Chữa bệnh hoang tưởng

Y dược học cổ truyền nước Việt
Chữa trị bệnh Hoang tưởng cho người nghiện chất Ma túy tổng hợp

“Hoang tưởng là biểu hiện dị thường của trạng thái Tâm - Thần kinh” mà bất kỳ người trưởng thành nào cũng gặp phải không dưới một lần trong đời sống của mình. Đối với người chuyên lao động bằng trí óc hiện tượng dị thường của trạng thái Tâm - Thần kinh thường xuất hiện với tần suất lớn hơn người lao động bằng cơ bắp. Bởi vì lao động bằng trí óc luôn phải tư duy trừu tượng, ngôn ngữ dân dã gọi là “tưởng tượng”.

Sản phẩm của tư duy trừu tượng mới là những “bán thành phẩm” vì phải qua những thao tác tư duy tiếp theo như: “khái quát hóa thực tiễn” lịch sử phát triển của chủ đề và quan trọng nhất là khâu “đối chiếu với thực thế đời sống của xã hội loài người đương thời có cần đến tư tưởng mới đó hay không?” Phải thao tác đúng và đủ các khâu của quá trình tư duy đó mới có thể hình thành “tư tưởng” mới lạ được. Khi tư tưởng mới và lạ này nếu đem ứng dụng vào đời sống thực tế mà mang lại lợi ích kinh tế - xã hội cao thì tư tưởng mới lạ này được suy tôn là phát minh, sáng chế và tác giả của nó được tôn vinh bằng những danh hiệu cao quý. Dân gian gọi ngắn gọn nhưng lại rất chính xác tư tưởng mới lạ đó là “trí khôn”. Ngược lại, nếu tư tưởng mới lạ đó không thể ứng dụng vào thực tế, hoặc cố ứng dụng mà không mang lại lợi ích kinh tế - xã hội, thậm chí còn làm hại con người thì tư tưởng mới đó bị nhận xét một cách khái quát là sai lầm, dân gian gọi là “nghĩ dại”.

Trong thực tế đời sống nếu người có quyền cao chức trọng hoặc bệnh hoạn thường không tự công nhận tư tưởng của mình là sai lầm, là “nghĩ dại mà lại tự cho rằng mình rất khôn” thì vẫn có biện pháp xử lý bằng cách đối chiếu với những yếu tố cấu thành “trí khôn” để chỉ ra sai lầm của người “nghĩ dại”. Thầy thuốc của y học dân gian nước Việt dã có kinh nghiệm nhiều đời để xử lý vấn nạn này. Tôi xin diễn đạt bằng ngôn ngữ hiện đại để mọi người tiện thảo luận.

Trí thông minh của một con người được hình thành theo trình tự sau đây: Trước hết con người đó phải có trí tưởng tượng phong phú (tư duy trừu tượng). Song hành với trí tượng phong phú thì buộc người đó phải có năng lực khái quát thực tiễn lịch sử và cuối cùng là anh ta phải có năng lực bám sát thực tế đời sống bằng cách trả lời câu hỏi: đời sống hiện tại của con người đang cần gì và ta phải làm thế nào để đáp ứng được đòi hỏi đó. Nếu có trí tưởng phong phú, nhưng năng lực khải quát thực tiễn lịch sử lại chỉ dừng ở mức lấy cái đã qua làm khuôn vàng thức ngọc để xây dựng tư tưởng mới của mình thì anh ta đích thực là kẻ giáo điều. Nếu người đó tuy có trí tưởng tượng phong phú, nhưng lại là kẻ giáo điều và thoát ly đời sống thực tế hiện tại thì tư tưởng mới mà anh ta đưa ra được gọi là người “duy ý chí”. Trường hợp thứ ba nếu tác giả của tư tưởng mới đó chỉ có trí trượng phong phú, không có năng lực khái quát thực tiễn lịch và lại xa rời thực tiễn đời sống xã hội hiện tại thì tư tưởng mới của anh ta đích thị là sản phẩm của sự hoang tưởng rồi.

