Lao Động xã hội để phục vụ công tác điều tra, xét xử được thực hiện theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền. Giám Đốc Trung Tâm Chữa bệnh – Giáo Dục – Lao động xã hội quyết định việc tạm thời đưa người đang chấp hành quyết định ra khỏi Trung tâm để tham gia tố tụng trong các vụ án có liên quan đến người đó.

2. Cơ quan có yêu cầu đưa người đang chấp hành quyết định ra khỏi Trung tâm chữa bệnh – Giáo Dục – Lao động xã hội chịu trách nhiệm đưa đối tượng đi và trả lại Trung tâm chữa bệnh đúng thời gian đã ghi trong quyết định tạm thời đưa người đang chấp hành quyết định ra khỏi Trung tâm. Khi giao nhận đối tượng phải lập biên bản theo qui đinh hiện hành. Thời gian tạm thời đưa ra khỏi Trung tâm Chữa  bệnh – Giáo Dục- Lao động xã hội được tính vào thời hạn chấp hành quyết định.

Điều 21.Chuyển hồ sơ đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự

1.Khi xem xét hồ sơ của đối tượng để quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh , nếu xét thấy các hành vi vi phạm của đối tượng cáo dấu hiệu tội phạm thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền.

2.Trường hợp đã ra quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh, sau đó mới phát hiện hành vi vi phạm của đối tượng có dấu hiệu tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phải hủy quyết định đó; trong thời hạn ba ngày , kể từ ngày hủy quyết định phải chuyển hồ sơ của đối tượng cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền.

Trong trường hợp đối tượng bị Tòa án sử phạt tù thì thời hạn chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh được tính vào thời hạn chấp hành hình phạt tù.

Điều 22. Truy cứu trách nhiện hình sự đối với hành vi phạm tội được thực hiện trước hoặc trong thời gian chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh.

Trường hợp phát hiện người đang chấp hành quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh thực hiện hành vi phạm tội trước hoặc trong thời gian chấp hành mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, thì cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền yêu cầu giám đốc Trung Tâm Chữa bệnh  - Giáo Dục – Lao động xã hội ra quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định và chuyển hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự; Trường hợp bị tòa án xử phạt tù thì người đó được miễn chấp hành phần thời gian còn lại trong quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh. Tòa án nơi đã ra quyết định phải thông báo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết đinh đưa đối tượng vào cơ sở chưa bệnh để quyết định miễn chấp hành thời gian còn lại và Giám Đốc Trung Tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội để thực hiện việc miễn chấp hành; nếu hình phạt được áp dụng không phải là hình phạt tù thì người đó phải tiếp tục chấp hành quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh.

Đối tác: Ngân hàng Agribank
Đối tác: Ngân hàng BIDV
Đối tác: Ngân hàng Vietinbank
Đối tác: Công ty thiết kế web ADC
Đối tác: Sông Đà Việt Đức