Trí lực của cơ địa

Làm thương tổn đến trí lực của cơ địa 
là tự tước bỏ hạnh phúc làm người

Lưu Hưng Linh

1. Nhận biết quá trình hình thành và phát triển trí lực ở cơ địa người.

     1.1 Trong quá trình hình thành nên cơ địa người, cốt vật chất tạo nên “trí lực của cơ địa” xuất hiện ngay từ khi tinh trùng của bố gặp trứng của mẹ tạo nên tổ hợp tế bào cho việc tạo lập bào thai. Bằng kỹ thuật giải phẫu tinh tế nhất của suốt hai thế kỷ thứ 19 và thế kỷ thứ 20 lại có thêm kính hiển vi điện tử đã giúp các nhà bác học quan sát được “Tổ hợp tế bào nguyên thủy của bào thai” bên trong có chứa một chiếc đĩa gồm 3 phiến lá xếp chồng lên nhau. Lá phôi thứ nhất là nơi hình thành nên da và mô thần kinh, lá thứ 2 cho ra đời cơ và xương, lá phôi thứ ba là nơi hình thành các cơ quan nội tạng. Vào ngày thứ 18, lá phôi thứ nhất dày lên, dài ra và tạo thành một loại vợt trên lưng phôi. Chiếc vợt này dần hỏm xuống tạo thành rãnh, và rãnh này sẽ khép lại vào ngày thứ 24 để tạo ra ống thần kinh. Ống thần kinh này là tiền thân của hệ thần kinh trung ương, phần đầu của ống là mầm não và phần phía sau là tủy sống. Phần mầm não của ống thần kinh sau đó phát triển ra rất lớn: những cơ quan rỗng hình túi được hình thành vào cuối tháng thứ 3. Túi thứ nhất ở phía đầu mút của ống thần kinh nhanh chóng tạo ra hai bán cầu não. Túi thứ hai, phát sinh từ ống nằm ngay phía dưới, tạo ra thân não. Phần cuối cùng của ống ở phía dưới tạo ra một chiếc túi thứ ba chia ra làm hai phần tạo ra tiểu não và hành não.

Sự ra đời của não bộ


Não của một phôi thai trong tuần thứ 6

     1.2. Trước khi thay đổi hình dạng nhằm tạo ra một công cụ tối chuyên biệt thì tế bào não là một phần của đám tế bào không khác biệt với tế bào da. Hệ thần kinh trung ương được hình thành rất nhanh ngay khi còn trong phôi người vì nó phải kiểm soát các hoạt động trọng yếu sau này. Trong 21 ngày đầu tiên, hệ thần kinh chiếm 90% khối lượng phôi, sau 3 tháng nó chiếm nó chiếm 70% khối lượng phôi. Khi thai nhi ra khỏi cơ thể mẹ Hệ thần kinh có khối lượng bằng 40% ở trẻ sơ sinh và cuối cùng là chỉ còn lại 2% ở người trưởng thành.

     Những bộ phôi đầu tiên được hình thành từ các tế bào gốc là những tế bào đa năng có thể là nguồn gốc của tất cả các tế bào trong cơ thể. Các tế bào gốc hiện trong các tầng sâu của ống thần kinh, sau đó chúng phân ra và di chuyển đến các tầng phía trên mặt. Quá trình di chuyển này kéo dài trong hai đến ba tháng đầu đời sống phôi thai. Những tế bào đó, dưới tên gọi là nguyên bào thần kinh và nguyên bào thần kinh đệm, là những tế bào tiên phong của các tế bào thần kinh và tế bào đệm.

     Để đến được cái đích đã định sẵn, các nguyên bào thần kinh phải bám dọc theo chiều dài của những tế bào, hướng từ phần giữa đến phần ngoại vi. Những tế bào mà chúng bám vào này là những tế bào thần kinh đệm quay, những tế bào sau đó sẽ tự tiêu hủy. Trong quá trình di chuyển, các tế bào thần kinh tương lai bắt đầu thay đổi. Phần đuôi kéo dài của chúng mọc ra theo các tín hiệu hóa học và thiết lập mối quan hệ với các tế bào đích và giữa các tế bào thần kinh với nhau. Những tế bào thần kinh không kết hợp được với các tế bào khác sẽ chết đi, cho phép toàn bộ mạng lưới tổ chức sắp xếp lại một cách vô cùng chính xác. Về phía các nguyên bào thần kinh đệm, chúng cũng sẽ biến đổi thành những tế bào thần kinh đệm và bắt đầu đảm nhiệm việc tiếp tế, kiểm soát chất thải, bao bọc các phần kéo dài của tế bào thần kinh.