Chữa trị chứng hoang tưởng là việc làm rất công phu. Trở ngại lớn nhất là người mắc chứng hoang tưởng thường lúc tỉnh, lúc mê. Vào lúc tỉnh táo họ chẳng những như người bình thường mà còn rất thông minh sắc sảo nên không bao giờ tự nhận là người hoang tưởng, và đặc biệt họ không hề nhận là người hoang tưởng. Cha ông ta từ nhiều đời nay đã lao tâm khổ tứ vì căn bệnh này. Từ ngàn xưa người mắc chứng hoang tưởng là người “dở khôn, dở dại”. Dân gian thường nói sau lưng họ là người “hâm hâm tàng tàng”, hay là “dặt dẹo ắc ơ” khiến người tiếp xúc rất khó chịu. Ông bà ta thường nói: “khôn cho người ta vái, dại cho người ta thương; dở dở ương ương cho tổ ghét”. Những người như thế ngày nay khoa học hiện đại gọi là hoang tưởng. Hoang tưởng là hội chứng của nhiều trạng thái dị thường của biểu hiện Tâm – Thần kinh. Ở người mắc chứng hoang tưởng ta thấy có biểu hiện của chứng: (1) tự kỷ ám thị, chứng (2) trầm cảm; chứng (3) tâm thần phân liệt xuất hiện đồng thời hoặc xen kẽ nhau tùy theo tình huống người đó gặp phải.

Tự kỷ không phải là một bệnh mà trái lại là biểu hiện thường xuyên rất bình thường của người khỏe mạnh có tâm hồn nghệ sỹ. Trong chúng ta ai cũng có chút tâm hồn “nghệ sỹ” biểu hiện rõ nhất ở “người vui tính”, thích đùa; khi cao hứng (Páp lốp gọi là thần kinh ở trạng thái hưng phấn) còn có thể “làm thơ” nữa. Những người có “máu nghệ sỹ” thường có trí tuệ rất phong phú và không phải lúc nào cũng gặp được người tri kỷ để giao lưu nên thường tự kỷ tức là tự mình giao lưu với chính mình và thường có “nối buồn vô cớ” những lúc đó họ cô đơn lắm đó. “Chỉ còn lại ta với ta thôi”. Họ tự nói với mình như vậy và chìm vào suy ngẫm. Những lúc như thế mà lại gặp “nỗi buồn có cơ” như mất việc làm, ly dị, người thân yêu qua đời, thất tình, thất bại trong kinh doanh thì người có thần kinh yếu sẽ rơi vào trầm cảm, áo giác và thường bị ám thị bởi một cái cớ gì đó do họ tự nghĩ ra. Khoa học ngày nay gọi là chứng “tự kỷ ám thi”. Tự kỷ thì không sao những lại thêm cái “ám thị” vào thì hãy coi chừng!

Tự kỷ ám thị là thân chủ tự thay nếp tư duy cũ bằng nếp tư duy mới và từ đó sống với nếp tư duy mới được tạo ra. Không hẳn nếp tư duy mới được tạo lập là xấu, nhiều trường hợp cụ thể lại điều rất tốt, chẳng hạn: một nhà nghiên cứu khoa học, một nhà thơ bình thường, một sinh viên lười học... đã nêu quyết tâm với chính mình phải cố gắng phấn đấu để trở thành người thành đạt. Anh ta đã tự thiết lập nếp tư duy mới để thực hiện quyết tâm đó và đã thành công. Đây là loại tự kỷ ám thị tích cực. Nguy hiểm nhất là loại tự kỷ ám thị tiêu cực, người bệnh tự nghĩ ra các mối đe dọa đến lợi ích và tính mạng của mình. Ở thể bệnh này thường gặp ở phụ nữ phát bệnh ghen tình, thấy bất kỳ người đàn bà nào có cử chỉ thân mật với chồng là cho rằng đó tình địch của mình. Đắc biệt những người nghiện chất “ma túy tổng hợp” thường hồi tưởng lại tất cả những kỷ niệm không vui với những người bạn nghiện hoặc bạn cờ bạc và luôn cảm thấy bị những người này theo dõi để sát hại. Những người này nếu không được chữa trị kịp thời dễ bị rơi vào chứng “tâm thần phân liệt” tức là điên loạn, khi cơn điên bùng phát họ có thể giết người vì cho rằng đó chính là người bị đối thủ thuê để giết hại mình.

