Y học thuần Việt đọc bệnh Gan

I. Tây Y hiện đại chữa bệnh Ung thư Gan nguyên phát

Tây y đã tận dụng tất cả các thành tựu nghiên cứu khoa học cơ bản hiện có để điều trị bệnh ung thư gan, nhưng kết quả không đạt yêu cầu như mong đợi. Tây y đang có nhận định bi quan về căn bệnh ung thư gan. Trước khi trình bày về phương pháp chữa bệnh ung thư gan bằng Y học thuần Việt, chúng ta cần khảo sát phương pháp điều trị ung thư gan của Tây Y. Tây y chia ung thư gan nguyên phát làm hai loại chính: ung thư biểu mô và ung thư không phải biểu mô (ung thư tế bào lát tầng, lymphoma, sarcoma). Ung thư biểu mô gan bao gồm: (1) Ung thư tế bào gan (Hepatocellular carcinoma) viết tắt cho dễ gọi là HCC, thường chiếm đến 90%. (2) Ung thư các đường dẫn mật trong gan (cholangiocarcinoma), viết tắt là CCA

Với ung thư gan dạng HCC , Tây y cho rằng chủ yếu do Xơ gan, Viêm gan do virut, đặc biệt là viêm gan B và C. Người bị nhiễm virus viêm gan C (HCV) có nguy cơ bị HCC cao hơn người bị nhiễm virus viêm gan B (HBV). Một lượng nhỏ số người mắc HCC là do nhiễm phải độc tố Aflatoxin của nấm Aspergillus flavus. Trong một vài trường hợp liên quan với bệnh gan rượu một vài người được biết từ bệnh gan chuyển hóa như hemochromatosis (bệnh gan ứ sắt) hay khiếm khuyết alpha-1-antitrypsin. Gần đây, có người cho rằng một tỉ lệ đáng kể những trường hợp HCC liên quan đến bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFD: noalcoholic fatty liver disease).

II. Y học thuần Việt đọc bệnh Gan

1. Y học thuần Việt nhận biết về Gan & Mật

Tuệ Tĩnh viết: Can nặng 4 cân 4 lạng (một cân bằng 600gam. Một cân có 16 lạng, 1 lạng có mười đồng cân. Một đồng cân bằng 3,75 gam). Can có 7 lá, bên trái 3 lá bên phải 4 lá. Can tàng Hồn, vị chua, ngoài ứng với Mắt. Y học thuần Việt luôn nhìn nhận Can gắn liền với Đảm (Mật). Bằng quan sát thực tế ghi nhận: Đảm ở khoáng lá gan ngắn, nặng 3 lạng 4 thù chưa nước mật 3 cáp. Người Mật đầy thì anh hùng, Mật lưng thì nhút nhát. Nếu chỉ dừng ở chỉ dẫn này thì thầy Lang không thể chữa được các bệnh về Gan thông thường chứ nói gì chữa Ung thư Gan. Cảm nhận này thường đến với những người mang sắn định kiến: "Làm gì có cái gọi là y học thuần Việt, những kiến thức Đông y đều là của trung Quốc hết!”. Sự ngộ nhận như thế cũng dễ hiểu thôi, bởi vì để hiểu được Y học thuần Việt cổ truyền thì kiến thức đang có của học vị Thạc sỹ y học hiện đại là chưa đủ. Bởi vì, ngoài kiến thức về khoa học tự nhiên còn cần phải am tường triết học Phương Đông tích chứa trong kho tàng Nho học, Đạo Lão và cả Đạo Phật nữa. Thiền học là một bộ phận của Phật học nhưng lại được ứng dụng rất nhiều trong y học thuần Việt, đặc biệt là ứng dụng trong điều trị ung thư và cai nghiện các chất kích thích thần kinh.

Y học thuần Việt tuân theo hệ quy chiếu khác hẳn với hệ quy chiếu của Tây y, nhưng nó lại gặp gỡ và đồng điệu với Tây y ở chân lý y học là chữa khỏi bệnh. Để đọc được các chứng bệnh về Gan trong đó có Ung thư Gan Y học thuần Việt có hẳn một hệ thống tầm soát bệnh rất tinh vi và tế nhị. Theo Y lý của Việt y, những bộ phận bên trong cơ thể con người được phân ra hai loại Tạng và Phủ. Những bộ phận sau được gọi là Tạng bao gồm: Tâm tàng Thần, Can, tàng Hồn. Tỳ, tàng Ý. Phế tàng Phách. Thận,tàng Chí. Những bộ phận được gọi là Phủ bao gồm: Vị (ống Dạ dày); Đảm (túi Mật cũng với các đường dẫn của túi Mật); Ruột già (Đại trường); Ruột non (tiểu trường); Bàng quang (bọng đái) và Tam tiêu. Đặc tính của Tạng là chữa đựng, chứ không tiết tả ra. Chứa đựng đến đày thì thôi, không thể quá, chứa đựng đầy quá hoặc vơi đi là có bệnh. Đặc điểm của Phủ là nơi để thâu nạp vào rồi lại chuyển đưa ra chứ không giữ lại (vai trò của Phủ kho). Nếu Phủ giữ lại là có bệnh.