     Những hình ảnh và sự mô tả Hệ thần kinh trong bài viết này được viết theo thông tin của từ điển bách khoa toàn thư mở Wikida Việt nam. Theo nhận xét của tôi về lĩnh vực khoa học tự nhiên Wikida luôn cập nhật những kiến thức mới nhất. Mới nhất chưa hẳn đã là đúng nhất, nhưng với người nghiên cứu thì tính mới của tài liệu luôn là điều thú vị nhất, tiếp thu hay bác bỏ là quyền của người nghiên cứu.


Hệ thần kinh người: bộ phận trung ương được tô màu đỏ, bộ phận ngoại biên tô màu xanh.

     Hệ thần kinh là một hệ cơ quan phân hóa cao nhất trong cơ thể người, ở dưới dạng ống và mạng lưới đi khắp cơ thể, được cấu tạo bởi một loại mô chuyên biệt là mô thần kinh, gồm các tế bào thần kinh — nơ-ron và các tế bào thần kinh đệm (thần kinh giao). Cũng chính các nơ-ron đã tạo ra hai thành phần cơ bản của não, tủy sống và hạch thần kinh là chất xám và chất trắng. Về mặt cấu tạo, hệ thần kinh được chia ra làm 2 bộ phận là bộ phận trung ương (não, tủy sống) và bộ phận ngoại biên (các dây thần kinh, hạch thần kinh), trong đó bộ phận trung ương giữ vai trò chủ đạo. Về chức năng, hệ thần kinh được chia thành hệ thần kinh vận động (điều khiển cơ, xương) và hệ thần kinh sinh dưỡng (hệ thần kinh thực vật). Hệ thần kinh sinh dưỡng lại gồm 2 phân hệ là phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm. Hoạt động thần kinh cấp cao ở người hình thành nên nhiều phản xạ được tập quen mà Páp Lốp gọi là phản xạ có điều kiện rất phức tạp mà không sinh vật nào có được.

Nơ-ron, đơn vị cấu tạo của hệ thần kinh


Một nơ-ron và cấu tạo của nó : sợi nhánh (dendrite), thân nơ-ron (soma), sợi trục (axon), bao mi-ê-lin (myelin sheath), eo răng-vi-ê (node of ranvier), xi-nap (synapse)

     Mỗi nơ-ron gồm một thân chứa nhân, hình sao nhiều cạnh hoặc bầu dục và các sợi. Từ thân phát đi nhiều tua (sợi) ngắn phân nhánh như cành cây gọi là sợi nhánh và một tua dài, mảnh gọi là sợi trục. Dọc sợi trục có thể có những tế bào xchoan bao bọc tạo nên bao mi-ê-lin. Sợi trục nối giữa trung ương thần kinh với các cơ quan, chúng đi chung với nhau thành từng bó gọi là dây thần kinh. Khoảng cách giữa các bao này có những đoạn ngắn gọi là eo răng-vi-ê, còn diện tích tiếp xúc giữa những nhánh nhỏ phân từ tận cùng sợi trục của nơ-ron này với sợi nhánh của nơ-ron khác hoặc cơ quan thụ cảm gọi là xi-náp. Nơ-ron có nhiều hình dạng: nơ-ron đa cực có thân nhiều sợi nhánh, nơ-ron lưỡng cực với một sợi nhánh và một sợi trục đối diện nhau; và nơ-ron đơn cực chỉ có một tua do sợi nhánh và sợi trục hợp lại mà thành. Chức năng cơ bản của nơ-ron là cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh dưới dạng các tín hiệu hóa học. Từ đó nơ-ron chia làm ba loại:

- Nơ-ron hướng tâm (nơ-ron cảm giác) có thân nằm ngoài trung ương thần kinh dẫn xung thần kinh về trung ương thần kinh.

- Nơ-ron trung gian (nơ-ron liên lạc) nằm trong trung ương thần kinh, gồm những sợi hướng tâm và li tâm, làm nhiệm vụ liên lạc.

