Chăm sóc giữ gìn cơ địa vững bền

Chăm sóc giữ gìn cho cơ địa vững bền 
là chiến lược Phòng và chữa bệnh của người Việt

Lưu Hưng Linh

Khi ta đã hiểu cơ địa là biểu hiện sự cân bằng của cơ thể với môi trường sống ngoài cơ thể, thì bất kỳ ai cũng mong muốn duy trì sự cân bằng đó tức là giữ gìn cho cơ địa vững bền. Làm được việc này là rất khó, bởi vì sự cân bằng của cơ thể với môi trường ngoài cơ thể là sự cân bằng động, chỉ cần một tác nhân rất nhỏ cũng làm cho cơ địa bị tổn thương, bệnh tật lập tức xuất hiện. Ở bài trước tôi đã trình bày: “Cơ địa” chính là hiện thân của lịch sử tạo thành và phát triển ở mỗi cá thể người hàm chứa hai yếu tố làm nên sự sống, đó là: (1) lịch sử hình thành, phát triển thể lực một con người và (2) lịch sử hình thành, phát triển trí lực của một con người. Muốn chăm sóc giữ dìn cho cơ địa bền vững phải luôn bám sát hai quá trình lịch sử song hành đó. Bài viết này tập trung tìm hiểu “lịch sử hình thành, phát triển thể lực”, nói vắn tắt là thể lực của cơ địa.

Cội nguồn thể lực của một cơ địa người bắt đầu từ lúc cha mẹ ta hợp lực cùng nhau phân thân sáng tạo ra ta bằng con đường di truyền sinh học, tức là ta được thụ thai ở trong cơ thể mẹ. Quá trình thụ thai được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối của bà, vì vậy trong vòng ba tuần đầu tiên, người mẹ có thể chưa thực sự mang thai. Tinh trùng của bố gặp trứng của mẹ tạo nên một tổ hợp tế bào. Tuần thứ năm: tổ hợp tế bào đó lớn rất nhanh và trở thành một phôi mầm. Tuần thứ sáu: phôi mầm lúc này đã trở thành một bào thai thực sự. Nó có cỡ một hạt đậu với xương sống và hệ thần kinh nguyên thủy đã hình thành. Bạn nên nhớ bộ phận đầu tiên hình thành nên sự sống là xương sống và hệ thần kinh nguyên thủy. (Xem video ở trang Web này).

Cũng trong tuần thứ sáu này bào thai đã có một hệ huyết mạch riêng và có thể thuộc một nhóm máu khác với nhóm máu của mẹ. Những mạch máu sẽ trở thành dây cuống rốn và trên phôi mầm những chiếc chồi bé xíu bắt đầu “nảy ra”, khởi đầu là các mầm chi – chân, tay sau này.

Tuần thứ 7 Trái tim của bé bắt đầu nẩy mầm

Tuần thứ 8 : Đây cũng là thời điểm trái tim bé nhỏ của bé bắt đầu rộn ràng cất tiếng. Hệ thần kinh phát triển rất nhanh, đặc biệt là não bộ. Đầu lớn dần và mắt đang hình thành dưới da mặt. Tứ chi của bào thai đang phát triển không ngừng và đã ra dáng những bàn chân, bàn tay bé xíu. Tất cả các cơ quan nội tạng cũng đang phát triển và ngày càng phức tạp hơn.

Tuần thứ 9: Bào thai dài khoảng 5cm với phần đầu và ngực phân chia bởi một nếp gấp. Những cơ quan lớn, mắt và tai đều đang phát triển.

Tuần thứ 10 đến thứ 11: Cuống rốn đã có thể thực hiện hoàn chỉnh vai trò của nó là cung cấp dưỡng chất và “dẫn xuất” các chất thải loại ra khỏi bào thai. Thai nhi lúc này thực sự có hình dáng của một con người.

