Bệnh béo phì

Y học thuần Việt đọc bệnh và chữa bệnh Béo phì

Bệnh Béo phì đang là câu chuyện thời sự nóng hổi của Sức khỏe cộng Đồng. Nhiều năm qua trên thị trường thuốc chữa bênh Béo phì của Việt Nam luôn xuất hiện nhiều loại thuốc ngoại nhập. Chúng được quảng cáo rất ồn ào và không ít những người mắc bệnh đã chạy theo thuốc ngoại và kết quả vẫn là tiền mất tật mang. Thể theo yêu cầu của các bạn đọc thân tình với trang Vietycotruyen.com.vn, chúng tôi đã tổ chức nghiên cứu và tiến hành thử nghiệm trên những người tình nguyện, kết quả rất đáng phấn khởi. Trang Vietycotruyen.com.vn xin trân trọng giới thiệu Bài viết của nhà nghiên cứu Y học Dân gian nước Việt Lưu Hưng Linh về đề tài này để các bạn tham khảo.

Lương y: Kiều Bình Vinh Quang

Y học thuần Việt chữa bệnh Béo phì 
Lưu Hưng Linh

Tây Y cho rằng: Béo phì là tình trạng tích tụ chất béo quá nhu cầu duy trì các chức năng của cơ thể. Cơ quan Y Tế Thế Giới đã đặt ra một Chỉ số Trọng Lượng Cơ Thể (tiếng Anh gọi là Body Mass Index-viết tắt là BMI) . BMI là số chia của kí lô trọng lượng cơ thể cho bình phương chiều cao tính theo mét và áp dụng cho mọi người, ngoại trừ khi có chiều cao và sức nặng quá cỡ. Thí dụ: người nặng 6o kí, cao 1,6 mét. Bình phương 1,6 là 2,56. BMI sẽ là: 60: 2,56 = 23,4. Đây là người bình thường, vì theo International Obesity Task Force, nếu có BMI từ 18.5 tới 24.9 là Bình Thường; 25 tới 29.9 là Quá Kí; trên 30 là Béo, trên 40 thì Béo phì.

Cách đoán bệnh và định ra tiêu chuẩn xác định bệnh Béo phì của Tây y mới xuất hiện khoảng 4 thập kỷ cuối thế kỷ 20, nhưng khoảng 10 năm gần đây nó đã hứng chịu nhiều nhận xét của các thầy chữa thực hành đưa ra nhiều nhận xét không thuận. Ý kiến chung là: BMI không đo lường được các thành phần cấu tạo cơ thể như xương, thịt, chất béo vì người cùng BMI có thể có các thành phần này khác nhau. Người ta đưa ra ví dụ không thể chối cãi: Một lực sĩ cử tạ có cơ bắp hoành tráng nên chỉ số BMI trên 30 không thể gọi là Béo phì được. Từ thực tế này nhiều nhà “y học khoa học” đề xuất cách tính sức nặng của cơ thể người như sau: đo tỷ lệ vòng bụng/vòng hông: lấy thước dây đo vòng bụng ở chỗ ngang rốn rồi chia cho số vòng hông. Nếu tỷ lệ trên 0.95 ở đàn ông, trên 0.8 ở đàn bà thì các người này thuộc diện Béo phì.

Đề xuất này xem ra cũng không được đồng thuận lắm. Những người theo Đạo Phật sẽ rất buồn nếu ứng dụng cách đo này vào hình tượng Đức Phật Di Lặc của họ. Với cái bụng to tới mức “bát ngát” của Ngài thì chắc chắn chỉ số vòng bụng/ vòng hông sẽ trên 40. Vậy mà các tín đồ Phật giáo luôn coi sự béo tốt của Đức Phật Di Lặc là người khỏe mạnh, hiện thân của sự no đủ viên mãn mà ai cũng ước muốn. Nếu ứng dụng cách đo này với các võ sĩ “Du Mô” ở nước “Mặt trời mọc” thì hầu hết các võ sĩ này phải đưa vào Bệnh viện ngay để giảm béo! Lợi dụng cách đo này, những người bán thuốc giảm béo đã tung ra thị trường câu “châm ngôn” có tính hù dọa: “Vòng bụng to ra, vòng đời ngắn lại” để hút khách mua thuốc của họ. Sau một thời gian uống thuốc giảm béo được quảng cáo thì bệnh nhân béo vẫn hoàn béo.