- Nơ-ron li tâm (nơ-ron vận động) có thân nằm trong trung ương thần kinh (hoặc ở hạch thần kinh sinh dưỡng), dẫn các xung li tâm từ bộ não và tủy sống đến các cơ quan phản ứng để gây ra sự vận động hoặc bài tiết.

     Nơ-ron là những tế bào dài nhất trong cơ thể, biệt hóa cao độ nên mất trung thể và khả năng phân chia, nhưng đổi lại nó có khả năng tái sinh phần cuối sợi trục nếu bị tổn thương.

Các bộ phận của hệ thần kinh

Bộ phận trung ương

     Bộ phận trung ương gồm có: bộ não nằm trong hộp sọ, gồm đại não (có rãnh chia thành hai bán cầu đại não), [gian não], tiểu não và trụ não; tủy sống nằm trong ống xương sống. Phía ngoài tủy sống và bộ não có chung một màng bọc được gọi là màng não - tủy. Màng não - tủy gồm 3 lớp: màng cứng, màng nhện và màng mềm. Màng cứng là một màng dày và dai, nằm ở ngoài cùng, có nhiệm vụ bảo vệ não, tủy sống; ở bộ não, màng cứng nằm sát với khối xương sọ, còn ở tủy sống nó nằm cách ống xương sống bởi một lớp mỡ mỏng. Màng nhện là một màng liên kết nằm ở phía trong màng cứng, sát màng nuôi. Màng này có những khoang chứa một chất dịch trong suốt gọi là dịch não - tủy; nhờ dịch não - tủy mà bộ não và tủy sống được bảo vệ khỏi những chấn thương mạnh gây hại. Trong cùng, màng mềm cũng là một màng liên kết nhưng rất mỏng, bên trong có nhiều mạch máu đến nuôi mô thần kinh.

     Trong bộ não và tủy sống người ta phân biệt 2 thành phần cấu tạo chung của chúng là: chất xám và chất trắng.

- Chất xám do thân và các sợi nhánh có màu nâu xám đặc trưng của các nơ-ron tạo nên. Ở bộ não, chất xám làm thành lớp vỏ não bao phía ngoài, còn ở tủy sống làm thành một dải liên tục ở phía trong, hoặc thành từng vùng rải rác (các nhân não) trong trụ não, đều là những trung khu thần kinh quan trọng.

- Chất trắng do sợi trục của những nơ-ron có bao mi-ê-lin tạo nên, làm thành những đường thần kinh nối các miền của vỏ não với nhau và với các trung khu thần kinh ở các phần khác của thân não và tủy sống. Những sợi trục đi từ trong chất trắng ra khỏi bộ phận trung ương làm thành 43 dây thần kinh não - tủy.

Bộ phận ngoại biên

- Các dây thần kinh não - tủy: gồm 12 đôi dây thần kinh não, xuất phát từ trụ não và tỏa ra khắp các cơ quan ở mặt, cổ (riêng dây thần kinh X còn gọi là dây phế vị phân nhánh đến tận các cơ quan ở khoang ngực, khoang bụng); và 31 đôi dây thần kinh tủy xuất phất từ tủy sống phân bố ra tận các cơ quan ở thân, cổ và các chi.

- Các hạch thần kinh là những khối nơ-ron nằm ngoài phần thần kinh trung ương. Tất cả các hạch thần kinh đều thuộc phần thần kinh ngoại biên của hệ thần kinh sinh dưỡng. Chúng có thể nằm ở xa hoặc ngay bên cạnh một số cơ quan. Trong số hạch này có 2 chuỗi hạch nằm hai bên cột sống và một hạch lớn nằm trong khoang bụng (gọi là hạch mặt trời).

