QUY TRÌNH CAI NGHIỆN TÚY TẠI TRUNG TÂM NHÀ NƯỚC
I. Quy trình cai nghiện, phục hồi sức khỏe, nhân cách cho người cai nghiện ma túy
Gồm 5 giai đoạn sau:
1.Tiếp nhận phân loại:
Đây là khâu đầu tiên của quá trình cai nghiện, phục hồi nhằm lập kế hoạch điều trị, phục hồi phù hợp với từng người nghiện và bố trí người nghiện vào các khu vực theo quy định của Luật phòng chống ma túy.
2. Điều trị cắt cơn giải độc:
Tùy thể trạng sức khỏe, mức độ nghiện của từng người nghiện, trung tâm chọn các phương pháp cắt cơn phù hợp với từng người. Có thể dùng thuốc hoặc không dùng thuốc.
Sau khi cắt cơn cần kết hợp bồi dưỡng, hồi phục sức khỏe cho người cai nghiện. Tổng cộng thời gian cắt cơn và hồi phục sức khỏe khoảng 1,5 tháng, tiếp đó sẽ chuyển học viên sang giai đoạn tiếp theo.
3. Giáo dục phục hồi hành vi nhân cách:
Đây là giai đoạn cơ bản quan trọng nhất trong quá trình cai nghiện để chuyển hóa nhận thức, hành vi người nghiện. Các hoạt động trong thông tư đề ra cần được sắp xếp, tổ chức lồng ghép, xen kẽ và linh hoạt.
Ngoài ra, các trung tâm cần tổ chức các buổi sinh hoạt câu lạc bộ, tọa đàm, trao đổi, thi tìm hiểu về phòng tệ nạn xã hội và công tác phòng chống tệ nạn xã hội …để nâng cao nhận thức, hiểu biết của học viên. Đồng thời nâng cao khả năng giao tiếp xã hội cho họ, khi trở về cộng đồng có khả năng tham gia các hoạt động xã hội.
4. Lao động trị liệu, chuẩn bị hòa nhập cộng đồng, chống tái nghiện:
Trong giai đoạn này, lao động vừa có tác dụng tạo ra của cải vật chất để người cai nghiện tự cải thiện, nâng cao đời sống trong thời kỳ ở Trung tâm và có ý nghĩa giáo dục về ý thức, thái độ đứng đắn về lao động để họ thấy được giá trị của lao động và biết quý trọng cạc sản phẩm do mình làm ra.
Lao động còn giúp học viên nâng cao năng lực sức khỏe, kỹ năng lao động để khi họ về làm việc tốt hơn.
Việc chuẩn bị hòa nhập cộng đồng cho học viên cần kết hợp việc củng cố và ổn định những chuyển biến tiến bộ của học viên với trang bị kỹ năng chống tái nghiện cho họ. Đồng thời có sự liện hệ trước với gia đình, cộng đồng để chuẩn bị các điều kiện thuận lợi khi học viên tái hòa nhập cộng đồng.
5. Quản lý dài dựa vào cộng đồng:
Đây là khâu giữ vai trò quyết định thành quả của quá trình cai nghiện, phục hồi. Cần nâng cao và phát huy đầy đủ vai trò của cộng đồng, gia đình (trong đó gia đình là cơ bản) trong việc quản lý, giám sát, giáo dục tiếp tục người cai nghiện để họ không tái nghiện từ bỏ được ma túy và trở thành người tốt, có ích cho xã hội. Khi cần thiết, các cơ quan chức năng về y tế, lao động - thương binh và xã hội có sự giúp đỡ, can thiệp về chuyên môn để ổn định giữ vững hiệu quả quá trình cai nghiện, chống tái nghiện lâu dài.
II. Quy trình cai nghiện, phục hồi tại cộng đồng và gia đình, gồm 4 giai đoạn sau:
1. Phân loại người nghiện:
Việc phận loại ở xã phường là nhằm xác định hình thức cai nghiện cho người nghiện theo 3 loại hình:
- Cai tập trung tại trung tâm (cưỡng chế theo nghị định 20/CP hoặc tự nguyện đi cai)
- Cai tại gia đình
- Cai tập trung một thời gian tại cộng đồng rồi về gia đình tiếp tục quá trình giáo dục, quản lý, giám sát, ...
2. Giai đoạn điều trị cắt cơn:
Việc cắt cơn, giải độc đối với người cai nghiện tai cộng đồng có thể được tiến hành tại nhà, tại địa điểm tập trung ở xã phường (nếu có điều kiện) hoặc đưa đối tượng lên trung tâm cai nghiện cắt cơn giải độc rồi đưa đối tượng về tiếp tục cai nghiện tại cộng đồng, gia đình.
3. Tư vấn, giáo dục phục hồi nhân cách, lao động trị liệu:
Các hoạt động trong giai đoạn này tương tự ở các trung tâm nhưng do không có điều kiện tập trung nên cần tổ chức, sắp xếp linh hoạt theo điều kiện của địa phương, gia đình và bản thân đối tượng. Tuy nhiên càng tiến hành được nhiều hoạt động đa dạng phong phú để đối tượng có điều kiện tham gia hiệu quả càng cao.
Chú trọng tổ chức tốt các buổi sinh hoạt câu lạc bộ người cai nghiện, câu lạc bộ sau cai để người nghiện tự giúp nhau.
4. Quản lý lâu dài dựa vào cộng đồng:
Tuy quy trình trong thông tư 31/TTLB phân thành 5 giai đoạn hoạt động cai nghiện, phục hồi nhưng trong thực tế không nhất thiết giai đoạn (hoạt động) nói trên được tiến hành lần lượt, thứ tự mà có sự đan xen, lồng ghép với nhau. Có những công việc có thể tiến hành suốt cả quá trình cai nghiện, phục hồi như tư vấn, chăm sóc sức khỏe, giáo dục ... kể cả sau khi đối tượng đã tái hòa nhập cộng đồng.
_Việt Y Cổ Truyền_
"Nhận chữa các bệnh nan y, mãn tính bằng thuốc cổ truyền thuần việt"