Bệnh béo phì - Tiếp theo

Diễn thế chuyển hóa của chất béo (Triglyceride)

Enzyme tiêu hóa lipase tụy sẽ phản ứng tại liên kết este, thủy phân liên kết và "giải phóng" axít béo. Ở dạng triglyceride, tá tràng không thể được hấp thụ được lipid. Các axít béo, monoglyceride (1 gốc glyxêrin liên kết với một loại axít béo) và vài diglyceride được tá tràng hấp thu khi các glyceride bị chia nhỏ.

Quy trình glycolysis
Quy trình glycolysis

Triglyceride là thành phần chủ yếu của các lipoprotein trọng lượng phân tử thấp (VLDL) và các chylomicron, nó đóng một vai trò quan trọng như là nguồn cung cấp năng lượng và chuyên chở các chất béo trong quá trình trao đổi chất. Glyceride chứa nguồn năng lượng (9 kcal/g hoặc 38 kJ/g) nhiều hơn gấp đôi so với các protein và cacbohydrat khác. Ở ruột, nhờ tác dụng của men lipaza và dịch mật, glyceride được phân chia thành các monoacylglycerol và axít béo tự do trong quá trình gọi là sự phân giải lipid, sau đó được đưa xuống các tế bào ở ruột non hấp thu. Glyceride được tái hợp lại trong tế bào ruột non từ những phân mảnh, sau đó kết hợp với cholesteron và protein để hình thành các chylomicron (vi thể nhũ trấp). Chylomicron được tiết từ tế bào ruột non vào hệ bạch huyết và được dẫn truyền đến các mạch bạch huyết lớn gần tim sau đó vào máu. Các mô khác nhau có thể giữ lại chylomicron để giải phóng triglyceride dùng làm nguồn năng lượng. Mô mỡ và các tế bào gan có thể tổng hợp và dự trữ triglyceride. Khi cơ thể đòi hỏi nguồn axít béo cung cấp năng lượng, hormone glycagon (hormone báo hiệu đường huyết giảm) phát tín hiệu thực hiện thủy phân glyceride thành axít béo tự do. Khi não bộ không thể sử dụng năng lượng từ các axít béo, các gốc glyxêrin trong glyceride sẽ được chuyển hóa thành glucose, sau đó glucose thông qua chuỗi phản ứng glycolysis để chuyển thành Dihydroxyacetone phosphate rồi tiếp đó thành Glyceraldehyde 3-phosphate. Các tế bào mỡ cũng có thể chuyển hóa theo phương thức này để cung cấp năng lượng cho não.

Triglyceride không thể thẩm thấu qua màng tế bào. Các enzyme đặc biệt trên thành mạch máu phát tín hiệu cho các lipoprotein lipaza phải cắt glyceride thành axít béo tự do và glycerol. Axit béo sau đó được đưa vào tế bào. Những người mắc bệnh béo phì trên thành mạch máu vắng thiếu Enzym đặc hiệu nên không phát tín hiệu cho các Lipoprotein Lipaza phải cắt Glyceride thành Axit béo tự do và Glyceron nên Axit béo không vào được tế bào. Chất Triglyceride ra khỏi tế bào mỡ nhưng không được cắt nhỏ trôi nổi trong dòng máu lưu thông là nguyên nhân chính gây họa Béo phì.

Cấu tạo của mô Mỡ

Hình chụp cắt ngang một mô mỡ từ chuột. Những đớm màu trắng là các tế bào mỡ trắng. Những đớm nhỏ mài nâu chính là tế bào mỡ nâu. Mỡ nâu có chức năng đốt cháy năng lượng từ mỡ trắng. (Hình ảnh này lấy từ bài viết Mỡ trắng mỡ nâu của Giáo sư Tiến sỹ Nguyễn văn Tuấn đăng trên Ykhoanet)

Mô mỡ gồm một số lớn tế bào gọi là adipocyte. Trong cơ thể ta có chừng 20 đến 25 tỷ adipocyte, một số tài liệu mới khác nói có đến 40 tỷ. Mọi tế bào mỡ đều chứa một hay nhiều cầu mỡ (globule de gras).