     1.3. Chúng ta được học về cơ thể con người, trong đó có hệ thần kinh cùng với hoạt động của nó từ năm học lớp 8 ở bậc học phổ thông cơ sở. Năm đó chúng ta còn rất trẻ mới 14 tuổi đời. Học hết phổ thông trung học, nếu nghề nghiệp chúng ta lựa chọn lại không phải ngành Y- Dược mà là những ngành nghề khác, thì kiến thức phổ thông về cơ thể người ít ai còn nhớ tới mà phó mặc mạng sống của ta cho các thầy chữa bệnh. Ý thức được điều đó nên Việt y cổ truyền khi trình bày một khía cạnh nào đó về sức khỏe con người tôi và lương y Kiều Bình Quang đều chú ý ôn lại những kiến thức phổ thông mà ta tiếp thu được ở Nhà trường từ thủa thiếu thời. Có một thực tế rất khó tin mà chúng tôi thường gặp: ngay cả những thầy thuốc đã hành nghề lâu năm mà kiến thức phổ thong về cơ thế sống con người mà họ cũng quên. Hơn nữa những tiến bộ về khoa học con người nhanh như gió thổi cần được cập nhật để không mắc sai lầm. Làm việc này chúng tôi muốn thực hiện một khát vọng: mỗi người cần phải có hiểu biết về y học tối thiểu để trở thành thầy thuốc của chính mình, còn những thấy chữa chuyên nghiệp chỉ là những chuyên gia tư vấn và hộ trợ để mọi người tự tầm soát và chữa bệnh cho chính họ mà thôi. Phải chăng, những con người văn minh trong xã hội hiện đại trong tương lai sẽ là như thế?

     Nhận biết được cấu tạo của hệ thần kinh người đồng nghĩa với việc nhận ra cốt vật chất làm nên Trí lực của cơ địa người. Trí lực là gỉ? Từ điển tiếng Việt giải thích: “trí lực: Năng lực trí tuệ”. Nếu chúng ta tạm bằng lòng với sự giải thích đó thì câu hỏi tiếp theo sẽ là: trí tuệ là gỉ?. Từ điển tiếng Việt giải thích: “trí tuệ: khả năng nhận thức lí tính đạt đến một trình độ nhất định”. Chúng ta không thỏa mãn với sự giải thích này, bởi vì cùng với nhận thức lý tính, con người luôn có cảm xúc thẩm mĩ đồng hành. Thời gian gần đây đã hình thành khái niệm: trí tuệ cảm xúc được nhiều nhà nghiên cứu khoa học ở nhiều ngành khoa học khác nhau hưởng ứng. Phải thừa nhận một thực tế: định nghĩa cho đúng trí tuệ là gì thì rất khó. Mọi cố gắng giải thích về trí tuệ của các nhà bác học cho đến thời điểm này mới chỉ dừng ở ngưỡng quan sát và suy luận ở lĩnh vực khoa học của mình mà thôi.

     Khái niệm trí tuệ đã vuột khỏi lĩnh vực sinh lý học là nơi đã khai sinh ra nó để trở thành một nội dung lớn thuộc lĩnh vực tâm lý học và đã gây ra biết bao sóng gió cho ngành khoa học bị mang tiếng là chiết trung này làm nảy sinh rất nhiều luận thuyết bàn về trí tuệ. Đáng chú ý nhất là thuyết hợp nhất về tâm lý học (unified theory of psychology - UT) giải đáp bài toán trí tuệ-bộ não. Thuyết hợp nhất về tâm lý học cho chúng ta biết đang có cái gọi là phong trào cải cách nhận thức (cognitive revolution) trong tâm lý học để tìm câu trả lời: trí tuệ là gì?

     Phong trào cải cách nhận thức là kết quả của sự kết hợp giữa thuyết thông tin, trí tuệ nhân tạo điện toán (artificial intelligence), và điều khiển học (cybernetics). Phong trào này đã tạo ra thuyết điện toán (computational theory) của trí tuệ, người ta đang hy vọng thuyết điện toán thực sự đưa ra được câu trả lời cho một vấn đề nan giải lớn. Thuyết điện toán của trí tuệ khẳng định rằng hệ thần kinh là một hệ thống xử lý thông tin. Nó có tác dụng “dịch” các thay đổi trong cơ thể khi tiếp xúc với môi trường ra một thứ ngôn ngữ của các xung điện thần kinh cho mối quan hệ giữa con người và môi trường. Đã có người ca ngợi thuyết điện toán của trí tuệ là một sự đột phá vĩ đại vì nó cho phép chúng ta, lần đầu tiên, có khái niệm tách rời trí tuệ khỏi não-cơ thể (brain-body). Từ đó đưa ra kết luận: trí tuệ là nguồn thông tin được mô tả bằng ví dụ và được xử lý bởi hệ thần kinh.

