Chăm sóc giữ gìn cơ địa vững bền (Tiếp theo)

Ghi chú về Miễn dịch học

Miễn dịch học là một chuyên ngành rộng trong y sinh học hiện đại, nó nghiên cứu mọi phương diện của hệ miễn dịch của tất cả các sinh vật. Đối tượng nghiên cứu của miễn dịch học bao gồm: hoạt động sinh lý của hệ miễn dịch ở cơ thể khỏe mạnh và cả khi bệnh (các đặc điểm lý, hóa, sinh lý in vitro, in situ, và in vivo của các thành phần thuộc hệ miễn dịch); các rối loạn của hệ miễn dịch (các bệnh tự miễn, các phản ứng quá mẫn, sự suy giảm miễn dịch); và hiện tượng thải ghép. Miễn dịch học được ứng dụng trong nhiều ngành khoa học khác, bản thân nó cũng phân thành các ngành chuyên sâu hơn. Các cơ quan chính của hệ miễn dịch gồm tuyến ức, lách, tủy xương, các mạch lympho, hạch lympho và các mô lympho thứ cấp (như các hạch amiđan, V.A.) và da. Các cơ quan chính, tuyến ức và lách, đã được nghiên cứu đơn thuần về mặt mô học qua các tử thiết (phôi lấy từ xác chết). Ngoài ra, có thể dùng phẫu thuật lấy ra các hạch lymho và một số mô lympho thứ cấp để nghiên cứu khi bệnh nhân còn sống (sinh thiết).

Nhiều tế bào thuộc hệ miễn dịch không liên kết với một cơ quan đặc biệt nào, mà chỉ tập trung hoặc lưu chuyển giữa nhiều mô trong khắp cơ thể.

Miễn dịch học cổ điển có liên hệ chặt chẽ với dịch tễ học và y học. Nó nghiên cứu mối quan hệ giữa các hệ thống của cơ thể, các tác nhân gây bệnh và sự miễn nhiễm. Nhiều xã hội cổ cũng biết đến hiện tượng này, nhưng phải đợi đến thế kỷ 19 và 20 khái niệm miễn nhiễm mới được phát triển thành một luận thuyết khoa học. Trọng tâm nghiên cứu của miễn dịch học là các thành phần phân tử và tế bào của hệ miễn dịch, về chức năng và tương tác giữa chúng với nhau Hệ miễn dịch được phân thành hệ miễn dịch tự nhiên (không đặc hiệu) và hệ miễn dịch thu được (đặc hiệu), miễn dịch đặc hiệu tiếp tục được phân thành miễn dịch dịch thể và miễn dịch qua trung gian tế bào.

Đáp ứng dịch thể (kháng thể) là tương tác giữa các kháng thể với các kháng nguyên. Hiểu biết về thuộc tính của hai thực thể sinh học trên là tâm điểm của miễn dịch học. Tuy nhiên, đáp ứng miễn dịch tế bào cũng không kém phần quan trọng, bởi lẽ loại đáp ứng này ngoài chức năng tiêu diệt các tế bào nhiễm bệnh, nó còn có vai trò quyết định trong sự kiểm soát đáp ứng dịch thể. Nói đơn giản, cả hai hệ (dịch thể và tế bào) phụ thuộc chặt chẽ lẫn nhau.

Trong thế kỷ 21, chân trời khám phá của miễn dịch học đã được mở rộng với rất nhiều nghiên cứu được tiến hành tại những cơ sở chuyên biệt. Các nghiên cứu này bao gồm chức năng miễn dịch của các tế bào, cơ quan và hệ cơ quan mà bình thường được xem là không thuộc hệ miễn dịch, cũng như nghiên cứu các chức năng của hệ miễn dịch ngoài các khái niệm miễn nhiễm truyền thống.

Miễn dịch học lâm sàng nghiên cứu các bệnh hoặc rối loạn của hệ miễn dịch theo góc độ y học.

Các bệnh miễn dịch gồm ba nhóm lớn: suy giảm miễn dịch, trong đó một vài bộ phận của hệ miễn dịch không tạo ra được đáp ứng đủ mạnh (thí dụ bệnh bạch cầu hạt mạn tính); các bệnh tự miễn, khi hệ miễn dịch tấn công các kháng nguyên của chính cơ thể mình (lupus ban đỏ hệ thống, viêm đa khớp dạng thấp, bệnh Hashimoto bệnh nhược cơ v.v.); và các phản ứng quá mẫn, trong đó hệ miễn dịch đáp ứng không thích đáng với các với các hợp chất vô hại (hen phế quản và các dị ứng) hoặc đáp ứng quá mạnh.