Tuần thứ 12 : Thai lớn rất nhanh có chiều dài khoảng 8cm, nặng 60gam. Nhau thai lúc này đã khá hoàn chỉnh nhưng chưa thực hiện đủ chức năng.

Tuần thứ 13 đến thứ 15: Tử cung của người mẹ trở nên lớn hơn và bụng bắt đầu lộ. Thai nhi đã có thể “ngoáy ngó” đầu rất dễ dàng. Tuần thứ 15 này đánh dấu thai nhi đã tiếp thu toàn bộ di truyền của người cha và mẹ truyền cho và bắt đầu sống đời sống tự nó rồi. Giai đoạn truyền giống đã qua và thai nhi bắt đầu tiếp thu dưỡng chất từ bên ngoài vào qua nhau thai, những khác biệt “bẩm sinh” giữa thai nhi và cơ thể cha mẹ bắt đầu từ đây.

Tuần thứ 16: Thai nhi giờ đã có các ngón chân và móng tay, có mi mắt và lông mày. Toàn bộ người bé lúc này xuất hiện một lớp lông tơ và nó sẽ phát triển tới tận tuần cuối cùng trước khi chào đời (đây được xem là dấu vết còn sót lại của thủy tổ loài người). Lớp lông tơ này có tác dụng bảo vệ làn da mỏng manh của bé khỏi môi trường nước ối xung quanh.

Tuần thứ 17: Bào thai đã có thể “nghe ngóng” tiếng động từ thế giới bên ngoài. Đây cũng là thời điểm người mẹ đã ra dáng một bà bầu với cái bụng bầu không ngừng lớn lên.

Tuần thứ 18: Tuần mà bào thai bắt đầu thể hiện sự “hiếu động” của mình. Người mẹ cảm nhận rất rõ những chuyển động của bé.

Tuần thứ 19: Thai nhi lúc này dài khoảng 15 - 20cm và nặng khoảng 300g. Những chiếc răng sữa đầu tiên đang hình thành dưới lợi.

Tuần thứ 20: Toàn cơ thể bé lúc này được phủ một lớp sáp mỏng - chất gây - giúp bảo vệ làn da của bé khỏi môi trường nước ối hiệu quả hơn.

Tuần thứ 21 - 22 Sự phát triển của các giác quan: Vị giác được hình thành với sự “nảy chồi” của lưỡi và thai nhi có thể cảm nhận được qua sự đụng chạm.

Tuần thứ 23 - 24: Khung xương tiếp tục phát triển và xương sọ bắt đầu cứng lại nhưng chưa hoàn chỉnh.

Tuần thứ 25: Tất cả các cơ quan, bộ phận trong cơ thể đã hoàn chỉnh và đây là giai đoạn phát triển chiều cao và cân nặng của thai nhi. Ở tuần thứ 25 này thai nhi thường gặp tai nạn: Phản ứng của hệ miễn dịch của cơ thể mẹ xuất hiện tình trạng chống trả “vật thể lạ” là thai nhi, nếu trầm trọng có thể dẫn tới tình trạng ngộ độc thai nghén, để cứu mẹ có khi phải mở để bỏ thai. Nếu tai qua nạn khỏi bước sang tuần tuổi thứ 26 da của thai nhi sẽ không còn trong suốt nữa mà ngày càng “đục” dần (không còn nhìn thấy các mạch máu nhỏ dưới da), giống với tình trạng khi bé được sinh ra.

Tuần thứ 27: Lúc này, thai nhi dài khoảng 34cm và nặng khoảng 800g. Bước sang tuần tuổi thứ 28, thai nhi lại gặp tai nạn: một số bà mẹ trong máu có kháng nguyên Rh(-) (giống hồng cầu của khỉ) thì cần được xét nghiệm bởi hồng cầu của bào thai sẽ là Rh(+) kích thích cơ thể mẹ sản xuất kháng thể chống lại kháng nguyên Rh (-) , lần có thai đầu ít có tai biến cho thai nhi, nhưng lần sau, nếu thai vẫn là Rh(+) kháng thể anti Rh sẽ từ mẹ truyền qua con theo đường nhau thai và làm ngưng kết hồng cầu của thai. Tùy theo mức độ ngưng kết đưa đến sẩy thai hay thai chết.