Qua trải nghiệm thực tế, các thế hệ Lang thuốc Việt chuyền cho nhau nhận định “Can tàng Hồn”. “Hồn” là thuật ngữ Y học Việt dùng để biểu thị chất lượng sự sống của cơ thể người. Khi con người rơi vào trạng thái “hết hồn” thì có nghĩa đang ở vào trạng thái mà Tây y gọi là “sống thực vật”. Nhưng tại sao Gan lại tàng được Hồn? Gan là một Tạng, vậy Gan chứa cái gì, và làm sao các lang thuốc Việt biết được những trạng thái đầy vơi của Gan?

Được ánh sáng của khoa học Giải phẫu hiện đại rọi chiếu ta nhận ra những luận cứ của Việt y cổ truyền có căn cứ khoa học chắc chắn. Với sự quan sát của khoa học hiện đại Gan đúng là một “Nhà máy”, tại đó được sản xuất ra phần lớn các Protein của máu và các thành phần cấu tạo ra Mật. Người ta đã đếm được 30 loại tế bào khác nhau ở trong Gan. Mỗi loại tế bào đều có chức phận riêng, đặc biệt là loại tế bào He’patocyt tổng hợp các protein của huyết tương. Gan là một Tạng đặc biệt ở đó ẩn chứa bí ẩn lớn nhất của sự sống ở cơ thể người mà các bộ phấn khác trong cơ thể sống không có được, đó là khả năng tự tái sinh những mô Gan đã bị chết vì lão hóa. Thông thường các tế bào cấu tạo ở Tạng, Phủ sẽ ngừng phân chia khi cơ thể đạt đến ngưỡng trưởng thành. Sinh học gọi những tế bào đó là những tế bào đã “Biệt hóa” để giữ nguyên hình thù “trời định” cho đến lúc chết. Nếu cụt tay chân, sứt mũi, sứt tai…thì đành chụi thôi. Riêng Gan thì khác, nếu khối lượng Gan mất dưới 25% thì nó có thể tái tạo hoàn toàn. Điều này là do tế bào gan có khả năng đặc biệt như là một tế bào mầm đơn thẩm quyền (nghĩa là tế bào gan có thể phân đôi thành hai tế bào gan mới). Gan còn có một số tế bào mầm song thẩm quyền gọi là các tế bào oval có thể biệt hóa thành tế bào Gan và tế bào lót mặt trong ống Mật. Gan còn có Hệ thống lưới nội mô chứa rất nhiều tế bào có thẩm quyền miễn dịch hoạt động như một cái rây nhằm phát hiện những kháng nguyên trong dòng máu do tĩnh mạch cửa mang đến…

Dưới ánh sáng của khoa học hiện đại ta thấy khái niệm Tạng là nơi tích chứa của Việt y thật sâu sắc. Vậy thì Tạng tích chứa cái gì? Sinh học hiện đại đã xác định Tạng Gan là công Xưởng sản xuất các loại protein cho máu và các thành phần cấu tạo Mật. Nguyên vật liệu chủ yếu được cung cấp cho Hệ thống công xưởng Gan chính là thức ăn đồng hóa (Dưỡng chấp) được thấm qua ruột non đi vào đường tuần hoàn máu và hệ thống Bạch mạch. Để biết được trạng thái tích chứa đầy hay vơi của Tạng Gan các Thày lang Việt dùng kỹ thuật “Vọng ,Văn, Vấn ,Thiết” để thăm dò. Để tầm soát Gan Mật thì phải đặc biệt chú ý xử dụng kỹ thật Thiết Chẩn. Thiết Chẩn chủ yếu là bắt mạch (thường gọi là Chẩn Mạch) có kết hợp với sờ nắn cơ thể người bệnh. Chẩn mạch là đỉnh cao về kỹ thuật chữa bệnh của người Việt bị người Hoa Hạ thời Nhà Chu đánh cắp cùng với thuật bói quẻ (sau này người Hoa chế tác ra Dịch học - Kinh Dịch). Riêng thuật bắt mạch của người Việt thì họ thêm thắt những “sảo ngữ" làm cho rối rắm như ta thấy ngày nay. Sự rối rắm mơ hồ của ngôn y kỳ quái đó đã làm cho nhiều nhà nghiên y học Phương Đông chán nản rồi đi tới kết luân: mạch học là những điều nhảm nhí không thể dùng để đoán bệnh được.