Béo phì đúng là một hiện tượng bệnh lý, nhưng Tây y đại diện cho Y học hiện đại còn lúng túng khi đọc bệnh này. Tây y cho rằng Béo Phì là tích tụ nhiều chất béo quá nhu cầu duy trì chức năng của cơ thể, nói như thế là chưa nói gì. Mấu chốt là phải trả lời được câu hỏi: vì sao cơ thể lại tích tụ chất béo đến mức dư thừa? Tây y cũng đã đưa ra câu trả lời là do ăn nhiều chất tạo mỡ lại ít vận động nên béo phì. Câu trả lời này đang có nguy cơ bị lung lay bởi chính những thực nghiệm của Tây y. Thử nghiệm đó là cho hai nhóm người có cùng thể trạng ăn lượng thức ăn như nhau kết quả là có người phát triển bình thường và có những người béo lên trông thấy. Người ta lại tiếp tục làm thử nghiệm: Cho những người béo lên trông thấy ở đợt thử nghiệm trước ăn lượng thức ăn ít hơn, kết quả là những người này vẫn béo như cuộc thử nghiệm trước.

Trong thực tế đời sống thì số đông người mắc chứng Béo phì đều rất ham ăn, ở họ hầu như quên mất cảm giác no. Bị thuyết “yếu tố thực thể gây bệnh” hướng dẫn, Tây y dã vội vã “phát hiện” các chất dẫn truyền thần kinh kích thích “ “thụ thể thèm ăn” đã khiến người bệnh quên mất cảm giác no nên đã chế tạo ra loại thuốc giảm béo có chứa chất Sibutramine ức chế các thụ thể thèm ăn có mặt ở tuyến thần kinh trung ương rồi quảng cáo rầm rộ khắp thế giới. Qua nhiều năm sử dụng thuốc có nhiều phản ứng phụ gây chết người buộc cơ quan y tế mở nhiều cuộc điều tra người ta thấy các loại thuốc này làm tăng Seotonine và Noradrenaline trong não tạo cảm giác no và không thèm ăn. Tháng 11/2009 kết quả công trình nghiên cứu về phản ứng phụ của thuốc Sibutramine đã đưa ra cảnh báo: nếu dùng lọai thuốc này dài ngày sẽ gây ra biến cố tim mạch rất nguy hiểm đến tính mạng. Cộng đồng Châu Âu đã cấm xử dụng thuốc giảm béo có chứa chất Sibutramine. Một số nước, trong đó có nước Mĩ vì có nhiều người chết vì béo phì vẫn cho dùng loại thuốc có chứa chất Sibutramine và chỉ khuyên người có tiền sử bệnh tim mạch thì không dùng.

Paul Mason đã từng nặng tới gần 450 kg

Paul Mason đã từng nặng tới gần 450 kg

Mấy năm gần đây xuất hiện những câu chuyện về phát minh mới gây xôn xao dư luận trong giới y học và làm nức lòng các nhà sản xuất thuốc giảm béo Tây dược. Đó câu chuyện: Mỡ Trắng và Mỡ Nâu. Nhờ có kỹ thuật giải phẫu tử thi, Tây y đã biết chắc chắn lượng mỡ có trong cơ thể một người trưởng thành không bị bệnh Béo phì dao động ở mức 21,5% ( người đàn ông nặng 70 kg có lưỡng mỡ là 15 kg ). Nhờ khoa học “Hoa-Sinh phân tích”, Tây y phát hiện ra trong 15kg mỡ hiện diện ở cơ thể người có khoảng 60 – 90 gram mỡ nâu. Nhưng dù chỉ 60 gram mỡ nâu cũng có khả năng đốt cháy 300 đến 500 calorie năng lượng mỗi ngày, và có thể giảm làm 2 kilogram trọng lượng cơ thể mỗi tháng. Từ khám phá này Tây y dùng thủ thuật kích hoạt, hoặc cấy ghép Mỡ Nâu với kỳ vọng nó sẽ đốt cháy lương mỡ trắng dư thừa giúp cơ thể giảm béo. Thí nghiệm được tiến hành trên Chuột cho kết quả rất khả quan, nhưng khi đem ứng dụng vào cơ thể người thì vô hiệu. Những công ty Dược có nhiều vốn vẫn đang chế tao thuốc giảm béo và tuyên bố: khoảng 10 năm nữa sẽ có thuốc giảm béo công hiệu theo định hướng này. Chúng ta chân thành chúc cho các tác giả của công trình có tầm cỡ giải Nô- Ben này trở thành hiện thực.