Tự kỷ ám thị cả loại tích cực và tiêu cực đều qua giai đoạn tự thôi miên mình mà không hề biết. Đây là điều “dị thường” của hoạt động Tâm - Thần kinh của con người. Y học cổ truyền nước Việt đã biết đến sự dị thường này từ lâu đời và các vị lang thuốc “cao tay” đã xử dụng nó như một liệu pháp chữa bệnh với tên gọi là “ thuật dẫn trí” (sẽ nói kỹ ở phần sau). Khi cơ thể rơi vào trạng thái tự thôi miên thì nếp tư duy mới tạm thời thế chỗ nếp tư duy cũ và sự ám thị mới có cơ hội nhập vào tâm thức của của thân chủ. Người mắc chứng tự kỷ ám thị tiêu cực thể nặng qua cơn cực phát, người bệnh lại trở lại trạng thái bình thường như người lành mạnh chí có biểu hiện là thể trạng ngày càng suy sụp và bị chết vì suy kiệt. Tự kỷ ám thị tiêu cực được gọi đúng tên của nó là chứng hoang tưởng.

Tây y đang gặp khó khăn trong việc chữa trị bệnh tâm thần nói chung và bệnh hoan tưởng ở người nghiện chất ma túy tổng hợp nói riêng vì chưa xác định đúng nguyên nhân gây bệnh. Tây y đang có bốn định nghĩa khác nhau vể khái niệm bệnh và thường được gọi là “thuyết”. Cả bốn thuyết này để song song tồn tại và tất nhiên những người theo thuyết nào thì coi thuyết của mình là đúng còn các thuyết khác đều là sai lầm. Trước khi trình bày cách hiểu cũng như cách chữa bệnh hoang tưởng của Y học cổ truyền thuần Việt chúng cần điểm qua bốn loại thuyết về Bệnh của Tây y để rộng đường thảo luận.

1. THUYẾT BỆNH LÝ HỌC TẾ BÀO

Vào cuối Thế kỉ XIX, trên cơ sở phát hiện tế bào, Viếc-sốp (Virchov) đưa ra học thuyết bệnh lý tế bào. Viếc-sốp, cho rằng “bệnh” là một quá trình tại chỗ, do tác dụng trực tiếp của nguyên nhân gây bệnh đối với tế bào, “bệnh” sẽ xuất hiện ở chỗ nào có tác dụng của nhân tố gây tổn thương. Viếc sốp nhấn mạnh: không phải toàn bộ cơ thể phản ứng đối với nhân tố gây bệnh, mà chỉ là những tế bào, những cơ quan riêng biệt tham gia vào quá trình bệnh lý.

Viếc-sốp và trường phái của ông đã mô tả tỉ mỉ những biến đổi về hình thái trong một số quá trình bệnh lý cơ bản như: viêm, u, teo, phì đại... Học thuyết Bệnh lý tế bào của Viếc sốp đã làm phong phú thêm nội dung bệnh lý học, nhưng qua thực tế chữa bệnh, học thuyết của Viếc sốp đã làm trở ngại nhiều cho sự phát triển của bệnh lý học. Viếc-sốp quá chủ quan và cực đoan khi cho rằng chỉ cần đi sâu nghiên cứu những sự thay đổi về hình thái của tế bào là có thể nhận thức được bản chất của bệnh. Thực tế lâm sàng, có nhiều bệnh, đặc biệt là trong thời kì đầu thường không thấy tổn thương tổ chức tế bào rõ rệt kèm theo, chủ yếu lại là rối loạn chức năng, ngoài ra có nhiều trường hợp những sự thay đổi về hình thái lại không phải là nguyên nhân gây bệnh, trái lại chỉ là hậu quả của một bệnh đã phát sinh và đang phát triển. Quan niệm bệnh như một quá trình tại chỗ, Viếc-sốp đã phủ định tính thống nhất của cơ thể, ông đã không nhìn thấy mối quan hệ hữu cơ đồng bộ của các cơ quan chức năng của cơ thể. Thuyết Bệnh lý học tế bào của Viếc sốp là điển hình của Chủ nghĩa Duy vật máy móc trong khoa học y học. Người ta không tìm thấy ở Viếc-sốp sự lý giải tận gốc của bệnh tâm thần mà tất cả đều là “phỏng đoán”