     Chúng tôi cập nhật thông tin này để bạn đọc rộng đường suy nghĩ chứ không bình luận. Quan điểm của tôi: Trí tuệ là sản phẩm cao cấp của tư duy phức tạp chỉ riêng loài người mới có. Sản phẩm của trí tuệ là những giải pháp tối ưu để xử lý, hoặc ứng phó với những diễn biến phức tạp muôn vẻ của đời sống thực tiễn mà cá thể đó đang gặp phải với mục đích tối thượng là sinh tồn. Trí tuệ luôn thường trực trong tư duy của người trưởng thành và được tích chứa ở Hệ thần kinh mà trung tâm là Bộ Não làm nên Trí lực của cơ địa người.

2. Chăm lo cho Trí lực của cơ địa hoạt động bình thường là biện pháp phòng và chống các bệnh nan y hiệu quả nhất.

     2.1. Những cuộc săn tìm địa chỉ phát sinh trí nhở ở não người.

     Ai cũng biết trí tuệ là sức mạnh của một con người. Người nào có trí tuệ phong phú và sâu sắc đều có cơ may thành đạt cao không chỉ ở lĩnh vực chuyên môn của người đó mà còn vươn tới vị trí “chỉ huy người khác”. Mong ước có “trí tuệ phi phàm” luôn là cái đích vươn tới của mọi người. Và, ai cũng biết Trí nhớ là nguyên vật liệu chủ yếu để hình thành trí tuệ người. Nhiều người nghĩ rằng nhớ được nhiều là cơ sở để có trí tuệ hơn người nên đã tìm mọi cách để nhớ được nhiều điều. Kể từ ngày Sinh lý học xác nhận: trí nhớ là chức năng của Não thì bộ Não người được cắt ra từng lát mỏng soi trên kính hiển vị điện tử tối tân để tìm địa chỉ tích chứa trí nhớ.

     Bằng phương pháp “nghiên cứu yếu tố” Khoa học thần kinh đã hình thành. Khoa học thần kinh nghiên cứu về cấu trúc, chức năng, lịch sử tiến hóa, phát triển, di truyền học, hóa sinh, tâm lý học, dược lý học, khoa học thần kinh thông tin - khoa học thần kinh máy tính, bệnh lý học của hệ thần kinh. Trên phạm vi toàn cầu Tổ chức nghiên cứu bộ não quốc tế (International Brain Research Organization) được thành lập năm 1960. Các nước có nền kinh tế phát triển nhận ra thị trường tiêu thụ sản phẩm về “thần kinh” rộng lớn, hứa hẹn mang lại lợi nhuận cao cũng đầu tư rất nhiều tiền của để nghiên cứu: Viện bộ não và hành vi châu Âu (European Brain and Behaviour Society) được thành lập năm 1968, Viện khoa học thần kinh(Society for Neuroscience) thành lập năm 1969. Phạm vi của khoa học thần kinh đã được mở rộng bao gồm các nghiên cứu hệ thống, khoa học, thực nghiệm và lý thuyết về hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh ngoại vi của các cơ quan sinh học. Gần đây đã có sự quan tâm về đề tài này từ nhiều bộ môn như tâm lý học thần kinh và tâm lý học nhận thức, khoa học máy tính, khoa học thống kê, vật lý học, triết học và y học. Những tôn giáo lớn cũng quan tâm và theo dõi chặt chẽ những thành quả nghiên cứu của khoa học thần kinh.

     Nhờ có kính hiển vi điện tử lại được ngành khoa học “vi phẫu thuật” hỗ trợ những cuộc khám phá bí ẩn của não suốt thế kỷ thứ 20 liên tiếp đưa ra những báo cáo gây được chú ý rất lớn của nhiều người. Các báo cáo này nói rằng đã tìm ra “vỏ đại não chính là bản đồ phân bố khu vực chức năng của não”. Người ta ra tự tin chỉ ra những “vùng nhìn”, “vùng nghe”, “vùng ngôn ngữ” và rất nhiều “vùng” khác vỏ đại não ở phạm vi rất hẹp rồi vội vàng kết luận những “trung khu thần kinh “chính là nơi giữ những chức năng của Não. Ngoài các báo cáo bằng văn bản còn có vô số những lời bình luận, phỏng đoán của rất nhiều người có uy tín y học rất cao luận bàn về Não và trí nhớ. Người ta đoán mò rằng Não của nhà thông thái phải khác với người thường như to và nặng hơn, nên khi Anh xtanh chết não của ông được dấu biệt để tìm kiếm thiên tài của nhà nghiên cứu khoa học này nằm ở vùng nào trong não. Những năm 40 của thế ký thứ 20 nhân loại đã chứng kiến những ứng dụng của cái gọi là vùng sản sinh trí nhớ của con người.