Số mô mỡ tăng theo thời gian đến tuổi 50 thì dừng lại không tăng nhưng cũng không hề giảm. Chúng ta béo hay gầy là do lượng mỡ chứa trong các cầu mỡ của tế bào mỡ. Nếu số lượng mỡ trong tế bào bị rút đi thì ta gầy, nếu số lượng mỡ trong các tế bào tăng lên thì ta béo. Tế bào mỡ là một loai tế bào đặc biệt, khi bị rút hết mỡ thì nó xẹp xuống, khi có cơ hội thì nó hút mỡ và phình to.

Sự phân phối mô mỡ: Trong những năm đầu của đời người, mỡ của những đứa con trai hay con gái nhỏ được phân phối đồng đều khắp thân thể. Trong lứa tuổi dậy thì, kích thích tố làm thay đổi sự phân phối mỡ: con trai mỡ giảm phần dưới cơ thể và chuyển lên phần trên, con gái, mỡ ở dưới thấp hơn. Kích thích tố nữ oestrogènes và progestérone do buồng trứng tiết ra kích thích sự tạo adipocytes ở vùng háng và đùi. Kích thích tố nam: androgènes, do dịch hoàn tiết ra, đóng vai trò nghịch lại: chúng làm giảm số adipocytes nơi mông và tất cả vùng này. Lúc mãn kinh: sự tiết kích thích tố ngưng, mỡ ở đàn bà không giảm phía dưới mà lại phát triển ngay phần trên rốn nếu không chữa trị bằng điều hòa kích thích.

Dưới ánh sáng của các công bố nghiên cứu khoa hoc Hóa - Sinh - Y học hiện đại cho ta thấy có rất nhiều nguyên nhân làm phát sinh bệnh Béo Phì, do đó áp dụng “Thuyết yếu tố” để đưa ra phương pháp điều trị cực đoan như Tây y đang tiến hành hiện nay thì thất bại là sự đương nhiên.Từ thực tế chữa bệnh Béo phì của nhiều đời để lại, Ông Bà ta tìm ra 10 nguyên nhân biểu hiện của bệnh Béo phì
Biểu hiện số 1 phổ biến nhất và nguy hiểm nhất thường gọi là bệnh Béo Bệu Người mắc bệnh: mặt phù, chân phù, tiểu tiện ít, bụng trướng, phân nát.Nguyên nhân chính gây nên tình trạng này là do các tế bào mỡ sơ sinh bám dày đặc vào thành các mao mạch làm tăng áp lực nội mạch khiến các đầu mút các mao mạch rò rỉ dịch. Khi các mao mạch đang rò rỉ dịch Thận tự động giữ lại Natri và nước hơn bình thường để bù cho các chất lỏng bị mất từ các mao mạch. Hiện tượng này làm tăng lượng nước lưu thông trong cơ thể kích thích các mao mạch tiết nhiều nước hơn nữa. Dịch từ các mao mạch (phổ biến là Aibumin của huyết tương) thấm vào các mô liên kết xung quanh làm cho các mô bị sưng lên. Thuốc điều trị của Việt y cổ truyền có ký hiệu là BP1

Biểu hiện số 2: Đau đầu, váng đầu, lưng gối đau mỏi, hai gò má đỏ, ngũ tâm phiền nhiệt, miệng khô, đầu lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng, mạch tế sác hoặc vi huyền. Nguyên nhân: lượng mỡ quá dày ở màng cơ tim làm cho nhịp tim nhanh chậm thất thường (cổ nhân gọi là “ngũ tân phiền nhiệt”). Thành mạch máu vắng thiếu Enzym kích thích tế bào mỡ tiết mỡ dự trữ để tăng nguồn năng lượng, các mô mỡ trơ lý trước sự khát năng lượng phục vụ cho chuyển hóa (cổ nhân gọi là âm dịch không đủ, âm hư sinh nội nhiệt). Thuốc chữa BP2.