Bệnh nổi tiếng nhất có liên quan đến hệ miễn dịch là AIDS, do virus HIV gây ra. AIDS là một bệnh suy giảm miễn dịch đặc trưng bởi sự tụt giảm số lượng tế bào T CD4+ (tế bào "giúp đỡ") và các đại thực bào do bị hủy diệt bởi HIV.

Các nhà miễn dịch học lâm sàng cũng nghiên cứu các biện pháp phòng ngừa hiện tượng thải ghép, vì bình thường hệ miễn dịch có xu hướng tiêu diệt các mảnh ghép ngoại lai (allograft - từ cá thể khác cùng loài hoặc xenograft - từ các động vật khác loài).

Miễn dịch liệu pháp

Việc sử dụng các thành phần của hệ miễn dịch để trị bệnh gọi là miễn dịch liệu pháp. Miễn dịch liệu pháp thường được dùng trong bối cảnh điều trị các ung thư, cùng với các phương pháp truyền thống là hóa trị liệu (dùng thuốc), xạ trị (dùng tia phóng xạ). Ngoài ra, miễn dịch liệu pháp còn được dùng ở các bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch hoặc bệnh tự miễn. Vắc - xin liệu pháp cũng được xem như một bộ phận của miễn dịch liệu pháp.

Miễn dịch học chẩn đoán

Tính đặc hiệu trong liên kết giữa kháng thể với kháng nguyên được ứng dụng thành một phương tiện tầm soát các chất trong nhiều kỹ thuật chẩn đoán. Các kháng thể đặc hiệu đối với một kháng nguyên mong đợi có thể được gắn nhãn phóng xạ hay huỳnh quang hoặc các enzyme tạo màu rồi sử dụng như các "đầu dò" để tìm kiếm kháng nguyên đó.

Các ứng dụng nổi tiếng bao gồm immunoblot, ELISA và nhuộm hóa mô miễn dịch các tiêu bản hiển vi. Tốc độ, độ chính xác và sự đơn giản của các xét nghiệm trên đã thúc đẩy sự phát triển của các kỹ thuật chẩn đoán nhanh in vivo các bệnh, vi khuẩn và cả các chất ma túy. Xét nghiệm sự tương hợp các nhóm máu cũng trên cơ sở phản ứng kháng nguyên - kháng thể.

Miễn dịch học tiến hóa

Nghiên cứu hệ miễn dịch của các loài (còn hiện diện hoặc đã tuyệt chủng) giúp cho con người hiểu rõ hơn về sự tiến hóa của các loài nói chung và hệ miễn dịch nói riêng.

Sự phát triển của mức độ phức tạp của hệ miễn dịch có thể thấy được từ cơ chế bảo vệ bằng hiện tượng thực bào của các cơ thể đơn bào, qua các peptide có tính kháng sinh lưu hành trong các loài côn trùng, đến các cơ quan lympho ở động vật có xương sống. Dĩ nhiên, cũng như quá trình tiến hóa nói chung, tiến hóa của hệ miễn dịch thường được nhìn theo quan điểm vị nhân, dẫu sao cũng phải thừa nhận rằng hệ miễn dịch của mỗi loài đều có khả năng tự vệ trước hầu hết các dạng kẻ thù.

Côn trùng và các loài chân khớp khác, tuy không có một hệ miễn dịch đặc hiệu thực sự, lại có hệ miễn dịch tự nhiên rất phát triển, thêm vào đó chúng còn được bảo vệ khỏi các sang chấn bên ngoài bởi lớp vỏ chitin.

