Y học thuần Việt đọc bệnh Gan - Phần 3

Hệ lụy thứ Hai cơ thể phải gánh chịu do chứng Huyết Hư mà gan gây ra là chứng Cổ trướng.

Bệnh xơ gan cổ trướng

Chúng ta trở lại với hiện tượng tỷ trọng nước cao hơn ngưỡng hằng định trong máu lưu thông gây ra hiện tượng Cổ trướng vì nước quá nhiều sẽ thấm qua thành mạch và qua gian bào tràn vào ổ bụng. Quan sát thấy da bụng căng bóng hoặc hơi nề, rốn lồi những tĩnh mạch dưới da bụng nổi to, căng ngoằn ngoèo. Tây y gọi hiện tượng này là: Tuần hoàn bàng hệ cửa – chủ: tĩnh mạch nổi rõ từ rốn lên vùng sườn phải. Nguyên nhân thường do tăng áp lực tĩnh mạch cửa (xơ gan, tắc tĩnh mạch trên gan, tắc tĩnh mạch cửa).

 Cổ trướng tự thân nó chưa phải là một bệnh, nó chỉ là một trạng thái biểu hiện của một chứng bệnh nào đó có gốc bệnh từ chất lượng máu và các mao mạch của Hệ tuần hoàn máu. Tất cả những nguyên nhân gây phù, ứ nước ở các tổ chức đều có thể gây nên cổ trướng, vì nước qua thành mạch và qua gian bào vào ổ bụng. Đặc tính chung của loại này là cổ trướng toàn cơ thể, ngoài ổ bụng, các màng khác cũng có thể có nước (màng phổi), đồng thời có phù toàn thân..., nước cổ trướng trắng trong hoặc màu vàng nhạt hay gặp nhất ở Hội chứng Xơ gan, cháy máu đường tiêu hóa và các dấu hiệu suy gan khác. Tây y thường xử lý cổ trướng rất “bạo lực”, sau khi sử dụng thuốc lợi tiểu liều cao không hiệu quả, liệu pháp khẩn cấp là chọc tháo nước. Liệu pháp này thường xảy ra sự cố sốc phản vệ vì nước ở ổ bụng bị rút nhanh hơn nước chứa ở màng bao các Tạng, Phủ gây vỡ màng bao rất khó khắc phục và thường dẫn đến tử vong.

Hệ lụy cuối cùng và là hệ lụy lớn nhất của Khí – Huyết lưỡng Hư là bệnh “Tích tụ - Trưng Hà” ở gan.

“Trưng Hà” là thuật ngữ y học Dân gian nước Việt do các Thầy Lang không giỏi chữ Nho sáng tạo ra để chỉ hiện trạng nghiêm trọng nhất của Hội chứng tích tụ. Thuật ngữ này dựa vào hình ảnh trực quan ai cũng nhìn thấy là củ khoai Lang bị “Hà”

Xơ gan, ung thư gan

 

Quan sát hình ảnh buồng gan bị bệnh Trưng Hà trên thiết bị soi chụp điện tử hiện đại cũng cho hình ảnh tương tự. Chúng ta dùng cách diễn ngôn của Tây Y để giải mã hiện tượng Trưng Hà ở gan theo cách đọc bệnh của Việt y cổ truyền.

Bị dư chấn của bệnh tình chí nên Gan, Mật của bệnh nhân luôn ở trạng thái lúc thì “ứ đầy”, lúc lại lưng vơi cả Khí và Huyết nên các loại tế bào khu trú trong Gan và Mật chẳng những không được cung cấp các dưỡng chất cần thiết mà còn cung cấp không đều đặn “lỗi nhịp” đe dọa sự tồn vong của tế bào. Trước hết, tế bào rơi vào tình trạng Khí Úng Tắc thiếu Ô xy để tiến hành Ô xy hóa khử và không thải được khí Cacbonic ra dòng máu lưu thông. Hiện tượng Huyết Hư không cung cấp đúng và đủ chất dinh dưỡng cho tế bào Chất (11) nên tế bào phải huy động năng lượng dự trữ để đáp ứng yêu cầu chuyển hóa nhưng không được bù đắp. Tế bào Chất cạn kiệt dần nguồn dinh dưỡng làm cho các bào quan teo lại và rơi vào trạng thái tiềm sinh chỉ còn trơ lại Khung tế bào (7) Thành ngoài của các tế bào khu trú ở trong gan được bao bọc bởi các chất cơ bản ngoài tế bào rất bền. Các chất cơ bản ở thành ngoài tế bào gồm bốn loại phân tử lớn: (1) Collagen (chất tạo keo), (2) Enastin, (3) Prote’oe glycan và (4) Glycoprotein cấu trúc.