     2.2 Những ứng dụng “sáng kiến”điên rồ để chữa bệnh thần kinh.

     Khát khao hiểu biết và bí mật của Não đã sản sinh ra những tuyên bố giật gân đã tìm ra được những bí mật của não và ứng dụng những tuyên bố vào vào chữa bệnh thần kinh cho đến giờ phút này đều chưa thành công mà còn mang lại biết bao tai họa cho những người nhẹ dạ cả tin.Trong danh sách những người nhẹ dạ cả tin có cả các nhà bác học xét tặng Giải thưởng Nô ben Y học danh giá nhất hành tinh của chúng ta. Báo Sức khỏe và Đời sống của Bộ Y tế đã cánh báo những kẻ phưu lưu trong nghiên cứu y học và cả những người nhẹ dạ cả tin bằng cách đăng một câu chuyện bi hài có tựa đề:

Những giải Nobel y học sai lầm

     “Mong muốn cháy bỏng của tôi là tất cả các giải thưởng sẽ được trao cho những người xứng đáng nhất và hết lòng vì sự tốt đẹp của nhân loại” - Alfred Nobel, cha đẻ của Quỹ giải thưởng Nobel danh tiếng đã viết như thế trong bản di chúc của mình. Tuy nhiên, trong hơn 100 năm qua, đã có những giải Nobel bị trao nhầm người trong một số lĩnh vực. Y học cũng đã có vài bác sĩ được nhận giải thưởng dù những sáng kiến đầy phi lý.

 
BS phẫu thuật Antonio Egas Moniz.

Cắt não bệnh nhân để chữa bệnh – sáng kiến hay là “tối kiến”?

     Đây là câu chuyện của y học vào những năm 40 của thế kỷ XX. Chuyện liên quan đến một nhân vật nổi tiếng, Antonio Egas Moniz, bác sĩ phẫu thuật kiêm chính trị gia người Bồ Đào Nha. Ông đã được nhận giải Nobel nhờ công trình nghiên cứu và hoàn thiện phương pháp điều trị những rối loạn tâm thần trầm trọng bằng cách phẫu thuật cắt bỏ thùy não.

     Năm 1936, nhằm mục đích điều trị hội chứng hoảng loạn cho người bệnh, bác sĩ Moniz đã nghĩ ra cách cắt bỏ thùy não trước của các bệnh nhân điên trầm trọng, bởi ông cho rằng đó là phần não đã hỏng hóc nên mới gây ra căn bệnh điên như vậy. Ông cũng chính là người thực hiện ca phẫu thuật đầu tiên với dụng cụ là một chiếc búa chuyên dùng khoan xương và chiếc kẹp đá vẫn dùng để pha rượu uýt-xky. Sau ca phẫu thuật, quả nhiên bệnh nhân bớt hoảng loạn, phá phách và trở nên trầm tính hơn hẳn. Khi ấy trong giới chuyên môn đã có người nghi ngờ rằng hiệu quả của phương pháp này chỉ mang tính chủ quan và không bền vững. Mặc dù vậy, phương pháp phẫu thuật thùy não để chữa bệnh tâm thần của Moniz vẫn được báo chí lúc bấy giờ ca ngợi và mô tả như một phát minh vĩ đại, mở ra một kỉ nguyên mới trong việc điều trị bệnh tâm thần. Phương pháp này từng được phổ biến rộng rãi và làm nên sự nghiệp lớn trong suốt những năm 40 của thế kỷ trước. Người ta nhận thấy rằng nó hiệu quả hơn các cách làm vẫn được áp dụng trước đó như nhốt trong lồng sắt, tắm bằng nước lạnh hay cho điện giật..., đồng thời chi phí cũng ít tốn kém hơn nhiều so với việc phải nuôi dưỡng người bệnh trong nhà thương điên.