(Đoạn văn viết chữ nghiêng này được viết theo định nghĩa Miễn dịch học của Wikida)

Những kiến thức được coi là cơ bản nhất của Miễn dịch học mới chỉ xuất hiện vào thập kỷ 70 của thế kỷ 20, cần có thời gian dài hơn nữa để kiểm chứng tính đúng của những kiến thức này. Sự hoài nghi tính đúng đắn của những phát kiến trong lĩnh vực “Miễn dịch liệu pháp” để chữa trị Hội chứng thiếu hụt miễn dịch theo quan sát của tôi là do hiêu quả chữa bệnh mang lại, bệnh chẳng những không khỏi mà lại nảy sinh nhiều bệnh khác do áp dụng các liệu pháp đó. Khi thiết kế các liệu pháp chữa trị, Tây y chưa khai thác hết những tri thức của Miễn dịch học hiện đại. Cái thiếu lớn nhất trong các liệu pháp là thoát ly cơ địa người. Hệ miễn dịch là một bộ phận cùng với nhiều hệ thống khác làm nên cơ địa. Khi một hệ thống nào đó gặp sự cố thì không chỉ có hệ thống đó bị thương tồn mà còn gián tiếp làm thương tổn đến các hệ thống khác. Sinh lý học người đã chứng minh cơ thể là một khối thống nhất rồi đó thôi.

Biểu hiện thể lực của cơ địa không chỉ ở hệ miễn dịch, nhiều thầy chữa còn nhầm lẫn về vấn đề này nên khi nghe nói đến “sức đề kháng của cơ thể” người ta chỉ đề cập đến hệ miễn dịch mà thôi. Theo lý thuyết của miễn dịch học cổ điển: một vật lạ xâm nhập vào cơ thể, vật lạ đó phải có khả năng phát động miễn dịch nó mới được coi là kháng ngyên và hệ miễn dịch khi đó mới hành động “Đáp ứng miễn dịch”. “Miễn dịch học lâm sàng”, những thập niên cuối của thế kỷ 20 đã cung cấp nhiều chứng cứ cho thấy nhiều bệnh nhiễm trùng virut có khả năng ức chế miễn dịch chứ không kích miễn dịch như những điều đã viết thành kinh điển của miễn dịch học. Đây là điểm bổ xung có tính mới của Miễn dịch học hiện đại. Có thể liệt kê hàng loạt các bệnh nhiễm trùng “ức chế miễn dịch”, như: Viên gan do siêu vi, bệnh hủi, giang mai, lao, rõ nhất là nhiễm HIV. Thực tế cho thấy chỉ nguyên “miễn dịch liệu pháp” không thể chữa khỏi nhiều bệnh nhiễm trùng, mà phải có nhiều liệu pháp tác động đồng thời vào người bệnh thì mới mang lại hiệu quả cao.

Các thầy lang thuốc Việt đã sớm nhận ra: Để cơ địa lâm nạn mới chạy chữa thì rất tốn kém và có những trường hợp chưa chữa được. Vì thế tổ tiên của chúng ta thế hệ sau nối tiếp thế hệ trước đã tìm ra giải pháp “ngăn chặn không để cơ địa bị thương tổn bằng liệu pháp dinh dưỡng bằng cách biến các vị thuốc thành món ăn hằng ngày. Nếu dùng cái nhìn của dinh dưỡng học hiện đại để quan sát những món ăn thường nhật của “người nhà quê” nước Việt cho thấy thực chất đó là những bài thuốc vừa bổ dưỡng vừa là thuốc chữa bệnh rất hiệu quả mà không gây bất kỳ “phản ứng phụ” nào.

Xuất phát từ Cơ địa để nhận biết các loại bệnh tật mà con người mắc phải, trong đó có bệnh nhiễm trùng, Việt y cho rằng: mỗi khi siêu vi trùng xâm nhập vào cơ thể thì cơ địa có phản ứng bằng hai cách: (1) chống lại bằng sức đề kháng tức tiêu hủy cái không phải Ta, và (2) thu nhận, tức là biến cái không phải Ta thành cái của Ta. Toàn bộ quá trình thích nghi của cơ thể sống với môi trường ngoài cơ thể đã diễn ra như vậy. Quá trình chống thải ghép rồi chấp nhận mô mới ghép đã diễn ra như thế đã minh chứng cho nhận định này. Người bị bệnh nhiễm trùng thì toàn cơ thể đều bị ảnh hưởng bởi sự nhiễm trùng đó chứ không phải chỉ riêng Hệ thống miễn dịch nhiễm trùng. Dùng thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng trong giới hạn của hệ miễn dịch chứ không có tác dụng đối với các hệ thống khác.