Trong thời gian chờ đợi kết quả của công trình nghiên cứu chế tạo thuốc mới thì Tây y đang phải đối diện với thất bại trong điều trị giảm béo bằng các thuốc Tây dược đang có. Để khắc phục hệ lụy này Tây y hiện nay dùng liệu pháp: “Giảm ăn và tăng cường vận động cơ bắp” để chữa bệnh Béo Phì. Liệu pháp hiền lành này không phát huy tác dụng, bởi vì cốt lõi của liệu pháp này là dùng ý chí để giảm lượng thức ăn ăn vào, người bệnh buộc phải ăn ít, thậm chí là nhịn ăn. Nhiều người vì mạng sống của mình đã nghe theo lời khuyên của bác sỹ chỉ ăn rau và uống nước trắng để dẹp yên cơn đói hy vọng sẽ giảm cân. Số đông người mắc bệnh Béo Phì đã bỏ cuộc, bởi vì ăn rau và uống nhiều nước chẳng những không dập tắt được cơn dói mà lại làm cho cái đói réo gọi mãnh liệt hơn. Con Người có "nghị lực” kiên định lập trường, song các tế bào của cơ thể sống lại tuân theo quy luật của tự nhiên luôn cần đủ chất duy trì sự sống.

Ngành dinh dưỡng học hiện đại đã có đủ chứng lý để thuyết phục chúng ta rằng: Để duy trì sự sống thì mỗi ngày một người trưởng thành cần phải đưa vào cơ thể một lượng nhiệt năng sinh học từ 2200 – 2400 kcal/ngày. Nhiệt năng sinh học đó được lấy từ: Protit: 15 – 17% (50–60% protein động vật, bảo đảm tính cân đối các acid amin, nhất là các axit amin chứa lưu huỳnh (S): methionin, cystin, tryptophan và lysin); Lipit: 20% (gồm 7% chất béo không bảo hòa nhiều nối đôi, 7% chất béo không bảo hòa một nối đôi và 6% chất béo bão hòa); Gluxit: 60 – 65%. Ba loại nhóm chất: Protit 15%; Lipit 20%; Gluxit 65% phải được cân đối đúng như vậy mới duy trì được sự sống. Nếu vì giảm béo mà không ăn hoặc ăn ít hơn chỉ số sinh học hằng định của một trong ba nhóm chất thì sự sống của ta bị đe dọa, bệnh tật sẽ đua nhau ùa đến.

Nói đến giảm béo là người ta nghĩ ngay tới việc kiêng ăn chất béo thì tai hại vô cùng. Bởi vì, các chất béo thiết yếu là nguyên liệu cấu tạo màng tế bào não. Não được cấu tạo bởi 60% chất béo. Các chất béo thiết yếu là nguyên liệu cấu tạo các tế bào thần kinh. Cơ thể không tự tổng hợp các chất này mà phải nhận từ thức ăn. Các chất béo thiết yếu mà Não cần là: (1) Omega-3: có trong các loại hạt lương thực, bí ngô, dầu cải, cá Thu, cá Trích, cá Mòi, các loại cá Nước ngọt, Tảo, Rong Biển, trứng Gia Cầm. (2) Omega-6: có trong hạt ngô, hạt Hướng Dương, hạt Vừng ... Để giúp Não hoạt động bình thường, nên ăn 3 bữa cá biển trong tuần, mỗi bữa ăn khoảng 200 gam. Người có cơ địa dị ứng với cá biển thi ăn các loại đậu có nhiều dầu. Trong khẩu phần chất béo của trẻ thơ và thiếu niên dù đang rất béo và trong quá trình điều trị vẫn cần chất béo có nguồn gốc động vật và dầu thực vật theo tỷ lệ 50/50.

Đọc đến đây chắc Bạn đã hiểu ý của chúng tôi là trong quá trình điều trị bệnh Béo Phì Vietycotruyen.com chủ trương giảm béo mà lại không kiêng chất béo ? Đúng vậy. Từ trong thất bại của Tây y điều trị bệnh Béo Phì lại soi sáng thêm cơ sở khoa học của cách chữa bênh Béo Bệu của Y học cổ truyền thuần Việt. Những khối mỡ dư thừa làm nên hình dáng người béo phì thực chất nó không còn là chất béo theo nhận biết thông thường của Hóa – Sinh học hiện đại mà đã là “rác thải” của quá trình chuyển hóa.