Ảnh hưởng chủ thuyết Viếc-sốp còn rất trầm trọng trong y học hiện đại. Người ta đã phỏng đoán bệnh tâm thần nói chung trong đó có bệnh trầm cảm - hoang tưởng - ảo giác là do tổn thương của nhóm tế bào nào đó ở trong não, cụ thể là những tế bào bào nào thì không chỉ được, nhưng lại mô tả rất tỉ mỉ bằng cả hình vẽ để nói rằng: các si-náp của những tế bào này thiếu những chất dẫn truyền thần kinh, như chất serotonin và norepinephrine. Các chất này được tiết ra ở phần cuối của tế bào thần kinh và có nhiệm vụ chuyển tín hiệu thần kinh từ tế bào này sang tế bào kế tiếp. Ở người bị bệnh tâm thần nói chung trong đó có bệnh trầm cảm thì hóa chất này sau khi được tiết ra từ đuôi tế bào này chưa kịp tác dụng sang tế bào kế tiếp đã bị tế bào tiết lấy lại (reuptake) quá sớm, do đó dẫn truyền tín hiệu thần kinh bị gián đoạn và gây ra tâm bệnh.

Căn cứ xuất phát bệnh hoang tưởng chủ yếu ở trạng thái trầm cảm. Những người bị ảnh hưởng của thuyết Viếc-sốp cho rằng muốn ngăn chặn bệnh hoang tưởng tận gốc thì phải tập trung chữa bệnh trầm cảm. Hàng loạt thuốc chống trầm cảm đã thi nhau xuất hiện. Theo quảng cáo của những nhà sản xuất thuốc trầm cảm thì các loại thuốc này là những dược phẩm có tác dụng làm tăng chất dẫn truyền thần kinh serotonin, norepinephrine và dopamine ở não bộ và được uống một lần hoặc nhiều lần trong ngày. Người sản xuất thuốc nói rằng thuốc chống trầm cảm có tác dụng làm chậm sự mất mát một vài hóa chất ở não bộ. Các chất này có công dụng gây hưng phấn tinh thần và nhiều chức năng khác như ăn ngon, ngủ say, suy nghĩ tốt.

Tôi chủ ý muốn đăng thông tin về thuốc trầm cảm từ trang tin điện tử của Bác sĩ Nguyễn Ý Đức, Texas-Hoa Kỳ, một thầy thuốc người Mĩ gốc Việt có danh tiếng lớn ở Hoa kỳ, một chuyên gia có uy tín về thuốc trầm cảm vì ở Việt nam đang có khá nhiều người dùng các loại thuốc trầm cảm xách tay từ Mĩ về. Ông Đức nói: Hiện nay trên thị trường có trên 30 loại thuốc CTC và được chia làm nhiều nhóm

+ Nhóm CTC 3 vòng (Tricyclic antidepressant) đã được dùng từ nhiều năm nay.

Nhóm này chặn sự “lấy lại” quá sớm chất dẫn truyền thần kinh serotonin và norepinephrine ở giao điểm các tế bào thần kinh. Thuốc ở nhóm này gồm có: amitriptyline (Elavil), amoxapine, desipramine (Norpramin), doxepin (Sinequan) imipramine (Tofranil), nortriptyline (Aventyl, Pamelor), protriptyline (Vivactyl), trimipramine (Surmontil).

Thường thường, các thuốc này ít được dùng để chữa trường hợp bệnh nhân mới bị bệnh, vì có nhiều tác dụng phụ.

+ Nhóm Chặn sự Lấy Lại serotonin (Selective serotonin reuptake inhibitors).

Khi não thiếu serotonin, người bệnh sẽ trở nên buồn rầu. Nhóm thuốc này chỉ chặn sự “lấy lại” quá sớm chất serotonin mà không đả động gì tới norepinephrine và dopamin. Ðây là nhóm thuốc được ưu tiên sử dụng để chữa trầm cảm. Thuốc công hiệu như các nhóm khác mà lại ít tác dụng phụ và ít nguy hại khi chẳng may uống quá liều lượng.

Các thuốc hiện có trên thị trường là citalopram (Celexa), fluoxetine (Prozac), paroxitine (Paxil), escitalopram (Lexapro), sertraline (Zoloft).

+ Nhóm thuốc khác.

Các thuốc CTC khác có tác dụng không giống như hai nhóm trên.

Thuốc thường dùng là bupropion (Wellbutrin), trazadone, venlafaxine..

Thuốc ít được dùng hơn là loại ức chế men monoamine oxidase (MAOI) như phenelzine (Nardil), tranylcypromine (Parmate), selegiline (Emsam)...