Người Việt cổ đã sớm đề ra phương hướng chung để giữ gìn sức khỏe mà ông cha chúng ta thường nhắc nhở con cháu không được để lâm vào hoàn cảnh: “Bụng đói, Cật rét”. Bụng đói thì rõ rồi, còn Cật rét là gì? “Cật” tiếng Việt cổ chính là cơ địa đấy. Dù trong bất kỳ hoàn cách nào cũng không được để lòng không dạ trống. “No cơm thì ấm Cật”, đó là phép dưỡng sinh của người bình dân và nhắc nhở mọi người: "Cơm tẻ là mẹ ruột”. Bữa cỗ dù ăn sơn hào hải vị thì vẫn phải có có bát cơm vào bụng. Khẩu phần ăn của người Việt luôn có “Cơm”. Cơm luôn đi liền với Canh trở thành biểu tượng của hạnh phúc gia đình. Để chỉ một gia đình người Việt cổ không hạnh phúc, ông cha ta nói: Nhà ấy đang lâm vào cảnh "Cơm không lành Canh không ngọt” đấy. Nếu cuộc sống hàng ngày bạn luôn gặp cảnh “Cơm không lành canh chẳng ngọt “ thì cuộc sống quả là đại ngục.

“Canh” trở thành danh từ chung để chỉ mọi thức ăn, ăn kèm theo cơm, nó rất phong phú và đa dạng, nhưng dù phong phú, chế biến cầu kỳ thì món canh phải có nhiều nước. Bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông đều có loại canh tương ứng để đưa cơm. Không thể kể hết loại canh ở bài viết này mà chỉ điểm xuyết một món canh phổ biến với nguyên liệu chính là rau muống.

Mùa hè nóng nực cơ thể người phải tiết mồ hôi để tỏa nhiệt làm mát cơ địa. Ra nhiều mồ hôi là bị mất nước, cùng với sự mất nước là mất chất điện giải, món canh rau muống giải cứu được nguy cơ này. Rau muống là một loại cỏ mọc hoang được người dân đồng bằng Bắc bộ thuần dưỡng từ lâu đời. Rau muống tích chứa trong nó 92% nước; 3,2% protit; 2,5% gluxit; 1% xenluloza; 1,3% tro. Hàm lượng muối khoáng cao: canxi, phốtpho, sắt. Vitamin có caroten, vitamin C, vitamin B1, vitamin PP, vitamin B2.

Cách chế biến đơn giản nhất là luộc, rồi chấm với nước mắm có nêm một chút nước chanh, hoặc dấm ngâm tỏi. Nếu là loại rau muống thả bè ở ao hồ có màu đỏ tía thì chấm với tương Bần. Ngoài rau muống luộc, còn có rau muống xào tỏi nêm thêm chút mắm tôm; cũng có thể làm nộm với gia vị lạc rang giã dập, trộn với giấm, đường, tỏi, ớt. Rau muống còn có thể thay rau rút nấu với khoai sọ. Rau muống còn có thể chẻ nhỏ trộn lẫn với các loại rau tía tô, kinh giới để ăn sống với canh riêu cua. Từ thời xa xưa rau muống được nuôi trồng rất cầu kỳ bằng cách cho ngọn rau mọc cuộn trong những chiếc vỏ ốc rỗng, để lấy những ngọn rau muống trắng nõn và mập mập tiến vua. Rau muống được các thầy lang Việt dùng để chữa bệnh đái tháo đường; đắp vết loét do bệnh zona. Nước rau muống luộc thuộc loại nước giải khát tăng lực đã làm tất cả người Việt ở nhiều lứa tuổi mê đắm. Rau muống được xem như vị cứu tinh cung cấp nguồn dinh dưỡng quý giá để dân tộc Việt vượt qua một thời gian khó mang dấu ẩn thời đại: “thời bao cấp”.