Phần lớn các phân tử của cơ thể đều có thể tiết ra các đại phân tử đó theo một chương trình hình thành trong quá trình phát triển phôi thai và tiếp tục trong giai đoạn cơ thể trưởng thành. Các chất cơ bản ở thành ngoài tế bào đã dính kết các tế bào liền kề nhau tạo ra các Mô liên kết. trong các khe của Mô liên kết luôn có một lượng dung dịch, thường gọi là Nước Mô. Chính loại nước Mô này tạo ra môi trường nâng đỡ Mô trong tồn tại, cung cấp chất dinh dưỡng cho các chất liên kết và nhận các chất thải loại của các Mô đi thấm qua thành mạch máu rồi theo đường ruột ra ngoài.

Các chất cơ bản ở thành ngoài tế bào không bị nhiễm bệnh như nội bào nên khi các bào quan bị teo tóp các chất cơ bản ở thành ngoài tế bào vẫn hoạt động bình thường. Nhờ có các chất cơ bản ở thành ngoài tế bào nên các tế bào bị Xơ liền kề vẫn kết dính được với nhau tạo nên loại Mô Gan không còn sự sống và chúng giống như miếng Xơ Mướp, vì thế mà gọi là Xơ gan.

Tế bào người điển hình
(Hình ảnh lấy từ Wikipedia)

Mô hình một tế bào người điển hình. Các bào quan gồm: (1) hạch nhân, (2) nhân, (3) ribosome (4) túi tiết, (5) mạng lưới nội chất (ER) hạt, (6) bộ máy Golgi, (7) khung xương tế bào, (8) ER trơn, (9) ty thể, (10) không bào, (11) tế bào chất, (12) lysosome, (13) trung thể.

Ghi chú về Tế bào chất

Bên trong các tế bào là một không gian chứa đầy dịch thể gọi là tế bào chất (cytoplasm). Nó bao hàm cả hỗn hợp các ion, chất dịch bên trong tế bào và cả các bào quan. Các bào quan bên trong tế bào chất đều có hệ thống màng sinh học để phân tách với khối dung dịch này. Chất nguyên sinh (cytosol) là để chỉ riêng phân dịch thể, chứ không có các bào quan. Tế bào chất trong tế bào Người chứa rất nhiều bào quan và bộ khung tế bào. Chất nguyên sinh thường chứa các chất dinh dưỡng hòa tan, phân cắt các sản phẩm phế liệu, và dịch chuyển vật chất trong tế bào tạo nên hiên tượng dòng chất nguyên sinh. Nhân tế bào thường nằm bên trong tế bào chất và có hình dạng thay đổi khi tế bào di chuyển. Tế bào chất cũng chứa nhiều loại muối khác nhau, đây là dạng chất dẫn điện tuyệt vời để tạo môi trường thích hợp cho các hoạt động của tế bào. Môi trường tế bào chất và các bào quan trong nó là yếu tố sống còn của một tế bào.

Ung thư Gan theo cách đọc bệnh của Việt Y là một trong những biểu hiện của chứng Tích tụ - Trưng Hà có độ khó chữa của nó cũng tương tự như chứng Xơ Gan mà thôi. Khi các tế bào Gan bị Xơ đến mức thiếu hụt 25% của khối lượng thì tế bào Gan có tên là Hepatoxyt chuyên sản xuất Protein của huyết tương đang ở trạng thái biệt hóa lập tức chuyển sang trạng thái gián phân, tức là tiếp tục phân chia để bù cho những tế bào đã chết. Và, bệnh Ung thư có cơ hội xuất hiện ở thời điểm này. Trong các tế bào bị Xơ, các Bào quan chưa chết hẳn mà teo tóp lại ở trạng thái tiềm sinh khi được thông tin bào “tiếp tục tăng sinh” đã “tỉnh” lại, nhưng một số tế bào đã bị biến đổi gen trở thành “Tế bào bất tử” phân chia liên tục (Y học gọi là tế bào ác tính), diễn thế của Ung thư gan bắt đầu.

Còn tiếp ...

Việt Y Cổ Truyền - Tinh Hoa Thuốc Việt 

Đối tác: Ngân hàng Agribank
Đối tác: Ngân hàng BIDV
Đối tác: Ngân hàng Vietinbank
Đối tác: Công ty thiết kế web ADC
Đối tác: Sông Đà Việt Đức