Biểu hiện số 3. Người béo phì lâm sàng biểu hiện đau mạng sườn, táo bón dạng cấp, cao huyết áp (170/110 ), thương xuyên mệt mỏi, bụng trướng, miệng đắng , phụ nữ kinh bế hoặc trước kỳ kinh vú phổng to đau tức như bị bóp, rêu lưỡi vàng. Bệnh chính ở gan (Can uất), huyết ứ (nước trong huyết tương giảm). Thuốc chữa: BP3.

Biểu hiện Số 4: Thường gặp ở những người ăn ít mà vẫn béo phì. Lúc nào cũng thấy mệt mỏi, ngại vận động. Sau khi ăn bụng trướng đầy khó tiêu, rêu lưỡi trắng. Thuốc chữa: BP4.

Biểu hiện số 5: Người béo Phì, cơ thể mệt mỏi, ăn không ngon miệng, luôn cảm thấy tức ngực, thở khó nhọc. Kinh nghiệm cho thấy những trường có sự thươn tổn thượng vị là bế tắc Hệ thống Tam tiêu. Thuốc chữa: BP5

Biểu hiện số 6: Người Béo Phì thấy nặng đầu, ngực đầy tức, thích ngủ và ngủ nhiều tới 18 giờ một ngày, rất ngại vận động, lưỡi trắng bệu, mạch trầm và rất khó bắt mạch. Khám bằng thiết bị soi chiếu thấy có nhiều đốm mỡ trong Thận và thức ăn ứ đọng ở thượng vị chậm trôi xuống dạ dày; ống dẫn dịch mật bị các tế bào mỡ sơ cuốn dầy làm cho lượng mật không chảy đều vào ruột non để tiêu hóa thức ăn. Trường hợp thứ 6 này khá phổ biến ở những người béo phì. Cổ nhân gọi chứng trạng này là: Tỳ thận dương hư, can đởm thất điều, không bài xuất được đàm trọc, thủy thấp đình trệ cũng làm cho khí cơ không được lưu thông, mạch đạo không lợi. Bệnh thường . Cổ nhân lập luận: Béo phì trên lâm sàng đa phần là do bản hư tiêu thực. Bản hư lấy khí hư làm chủ, tiêu thực lấy đàm trọc làm chủ, thường kiêm có thủy thấp, cũng có thể có khí trệ, huyết ứ.

Tôi cho rằng biểu hiện số 6 là do: Khi cơ thể đòi hỏi nguồn axít béo cung cấp năng lượng, hormone glycagon (hormone báo hiệu đường huyết giảm) phát tín hiệu thực hiện thủy phân glyceride thành axít béo tự do để cung cấp cho các tế bào. Nhưng do cơ thể vắng thiếu hormone glycagon nên không thủy phân được Glyceride nên lượng A xit béo không vào được tế bào trôi nổi ở dòng máu lưu thông nó bị các dịc bào trung gian (cytokin) quấn lấy làm thành từng mảng được mau đưa về Gan. Gan không hấp thụ tạp chất này chúng liền dạt vào các kẽ của các mô liên kết và chúng bao lấy các mô của khối nạc. Các loại dịch bào rác thải này cổ nhân gọi là “Đàm”. Cách chữa của Việt y là làm tiêu hủy các loại “Đàm", giải thoát cho khối nạc của cơ thể không bị “Đàm” bao vây. Đây chính là sứ mạng của các loại thuốc ta tiêu hủy các chất “Đàm" đó. Khi chất “Đàm ô trọc” đã bị tiêu hủy thì “cơ chế tự điều chính" của cơ thể sẽ làm nột việc phục hồi để cơ thể thoát Béo phì. Thuốc chữa BP6, loại thuốc này có thể dùng chung cho các chứng trạng Béo phì.

Biểu hiện số 7: Thường gặp ở những người béo phì thuộc loại “Đại gia, Chính khách”. Loại người này thường ăn nhiều đồ béo ngọt, uống rượu nhiều, dâm dục quá độ đại tiện bí kết, đàm trọc tích tụ, phủ khí không thông mà kèm theo có bụng trướng, tức ngực khó chịu, rêu lưỡi vàng dày. Thuốc chữa: BP7.