Những món rau muống nói trên nếu ăn liên tục có thể lọc được các kim loại nặng nhiễm vào cơ thể, làm tăng hồng huyết cầu, chữa được bệnh “suy dinh dưỡng Protein - năng lượng” một chứng bệnh mà Tây y đến giờ phút này vẫn chưa tìm ra thuốc chữa. Canh rau muống là món ăn chữa trị cảm nắng vô cùng hiệu nghiệm, v.v… Mỗi món ăn truyền thống của người Việt đều tích chứa một hàm lượng tri thức y học sâu sắc. Một bát canh riêu cua đồng, riêu cá, một bát phở chính gốc xứ Bắc, một nồi cá kho chính gốc Nam Bộ chứa trong nó rất nhiều vị thuốc, nhưng khi ăn vào người bệnh không thấy đau khổ như uống thuốc chén của Trung y, không hoảng hốt như phải tiêm thuốc của Tây y mà lại thấy khoái khẩu, hạnh phúc. Rất hiếm thấy có dân tộc nào chữa bệnh bằng các món ăn như dân tộc ta.

Truyền thống của người Việt từ ngàn đời nay rất ít dùng thuốc để chữa bệnh mà dùng thực phẩm để chữa bệnh. Bọn giặc ngoại xâm khi vào nước ta thường có thói quen dùng văn hóa của nó để đánh giá trình độ văn minh của dân tộc Việt nên chúng không hiểu được tầm văn hóa của dân tộc ta. Thoạt đầu quan sát những món ăn truyền thống của người Việt chúng thường chê là mất vệ sinh là man rợ. Ngửi thấy mùi mắm tôm, mùi nước mắm chắt chúng thường nhún vai khinh bỉ. Nhưng rồi với thời gian đô hộ, tiếp cận với thực tế, những kẻ có trí tuệ cao trong bọn thực dân lại bị các thức ăn “man rợ” đó chinh phục hoàn toàn. Nhiều người sành ăn trong bọn thực dân đã nghiện những thức ăn một thời bị chúng coi man rợ. Cách chế biến mắm các loại từ thân xác động vật của người Việt chính là công nghệ vi sinh bậc cao ra đời rất sớm khi nhân lọai chưa biết đến công nghệ vi sinh. Nhờ phát minh ra cách phòng và chữa bệnh bằng con đường cân bằng dinh dưỡng nên ông cha ta đã giữ gìn và bảo toàn được cơ địa để đương đầu với mọi biến đổi của khí hậu, thích nghi với môi trường sống nên đã duy trì và phát triển được nói giống Việt trước mọi thiên tai địch họa.

Vì sự thăng trầm của thời cuộc, những thành tựu văn hóa rất cao trong phòng chống bệnh tật của dân tộc Việt đã bị lãng quên và xuyên tạc, giờ đây chúng ta phải khôi phục lại, không chạy theo “mốt” thời thượng sùng ngoại thái quá mà vứt bỏ cái gốc văn hóa quý giá mà tổ tiên người Việt đã dầy công vun đắp. Người Việt ở thời đại Hồ Chí Minh luôn ghi nhớ lời khuyên của Người: "phải biết khai thác sức mạnh tiềm ẩn của dân tộc kết hợp với sức mạnh của thời đại để phát triển". Phương châm hành động của Việt y cổ truyền do lương y Kiều Bình Vinh Quang chủ trương là như thế, nó rất phù hợp với tâm nguyện của tôi là dùng kiến thức khoa học kỹ thuật hiện đại để giải mã những phương pháp chữa bệnh của Việt y cổ truyền và hiện đại hóa những bài thuốc cổ truyền thuần Việt để mọi người nhận ra tính khoa học của những bài thuốc đó mà sử dụng. Chúng tôi nêu ra phương pháp: dùng sự phản ứng của Cơ địa để luận chứng mọi bệnh tật xuất hiện ở cơ thể con người là thực hiện chiến lược đó. Đây cũng là những điểm lạ với nhiều người. Chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu các bài thuốc cổ truyền trên trang tin “Việt y cổ truyền”. Một trong các bài thuốc chính để giữ cho cơ địa vững bền là Bài thuốc Trường Xuânđã được đăng ngay từ ngày đầu mở trang tin điện tử này. Bài thuốc này không chỉ làm đẹp da thắm thịt mà cái chính là giữ cho cơ địa luôn hoạt động hài hòa trong mọi biến động của môi trường.

Việt Y cổ truyền
"Nhận chữa các bệnh nan y, mãn tính bằng thuốc cổ truyền thuần việt"

Đối tác: Ngân hàng Agribank
Đối tác: Ngân hàng BIDV
Đối tác: Ngân hàng Vietinbank
Đối tác: Công ty thiết kế web ADC
Đối tác: Sông Đà Việt Đức