Tuần thứ 31: Thai nhi đã có thể nhìn và phân biệt được sáng tối.

Tuần thứ 32: Thai nhi dài khoảng 42cm và nặng 2,2kg. Nếu bé chào đời lúc này, bé sẽ hoàn toàn khỏe mạnh.

Tuần thứ 33: Từ bây giờ, bé đã nằm ổn định ở vị trí đầu chúc xuống dưới, sẵn sàng để chào đời. Nếu bé vẫn chưa xoay đúng thế thì đây là lúc các bác sĩ sẽ giúp bạn “vần” bé về đúng vị trí.


Tuần thứ 34: tốc độ lớn của thai rất nhanh bước sang tuần tuổi thứ 35 nếu người mẹ có kế hoạch sinh mổ thì bé ra đời được rồi.

Tuần thứ 37 :Phổi của bé giờ đã sẵn sàng để bé trở thành một cá thể độc lập.     

Những tuần cuối cùng của thai kỳ là thời điểm bé đang tập trung để tăng trưởng về trọng lượng. Sang tuần tuổi thứ 40 bé sẽ chào đời trong tuần này là đúng hạn kỳ sinh học.

Đứa bé cất tiếng khóc chào đời cũng là lúc hệ thống hô hấp bắt đầu hoạt động. Một sinh linh ra đời mang trong mình nó yếu tố di truyền của cha lẫn mẹ và mang theo những yếu tố tiếp thu vật chất từ ngoài vào qua nhau thai của nó, đây là những yếu tố bẩm sinh khác biệt với cha mẹ. Từ đây cốt vật chất của cơ thể đã được “định tính”, tức là đã được “lập trình”, bào thai bước vào thời kỳ “định lượng”. Nếu theo đúng lập trình của Tạo hóa thì bào thai chỉ việc lớn lên đủ 9 tháng 10 ngày là ra khỏi cơ thể mẹ, nhưng sự đời không giản đơn như thế. Vào tuần tuổi thứ 25 thai nhi phải chống lại sự thải loại của cơ thể mẹ, nếu chất chống thải loại của thai nhi tiết ra vừa đủ để được cơ thể mẹ chấp nhận thì tai qua nạn khỏi, nếu chất chống thải loại do thai nhi tiết ra quá mạnh đẫn tới hiện tượng bà mẹ mắc chứng ngộ độc thai nghén, để cứu mẹ người ta buộc phải hủy thai. Thử thách đầu đời qua khỏi nhưng cuộc đấu tranh bất đắc dĩ đó để được cơ thể mẹ chấp nhận đã làm cho cơ thể thai nhi hằn những dấu vết của sự xung đột. Cái giá đầu tiên thai nhi phải trả cho sự tồn tại của mình đôi khi rất thảm khốc đã làm cho thai nhi dị dạng (quái thai, thiểu năng trí tuệ) hoắc một khuyết tật nào đó trên cơ thể, như dị tật ở tim, vết chàm xanh đỏ ở da. Nếu ai đó bị chàm bẩm sinh ở mặt thì đó là một bi kịch, nhất là đối với người con gái. Những ai may mắn thoát khỏi cảnh này thì Hệ thống miễn dịch của thai nhi thường bị “thiếu hụt miễn dịch”.