Bắt mạch thực chất là thông qua vận tốc của dòng máu lưu thông trong vòng tuần hoàn để đoán bệnh. Cha ông ta định vị được địa chỉ để thăm mạch là nơi động mạch quay ở cổ tay (xem hình minh họa). Động mạch đi tới điểm này (các cụ gọi tên là Thốn Khẩu) thường tăng áp lực vì dòng chảy đến điểm quay thường phải chờ để chảy thông ra các ngón tay. Thốn Khẩu được chia làm 3 bộ vị là Thốn, Quan, Xích.. Bộ Quan ngang mỏm trâm trụ, Bộ Thốn lui về phía bàn tay, Bộ Xích lui về phía khuỷu tay, mỗi bộ cách nhau khoảng chiều ngang của đốt tay ngón giữa. Khoảng cách này cổ nhân gọi là Thốn đơn vị đo lường dùng riêng cho chẩn mạch. Ba bộ vị ở tay trái nghe về Huyết: Quan trái chuyên về thăm khám Gan và Mật; Thốn trái chuyên về thăm khám Tim và ruột non; Xích trái chuyên về thăm khám quả thận trái được gọi Thận thủy. Ba Bộ Vị ở tay phải nghe về Khí: Quan chuyên thăm khám Tỳ, Vị; Thốn chuyên thăm khám về Phổi và Ruột Già; Xích chuyên thăm khám về quả Thận phải còn gọi là Thận Hỏa.

Bí quyết của bắt mạch năm ở khâu "nghe mạch”. Cổ nhân đã sáng tạo ra loại “thước đo” vô cùng độc dáo có tên là “Tức”. Thuật ngữ “Tức” được hiểu là một nhịp thở (thở ra hít vào) của thầy Lang Việt và kinh nghiệm cho thấy: Mỗi Tức có 4 lần mạch nháy là bình thường, ít hơn 4 hoặc nhiều hơn 4 đều là mạch bệnh. Dưới 4 là chứng Hàn: ba lần nháy là Mạch Trì; hai lần nháy là mạch Bại (chứng lạnh, nguy rồi); hai Tức mới có một Mạch đến là Mạch chết. Trên 4 là bệnh thuộc về Nhiệt: Mỗi Tức có 6 mạch là mạch Sắc; 7 lần mạch đến là cực nhiệt; 8 lần mạch đến là Mạch thoát; 9 lần mạch đến là Mạch chết; 10 lần là Mạch Quy Mộ; 11,12 là Mạch tuyệt Hồn.

Chẩn Mạch là một học thuật hàm chứa lượng tri thức Y học sâu sắc, để diễn giải cần một công trình nghiên cứu dài hơi. Ở bài viết này chỉ giới thiệu sơ qua để nói lên những căn cứ của y học thuần Việt tầm soát các chứng bệnh ở Gan mà thôi.

Chẩn mạch ba Bộ Vị: Thốn, Quan, Xích về thực trạng hoạt động của Gan

Các Tạng, Phủ trong cơ thể người không tồn tại biệt lập mà luôn liên thông với nhau qua những con đường được gọi là Khí - Huyết. Nhờ phép chẩn mạch đồng thời cả ba Bộ Vị: Thốn, Quan, Xích ở cả hai tay Thầy Lang Việt có được cái nhìn toàn diện diễn biến thực trạng của cơ thể nên đã phát hiện gốc bệnh khởi phát từ đâu. Khi tầm soát về thực trạng hoạt động của Gan thầy Lang luôn phải nhớ Gan tàng Hồn, nhưng những gì cấu tạo nên Hồn lại nằm ở các Tạng khác, như: Thần là trạng thái biểu kiến của Hồn lại được tàng ở Tim; Ý tưởng là cốt lõi của Hồn lại tàng ở Tỳ; Nhịp điệu của Hồn là Phách lại tàng ở Phổi; Chí hướng của Hồn lại tàng ở Thận; biểu hiện sự dũng cảm hoặc hèn nhát lại tàng ở Mật. Nói Gan tàng Hồn là định vị Gan là nới hội tụ của Hồn , biểu hiện chất lượng sống chẳng những ở cơ thể sinh học mà còn làm nên phẩm chất của một con người. Bệnh ở một Tạng, Phủ nào đó luôn là sự cộng hưởng dồn những sai lạc (Mạch dưới 4 hoặc trên 4 trong một Tức) của toàn cơ thể tạo nên.