Thuốc CTC có thể gây ra các tác dụng phụ như sau:

a. Buồn nôn

Ðây là tác dụng phụ thường thấy nhất của thuốc CTC và cũng là lý do khiến bệnh nhân ngưng thuốc. Ngay tuần lễ đầu sau khi uống thuốc là buồn nôn đã xảy ra. Ðể tránh buồn nôn, nên uống thuốc khi no bụng, uống nhiều nước, dùng thêm thuốc chống chất chua bao tử.

b. Tăng cân

Ăn ngon miệng và tăng cân rất thường xảy ra. Lên cân có thể là do giữ nước trong cơ thể, không vận động hoặc ăn ngon hơn khi thuốc CTC làm bệnh nhân yêu đời hơn. Ðể tránh tăng cân, nên ăn uống lành mạnh, nhiều rau trái cây và các loại hạt; giảm chất ngọt, chất béo; vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày. Nên cho bác sĩ hay là đang lên cân để có thể lựa thuốc khác cùng công hiệu mà ít lên cân.

c. Rối loạn tình dục

Rối loạn tình dục có thể là giảm ước tình (libido), loạn cương dương, chậm xuất tinh, giảm khoái cảm (orgasm) và có thể kéo dài trong suốt thời gian dùng thuốc. Nhóm SSRI (Prozac, Paxil) thường gây ra rối loạn này nhiều hơn, đặc biệt là bệnh nhân cảm thấy chậm hoặc không có khoái cảm. Nhóm thuốc 3 vòng lại hay gây ra rối loạn cương dương. Ðể tránh tác dụng ngoại ý này, nên nói với bác sĩ đổi thuốc; uống loại chỉ cần một viên mỗi ngày và lập kế hoạch giao hợp trước giờ uống thuốc; xin bác sĩ cho thuốc chữa rối loạn tình dục. Ðôi khi có thể xin ngưng thuốc một vài ngày trong tuần.

d. Mệt mỏi, buồn ngủ

Tác dụng này rất thường xảy ra nhất là vào tuần lễ bắt đầu uống thuốc CTC.

Ðể tránh khó chịu, nên ngủ mươi phút vào ban ngày, vận động nhẹ, không lái xe cho tới khi hết mệt mỏi, uống thuốc hai giờ trước khi đi ngủ.

e. Mất ngủ

Một vài loại thuốc CTC có tác dụng kích thích thần kinh, làm cho con người tỉnh táo và đưa tới khó đi vào giấc ngủ hoặc thức dậy ban đêm, mệt mỏi ban ngày.Do đó, có thể uống thuốc vào buổi sáng, giảm sử dụng thực phẩm có caffeine, thực tập thư giãn trước khi đi ngủ. Nếu cần, nói với bác sĩ cho uống một chút thuốc an thần vào buổi tối.

f. Khích động, bồn chồn, lo lắng

Dưới tác dụng của vài thuốc CTC, bệnh nhân cảm thấy như có nhiều sinh lực, tinh thần quá kích động, đứng ngồi không yên. Nếu tình trạng kéo dài, bệnh nhân sẽ luôn luôn căng thẳng, mệt mỏi. Ðể giảm khó khăn này, có thể xin bác sĩ cho thuốc an thần một thời gian ngắn và tập thiền định, thư giãn tâm hồn.

g. Khô miệng

Thuốc CTC thường hay gây khô miệng, giảm nước miếng.

Có thể giảm thiểu khó khăn này bằng cách nhấm nháp một chút nước, ngậm viên đá cục, kẹo cao su không đường hoặc mua nước miếng thay thế tại tiệm thuốc tây.

h. Mờ mắt vì thuốc CTC làm mắt khô

Bác sĩ có thể cho toa mua thuốc nhỏ mắt đặc biệt làm ướt mắt hoặc thay đổi liều lượng thuốc CTC.

i. Táo bón

Thuốc CTC 3 vòng làm rối loạn hệ tiêu hóa và gây ra táo bón

Nên uống nhiều nước, ăn nhiều rau trái cây, vận động cơ thể đều đặn. Nếu cần, uống thuốc làm mềm phân.

Việt Y Cổ Truyền - Tinh Hoa Thuốc Việt 

Xem thêm:

* Chữa bệnh hoang tưởng - tiếp

Đối tác: Ngân hàng Agribank
Đối tác: Ngân hàng BIDV
Đối tác: Ngân hàng Vietinbank
Đối tác: Công ty thiết kế web ADC
Đối tác: Sông Đà Việt Đức