Diễn biến của “thiếu hụt miễn dịch” thường là: theo diễn thế tự nhiên, lượng kháng thể thể dịch từ cơ thể mẹ chủ động qua nhau thai đến tuần hoàn phôi thai bắt đầu từ tháng thứ tư của thai kỳ và đạt tối đa vào hai tháng cuối. Khi mới sinh trẻ có lượng kháng thể ít nhất là bằng lượng kháng thể của mẹ truyền sang. Sau đó lượng kháng thể của cơ thể mẹ truyền sang thoái hóa sẽ được thay thế bằng sự sinh tổng hợp kháng thể của cơ thể con. Nhưng vì một biến động nào đó, lượng kháng thể ở cơ thể mẹ truyền sang ít hơn lượng cần thiết nên khi lọt lòng trẻ không tổng hợp ngay được một lượng lớn kháng thể. Trẻ bình thường có đủ lượng kháng thể mẹ cho thì không dễ bị nhiềm trùng. Trẻ thiếu hụt miễn dịch thì suốt đời nó rất dễ nhiễm trùng. Tất cả chúng ta ai cũng bị chứng “thiếu hụt miễn dịch”, nhẹ thì “thiếu hụt miễn dịch thoáng qua”, nặng thì “thiếu hụt miễn dịch cơ địa”. Những người thiếu hụt miễn dịch cơ địa” thường mắc các chứng bệnh được các thầy thuốc Tây y xếp vào loại “bệnh do cơ địa”. Trong đời sống thực chúng ta thường thấy có người chỉ sây sát chút xíu thôi cũng rất dễ nhiễm trùng, trong khi những người khác dù có bị thương nặng, chảy nhiều máu vẫn không bị nhiễm trùng. Có thể kết luận rằng: “thiếu hụt miễn dich” bẩm sinh là nhân tố quan trọng làm cho cơ địa suy yếu. Thiếu hụt miễn dịch là nguyên nhân của chứng bệnh nan y mà sau này thân chủ thường gặp, như: xơ hóa nang hặc dị vật đường thở là nguyên nhân thường gặp của nhiễm trùng hô hấp trẻ con. Nhiễm trùng đường hô hấp lặp đi lặp lại ở cả trẻ con và người lớn đều do thiếu hụt miễn dịch gây ra. Bệnh nhân thiếu hụt miễn dịch thường mắc khá nhiều bệnh làm cho Tây y khó chữa, như: viêm tai giữa mãn tính, viêm xoang, dãn phế quản, xơ hóa phổi, bệnh tiêu hóa kém, hội chứng thiếu máu ác tính, viêm dạ dày đẫn đến teo đét, viêm ống dẫn mật. Ở một số người cơ địa mắc chứng “thiếu hụt miễn dịch biến đổi thường gặp” dễ mắc chứng bệnh xơ gan.

Y khoa hiện đại đã công bố con số thống kê ghi nhận có tới 45% bệnh nhân bị nhiễm trùng là do cơ thể “thiếu hụt miễn dịch”. Bên cạnh những con người bị thiếu hụt miễn dịch bẩm sinh luôn được bổ xung thêm những người có cơ địa tốt khi mới sinh nhưng không may gặp phải một sự biến đổi bất thường của môi trường sống mà cơ địa phản ứng chống lại không thành công lầm cho nhịp điệu giữa tổng hợp và thoái hóa các thành phần của hệ miễn dịch mất cân bằng: thoái hóa nhanh hơn tổng hợp nên bị “thiếu hụt mĩn dịch thứ phát”. Trường hợp này thường thấy ở các loại bệnh về thận, các bệnh lý ruột mất protein. Thiếu hụt miễn dịch thứ phát thường gây chứng bệnh rất khó chữa là “suy dinh dưỡng protein – năng lượng”. Thiếu hụt protein dẫn đến biến đỏi sâu sắc ở các cơ quan trong cơ thể, kể cả hệ miễn dịch.