Với quan điểm đó, thầy Lang Việt xác định bệnh Gan là dạng bệnh “Tích Tụ”. Biểu hiện của bệnh thường là Trưng Hà, Cổ trướng và Hoàng Đản. Bàn về bệnh Tích Tụ, mỗi thầy Lang có ngôn ngữ riêng nhưng tựu trung là chỉ Tạng Gan ở trạng thái “tàng” quá mức cần có của nó. Vì sao Tạng Gan ở vào trạng thái “Tàng” quá mức? Trả lời được câu hỏi này là đã đoán đúng bệnh về Gan. Quá trình dẫn đến chứng tích tụ ở gan của mỗi bệnh nhân rất khác nhau, nhưng tất cả đều có một điểm chung thời điểm phát bệnh là vừa trải qua một cú sốc phản vệ (Stress) và dư chấn của cú sốc quá lớn và kéo dài dai dẳng. Như vậy là trước khi phát bệnh ở Gan, bệnh nhân đã mắc phải bệnh “Tình chí”. Nói đến bệnh “Tình chí” Việt y cổ truyền thường gắn căn bệnh này với khái niệm “Khí ”. Khái niệm Khí của Việt y cổ truyền khác hoàn toàn với khái niệm “Khí” của Trung Y. Như đã trình bày rất kĩ ở công trình nghiên cáu Y học Dân Gian nước Việt của tôi ở phần “Phản biện Trung y” có nói rõ về vấn đề này (Xin xem bài viết đó có trong trang Web Vietycotruyen.com). Trong khi “Khí” của Trung y mơ hồ trừu tượng giống như “Khí” của thuyết phong thủy thì khí của Việt Y cổ truyền là loại khí vật chất hiện hữu trong đời sống thực của chúng ta.

Việt y cho rằng có ba hình dạng vật chất tạo nên cơ thể con người là chất Rắn, chất Lỏng và chất Khí. Trong cơ thể con người lúc nào cũng mặt chất khí Ô xy, Các Bon Nic, A mô ni ắc, Mê tan, Clo, Phốt pho và nhiều chất khí khác. Khí là vật chất vô định hình, được cố định ở bình chứa nó. Trong cơ thể người các loại khí được chửa ở các ống dẫn khác nhau: Khí Ô xy và Các bon nic luôn có mặt ở trong các đường huyết quản , đường hô hấp và ở trong mỗi tế bào của cơ thể. Các loại khí độc do các tế bào thải loại ra ở các đường dẫn chuyên biệt, như Ống tiêu hóa, các tuyến nội tiết và ngoại tiết đều có các loại khí chuyên biệt thường trực. Khi cơ thể ở trạng thái cân bằng thì các loại Khí trong cơ thể đều ở ngưỡng sinh lý hằng định, Việt y cổ truyền gọi trạng thái khí lúc đó là “Chính khí”. Khi một trong những loại khí nào đó tăng hoặc giảm ở một bộ phận nào đó của cơ thể đều là dấu hiệu phát sinh bệnh. Kinh nghiệm cổ truyền cho thấy có các trạng thí khí sau đây báo hiệu cơ thể có bệnh: (1) Khí Hư, (2) khí Thực, (3) khí Hãm, (4) khí Suy, (5) khí Hàn, (6) khí Uất, (7) khí Nhiệt, (8) khí Suyễn, (9) khí Động, (10) khí Nghịch. Đối với người mắc bệnh gan, toàn thân suy nhược dư chấn của bệnh “Tình chí”, trạng thái khí trong cơ thể không Thực, được gọi là khí Hư. Việc xác định khí Thực hay Hư là nhờ chẩn mạnh mới biết được.