Biểu hiện số 8: Người béo ở độ tuổi chưa trường thành, được nuông chiều, ăn uống thỏa thích, thường ưa các loại bánh béo ngọt. Khi phát bệnh thườn hay đau đầu, ván đầu, thân hình phì nộn tối đa, hai gò má thường đỏ, nhịp tim lúc nhanh lúc chậm thất thường, miệng khô luôn cần ăn của ngọt. Thuôc chữa: BP8.

Biểu hiện số 9: Thường thấy ở lứa tuổi nhi đồng Béo phì, đứa trẻ được nuông chiều và được bố mẹ tẩm bổ quá mức, không thích ăn cơm và được ăn của ngon vật lạ khiến tỳ hư khí nhược, trẻ thường mệt mỏi và không có lực, đoản khí rồi sinh chán ăn cơm. Rêu lưỡi trắng, lưỡi bệu. Thuốc chữa BP9

Biểu hiện số 10: Người Béo phì cao tuổi, lâm sàng biểu hiện: Tứ chi phù thũng, lưng gối mói đau, sợ lạnh. Người này mắc nhiều chứng bệnh ở khắp các Lục phủ, Ngũ tạng đều thương tổn nhưng nặng nhất là lưỡng thận đều hư. Thuốc chữa: BP10.

Các vị thuốc được huy động để chữa bệnh Béo Phì

1. Phòng Kỷ; 2.Hoàng Kỳ; 3. Bán Hạ; 4. Trúc Nhự; 5. Chỉ thực; 6. Quất bì; 8. Phục linh; 10. Cam thảo; 11. Gừng tươi; 12. Bạch truật; 13. Xích linh; 14. Củ tóc tiên; 15. Trạch tả; 16. Hạt cau khô; 17. Mộc Qua; 18. Đại Phục Bì; 19. Vỏ quýt khô lâu năm; 20. Sa Nhân; 21. Mộc Hương; 22. Kinh giới; 23. Bạc Hà; 25. Liên kiều; 26. Cát cánh; 27. Xuyên khung; 28. Rễ cây Thược dược; 29. Chi tử ; 30. Đại Hoàng; 31.Mang Tiêu; 32. Thạch cao; 33. Hoạt thạch; 34. Nhục Qué; 35.Thục Địa; 36. Sơn Dược; 37. Rễ Cỏ Xước; 38. Xa tiền; 39. Ba kich; 40. Hạt Thỏ ty; 41. Tăng Ký sinh; 42. Hoàng Bá; 43. Sơn Thù; 45. Tam Thất; 46. Bồ Hoàng; 47. Hông Hoa; 48. Đan sâm; 49. Nữ trinh Tử; 50. Dun đất ba khoang; 51. Ngọc Trúc; 52. Mạch nha; 53. Củ sắn Dây.

Các vị thuốc trên đã được sử dụng từ nhiều đời nay. Kiểm định Hóa - Sinh đều khẳng định các vị thuốc này không chứa độc cho cơ thể. Tùy theo từng tính trạng các biểu hiện cụ thể của từng người bệnh thầy thuốc chọn các vị thích hợp để hình thành Bài thuốc cụ thể. Thuốc được chế tạo theo phương pháp vật lý, giữ nguyên tính dược của từng vị thuốc. Thuốc được nghiền nhỏ thành hạt mịn 0,5 mm. Ngày uống 2 lần trước lúc ăn 1 giờ. Mỗi lần uống 15 gam.

_Việt Y Cổ Truyền_
"Nhận chữa các bệnh nan y, mãn tính bằng thuốc cổ truyền thuần việt"

Đối tác: Ngân hàng Agribank
Đối tác: Ngân hàng BIDV
Đối tác: Ngân hàng Vietinbank
Đối tác: Công ty thiết kế web ADC
Đối tác: Sông Đà Việt Đức