Chất béo thường dùng trong ngữ cảnh Y học, Hóa –Sinh học hiện đại với tên gọi là Lipid.
Cấu trúc của một phân tử Lipid (Những cứ liệu khoa học Hóa-Sinh- Y học trong bài viết này lấy ở Wikipeda Việt nam)

Trong hóa học, lipit nghĩa là hợp chất béo, và là hợp chất hữu cơ đa chức (chứa nhiều nhóm chức giống nhau). Chúng gồm những chất như dầu ăn, mỡ .... Chúng có độ nhớt cao, không tan trong nước, tan trong các dung môi hữu cơ như ether, chlorphorm, benzene, rượu nóng . Giống như các carbonhydrate, các lipit được tạo nên từ C, H và O nhưng chúng có thể chứa các nguyên tố khác như P và N. Chúng khác với carbonhydrate ở chỗ chứa O với tỉ lệ ít hơn. Hai nhóm lipid quan trọng đối với sinh vật là: nhóm có nhân glycerol và nhóm sterol. Các nhân này kết hợp với các acid béo và các chất khác tạo nên nhiều loại lipid khác nhau.

Các loại chất béo

Chất béo được phân làm 2 loại: chất béo đơn giản (simple lipid) và chất béo dạng phức tạp (complex lipid) tùy thuộc vào cấu trúc của chúng.

• Chất béo đơn giản bao gồm carbon (C), hydro (H) và oxy (O).

• Chất béo dạng phức tạp có cấu trúc phức tạp hơn nhiều so với chất béo đơn giản. Bao gồm: phospholipids (chất béo có kèm thêm phosphor), steroids, và một số hợp chất khác.

Phospholipid trong màng tế bào
Các tế bào đều được bao bọc bởi một tấm áo ngoài gọi là màng tế bào. Màng tế bào bao gồm 2 phần: hydrophilic (ưa nước) và hydrophobic (kị nước). Phần ngoài bao bọc tế bào chính là lipid bilayer, bảo vệ tế bào bên trong và đóng một vai trò chủ yếu trong việc bảo vệ tế bào.

Tầm quan trọng của chất béo

Chất béo cần thiết cho sự sống của động vật và thực vật trong nhiều mặt. Chúng thường được biết đến như năng lượng từ thức ăn. Rất nhiều cơ quan trong cơ thể dự trữ thức ăn dưới dạng chất béo. Chất béo từ dạ dây xuống ruột non, ở đây nhờ tác dụng xúc tác của các enzyme lipza và dịch mật chất béo bị thuỷ phân thành các acid béo và glyxerol rồi được hấp thụ vào thành ruột.

Mỗi dạng chất béo thể hiện một phần quan trọng trong màng tế bào của cơ thể, giúp bảo vệ các tế bào sống. Màng tế bào giống nhau bao quanh cơ thể cùng với tế bào, giúp cho mỗi tế bào trong cơ thể có thể làm công việc mà không cần đến sự can thiệp không cần thiết của các tế bào khác.

Chất béo không hòa tan với nước, nhưng chúng có khả năng hòa tan các chất khác như vitamin A, D, E, và K. Lipit có 10 tác dụng cho cơ thể:

1. Ngăn ngừa xơ vữa động mạch bằng cách kết hợp với cholesterol tạo các ester cơ động, không bền vững và dễ bài xuất ra khỏi cơ thể.

2. Điều hòa tính bền vững của thành mạch: nâng cao tính đàn hồi và hạ thấp tính thấm của thành mạch.

3. Có liên quan đến cơ chế chống ung thư.

4. Cần thiết cho các chuyển hoá các vitamin nhóm B.

5. Một số tổ chức như: gan, não, tim, các tuyến sinh dục có nhu cầu cao về các acid béo chưa no, nên khi không được cung cấp đủ từ thức ăn thì các rối loạn sẽ xuất hiện ở các cơ quan này trước tiên.