Trên đây mới chỉ là tóm lược chặng đường đầu của lịch sử hình thành thể lực của cơ địa người. Ở chặng đầu đời này lịch sử ghi lại những biểu hiện bẩm sinh hình thành thể lực của cơ địa. Chặng đường tiếp theo của lịch sử hình thành thể lực của cơ địa vô cùng phức tạp bởi có sự can thiệp “nhân tạo” của các thầy chữa bệnh cơ địa. Tây y có rất nhiều biện pháp để khắc phục hội chứng “thiếu hụt miễn dịch”. Nếu bệnh nhân thiếu hụt kháng thể thể dịch thì biện pháp được Tây y ưa dùng là bổ xung kháng thể nhân tạo mà thầy thuốc cho là thiếu hụt vào cơ thể người bệnh qua đường tiêm bắp hoặc đường tĩnh mạch. Kháng thể nhân tạo này được sản xuất từ huyết thanh của máu nhiều người cho trộn lại. Chất chiếm đa số trong sản phẩm là IgG, hoạt tính kháng thể là hoạt tính huyết thanh trộn lẫn. Nếu bệnh nhân thiếu hụt miễn dịch tế bào thì Tây y chưa có thuốc chữa mà đang dò tìm bằng các thủ thuật y học phức tạp: “ghép tế bào có thẩm quyền miễn dịch”; ghép tủy; dùng gan phôi và tuyến ức phôi để cấy vào cơ thể người bệnh, truyền hồng cầu, v.v…

Một thách thức mới nhất đối với “miễn dịch học hiện đại” là Hội chứng thiếu hụt mắc phải (Aquired Immunodeficiency syndrome viết tắt là AIDS thường đọc là ”Ết”) do một loài virut mới được phát hiện cách đây hơn 20 năm gây nên. Những người tìm ra các loại virut này đặt tên cho nó là: “Virut thiếu hụt miễn dịch người typ I”, tiếng Anh viết là: Humanimmunodeficiency vius, HIVI. Năm 1985 người ta phát hiện thêm một virut nữa đặt tên là HIV-2 vì nó cũng gây Hội chứng giống AIDS cho người. Tây y đã dùng tất cả các liệu pháp chống virut đang có để chữa trị căn bệnh này. Hướng điều trị là: Ức chế sự nhân lên của virut bằng cách ức chế hoạt tính của enzyme sao chép ngược (reveetse transciptase). Đây là loại emzym không thấy có ở thú có vú. Ở những phòng thí nghiệm hiện đại người ta đã chế ra được thuốc ức chế enzyme sao chép ngược nhưng đưa vào cơ thể người lại không có tác dụng. Hiện nay Tây y đã chế được loại thuốc Azidothymidin (AZT) có tác dụng ức chế được sự nhân lên của HIV. Chất chính có trong viên thuốc này là chất đồng dạng Thymidin lấy được từ DNA tiền virut. AZT không chữa khỏi AIDS vì nó không diệt được tận gốc genom của HIV. Thuốc AZT và họ của nó gây độc cho tủy xương, phá hủy ngay nền móng của Hệ thống miễn dịch.

Tất cả các liệu pháp chữa trị hội chứng “thiếu hụt miễn dịch” của Tây y cho đến giờ phút này đều không khỏi bệnh và làm biến đổi cơ địa theo chiều hướng xấu. Có nhiều bệnh nhân bị hỏng Hệ miễn dịch vì các liệu pháp thử nghiệm của Tây y. Tại sao Tây y đọc bệnh “thiếu hụt miễn dịch” khúc triết như vậy mà lại đưa ra các lệu pháp chữa trị không đạt hiệu quả cao? Cần tìm hiểu kỹ càng về những liệu pháp này, trước hết chúng ta tìm hiểu cái gốc tri thức của liệu pháp là “Miễn dịch học”

Còn tiếp ...

Việt Y cổ truyền
"Nhận chữa các bệnh nan y, mãn tính bằng thuốc cổ truyền thuần việt"

Đối tác: Ngân hàng Agribank
Đối tác: Ngân hàng BIDV
Đối tác: Ngân hàng Vietinbank
Đối tác: Công ty thiết kế web ADC
Đối tác: Sông Đà Việt Đức