Phần lớn người mắc bệnh ở Gan đều ở độ tuổi trưởng thành và có tham vọng quá lớn so với năng lực thực có của mình ở ba lĩnh vực: công danh, của cải và ái tình. Những người có tham vọng lớn lại hay mắc chứng hiếu thắng, hận thù, cố chấp. Những “cơn Tình chí” tiêu tốn rất nhiều năng lượng sống của toàn thân làm nhược Hồn và gây nên những đợt sóng dồi của các loại khí bội thực máu ở các Tạng vì nhịp Tim tăng nhanh để cung cấp máu cho các Tạng , Phủ. Gan là một công xưởng sản xuất các loại Protein cung cấp cho máu, vì bội thực tạm thời nguyên liệu đầu vào nên các tế bào chuyên sản xuất Protein cho huyết tương có lúc gần như tê liệt nên chất lượng máu không đạt các chỉ số sinh học hằng định sinh chứng “huyết hư”, hàm lượng nước trong máu vì thế tăng cao.

Hệ lụy đầu tiên mà cơ thể phải hứng chịu do chứng Khí Huyết lưỡng Hư mà gan gây ra bệnh Hoàn Đản.

Tỷ trọng nước trong dòng máu lưu thông tăng cao hơn ngưỡng hằng định làm cho các tế bào hông cầu ngậm nước, giảm năng lực chuyên tải ô xy vào các tế bào và chở thán khí về phổi làm cho nhịp hô hấp của các tế bào chậm lại, quá trình Ô xy hóa khử bị trì trệ. Đây chính là nguồn gốc gây mệt mỏi của cơ thể, nếu đi khám bệnh ở các cơ sở Tây y, bác sỹ chỉ thấy huyết áp thấp, nhịp tim chậm nhưng không rõ nguyên nhân.

Hàm lượng nước trong máu cao hơn ngưỡng hằng định đã làm giảm tuổi thọ của hồng cầu. Trung bình một hồng cầu người sống được 120 ngày kể từ khi rời tủy xương đi vào máu tuần hoàn.Tuy không có nhân, ti thể và hệ lưới nội chất, trong bào tương hồng cầu vẫn có một số enzym thực hiện chức năng chuyển hóa glucose và tạo ra một lượng nhỏ ATP. Đồng thời, các enzyme đó cũng giúp: (1) Gìn giữ sự dẻo dai của màng hồng cầu. (2) Đảm bảo trao đổi ion qua màng tế bào. (3) Giữ sắt trong hemoglobin dưới dạng hóa trị 2 thay vì hóa trị 3. Ngăn chặn phản ứng ôxy hóa của các protein trong hồng cầu. Mặc dầu được bảo vệ chắc chắn như vậy cũng không chống lại được sự xâm thực của nước quá nhiều, hệ chuyển hóa của hồng cầu ngày càng kém hiệu quả, khiến cho màng hồng cầu trở nên mong manh, dễ vỡ.Khi hồng cầu vỡ ra và phóng thích hemoglobin chứa bên trong, hemoglobin gần như lập tức được hấp thụ bởi các đại thực bào tại khắp nơi trong cơ thể, nhưng chủ yếu là bởi các tế bào Kupffer ở gan và các đại thực bào ở lách và tủy xương.Vài giờ đến vài ngày sau, các đại thực bào sẽ “nhả” sắt lấy từ hemoglobin trở lại máu. Sắt được chuyên chở đến tủy xương để tạo hồng cầu mới hoặc đến gan và các mô khác để dự trữ.

Thông thường thì thành phần porphyrin của hemoglobin sau khi trải qua một loạt các biến đổi, trở thành sắt tố mật (tức bilirubin), chất này theo tĩnh mạch lách đổ vào tĩnh mạch cửa vào gan, được gan sử dụng để tổng hợp mật phục vụ tiêu hóa. Nhưng ở người mắc chứng bệnh về gan số lượng hồng cầu bị “giáng hóa” Hemoglobin tạo ra chất thải Bilirubin cao khác thường, trong khi Tạng gan ở trạng thái “ứ đầy” dẫn tới túi mật ứ đày theo đã ngừng tiết mật vào ống dạ dày, do đó chất thải Bilirubin không theo nước mật thoát ra ra đường tiêu hóa lại trở lại dòng máu lưu thông gây hiện tượng vàng da, Y học thuần Việt gọi là bệnh Hoàng Đản.

Còn tiếp...

Việt Y Cổ Truyền - Tinh Hoa Thuốc Việt 

Đối tác: Ngân hàng Agribank
Đối tác: Ngân hàng BIDV
Đối tác: Ngân hàng Vietinbank
Đối tác: Công ty thiết kế web ADC
Đối tác: Sông Đà Việt Đức