6. Chất béo tham gia vào cấu trúc của tất cả các mô, là thành phần thiết yếu của tế bào, của các màng cơ thể và có vai trò điều hòa sinh học cao. Não bộ và các mô thần kinh đặc biệt giàu chất béo. Các rối loạn chuyển hóa chất béo ảnh hưởng đến chức phận nhiều cơ quan kể cả hệ thần kinh, tập trung nhất ở hiện tượng Béo phì

7. Thiếu acid béo omega-3 dẫn đến ảnh hưởng khả năng nhận thức, khả năng nhìn...

8. Chất béo cung cấp các acid béo thiết yếu không no đa nối đôi, chuỗi dài là tiền chất của một loạt các chất có hoạt tính sinh học cao như prostaglandin, leukotrienes, thromboxanes… Các eicosanoids này là các chất điều hòa rất mạnh 1 số tế bào và chức năng như: kết dính tiểu cầu, co mạch, đóng ống động mạch Botalli…

9. Trong cơ thể chất béo là nguồn dự trữ năng lượng lớn nhất.

10. Chất béo kéo dài thời gian thức ăn ở dạ dày và đi qua đường tiêu hóa, tạo cảm giác no sau khi ăn. Mặt khác chất béo tạo cảm quan ngon lành cho thực phẩm.

Các chất béo có nguồn gốc động vật và thực vật được đưa vào cơ thể ngoài 10 điều hữu dụng đối với quá trình chuyển hóa thì đồng thời có những chất béo gây hại cho cơ thể. Chúng ta cần tìm hiểu Thành phần và cấu trúc Hóa học của chất béo.

• Triglyceride hay còn gọi là chất béo trung tính, triacylglycerol, TAG hay triacylglyceride là 1 este có nguồn gốc từ glyxêrin và 3 axit béo. Nó là thành phần chính của dầu thực vật và mỡ động vật. Triglyceride được hình thành bằng cách kết hợp glyxêrin với ba phân tử của axit béo. Các phân tử glyxêrin có ba nhóm chức hiđrôxyl (HO-). Mỗi axit béo có một nhóm chức carboxyl (COOH). Trong triglyceride, các nhóm chức hiđrôxyl của glyxêrin kết hợp với các nhóm cacboxyl của axit béo hình thành liên kết este:

HOCH2CH(OH)CH2OH + RCO2H + R'CO2H + R''CO2H → RCO2CH2CH(O2CR')CR'' + H2O

Ba axit béo (RCO2H, R'CO2H, R''CO2H trong phương trình ở trên) thường khác nhau. Chiều dài của chuỗi các axit béo trong triglyceride tự nhiên khác nhau, nhưng hầu hết có 16, 18, hoặc 20 nguyên tử carbon. Các axit béo tự nhiên được tìm thấy ở thực vật và động vật thường chỉ gồm các số chẵn của các nguyên tử carbon. Tuy nhiên, vi khuẩn có khả năng tổng hợp các chuỗi axít béo có số nguyên tử carbon lẻ và phân nhánh. Vì vậy, mỡ của các động vật nhai lại có các chuỗi axít béo số lẻ, chẳng hạn như 15, là do vi khuẩn trong dạ cỏ tổng hợp mà thành. Rất nhiều các axit béo là không bão hòa (unsaturated), và không bão hòa đa (poly-unsaturated). Hầu hết các chất béo tự nhiên có chứa một hỗn hợp phức tạp của các triglyceride, vì vậy, chúng tan chảy trong một phạm vi nhiệt độ rộng. Không có loại dầu ăn nào chỉ có nguyên một loại bão hòa hay không bão hòa. Tất cả các chất béo và dầu tự nhiên đều bao gồm hỗn hợp của cả ba loại axít béo.

Chất béo

bão hòa(%)

không bão hòa đơn (%)

không bão hòa đa (%)

Dầu canola

6

62

32

Dầu safflower

10

13

77

Dầu hướng dương

10

20

69

Dầu bắp

13

25

62

Dầu đậu nành

15

24

61

Dầu ô liu

14

77

9

Mỡ gà

31

47

22

Mỡ heo

41

47

12

Mỡ bò

52

44

4

Dầu cọ

51

39

10

66

30

4

Dầu dừa

92

6

2

 

Mỡ động vật thường được cho là có chất béo bão hòa cao nhất. Đa số dầu thực vật có chất béo không bão hòa nhiều hơn, nhưng qua bảng trên chúng ta thấy kể cả dầu thực vật cũng có một tỷ lệ không nhỏ chất béo bão hòa. Chất béo bão hòa thường phát sinh các gốc tự do là mầm họa cho cơ thể.

 (Còn tiếp ...)

_Việt Y Cổ Truyền_
"Nhận chữa các bệnh nan y, mãn tính bằng thuốc cổ truyền thuần việt"

Đối tác: Ngân hàng Agribank
Đối tác: Ngân hàng BIDV
Đối tác: Ngân hàng Vietinbank
Đối tác: Công ty thiết kế web ADC
Đối tác: Sông Đà Việt Đức