     Năm 1949, công trình của Moniz được trao giải Nobel về sinh lý học – y học. Bản thân tác giả của nó cũng bất ngờ về giải thưởng dành cho cái gọi là “phương pháp điều trị rối loạn tâm lý bằng phẫu thuật cắt thùy não” bởi ông vẫn cho rằng phương pháp chụp hình não bộ bằng tia Xquang mới là thành công lớn nhất trong sự nghiệp của mình.

     Nhờ uy tín của giải Nobel, các cuộc phẫu thuật kiểu này nhanh chóng được phổ biến và tiến hành trong các bệnh viện hàng đầu ở nhiều nước trên thế giới như Pháp, Mỹ, Liên Xô cũ... Tại Mỹ và châu Âu, người ta thậm chí còn áp dụng nó cho cả đối tượng đồng tính luyến ái để giúp họ “lấy lại nền tảng đạo đức”. Tại Nhật Bản, người ta áp dụng với những đứa trẻ cứng đầu, hiếu động. Thế nhưng, không lâu sau khi giải thưởng được trao cho Moniz, phương pháp chữa bệnh tâm thần bằng búa đục xương và kẹp đá đó đã bộc lộ những sai lầm nghiêm trọng, ảnh hưởng tai hại đối với sức khỏe của bệnh nhân. Sau ca phẫu thuật như thế, bệnh nhân mất luôn bản ngã của riêng mình, trở nên không hồn và vô cảm. Đó là chưa kể có những ca bệnh nhân tắt thở ngay trên bàn phẫu thuật. Thế nhưng chờ đến khi các bác sĩ phẫu thuật thần kinh tẩy chay liệu pháp dã man này thì cũng đã có tới gần 70.000 người trên toàn thế giới trở thành nạn nhân của nó, trong số đó có cả em gái của cựu Tổng thống Mỹ John Kennedy. Chỉ tính riêng tại Mỹ, người ta đã kịp “làm thay đổi” cá tính của trên 50.000 người bệnh cùng những công dân hoàn toàn khỏe mạnh song có tư tưởng chính trị không phù hợp với giới cầm quyền. Phương pháp này hiện nay đã chính thức bị bãi bỏ trên toàn thế giới vì lý do thiếu tính khoa học. Nhiều nhà khoa học và những người dân từng suýt trở thành nạn nhân của liệu pháp trên cũng đã đưa đơn kiến nghị Ủy ban Nobel thu hồi giải thưởng, tuy nhiên kiến nghị này đã bị từ chối. Các thành viên của Ủy ban này bao biện rằng: “Chúng tôi cảm thấy hài lòng khi có thêm nhiều phương pháp có hiệu quả hơn và nhân đạo hơn đã được áp dụng trong điều trị những bệnh tâm thần”.


Một ca phẫu thuật theo “sang kiến” của Moniz

     Rất tiếc là phương pháp cắt bỏ thùy trán để cai nghiện chất ma túy vẫn được lén lút sử dụng ở một số nước. Công khai hơn là Phương pháp dùng thuốc đối kháng: Phương pháp dùng thuốc đối kháng naltrexone điều trị duy trì hỗ trợ chống tái nghiện các chất dạng thuốc phiện, đã được áp dụng tại một số quốc gia trên thế giới. Phương pháp này có ưu điểm là làm cho bệnh nhân chán chất ma túy nhưng có nhược điểm là lên cơn vật vã, bứt rứt, khó chịu, táo bón, độc với gan và thận, có thể gây sốc thuốc khi bệnh nhân vẫn sử dụng chất ma túy. Hiện nay có 2 biệt dược đã được Bộ Y tế cho phép sử dụng để điều trị duy trì chống tái nghiện các chất dạng thuốc phiện đó là: thuốc danapha - natrex 50 và thuốc albernil. Những người đang sử dụng phương pháp này cần hết sức thận trọng khi xuất hiện “Hội chứng cai” gây vật vã có thể dẫn đến tự tử.

3. Cần có cái nhìn cẩn trọng về về Não cùng Hệ thần kinh ở cơ thể người

     3.1. Suốt thế kỷ thứ hai mươi, các nhà bác học nghiên cứu về thần kinh luôn phải vật lộn với nỗi ám ảnh: trí nhớ nằm ở đâu trong não người? Cho đến giờ phút này câu hỏi đó chưa được trả lời. Sau hàng loạt thí nghiệm nghiệm túc, cẩn trọng người ta nhận ra: các bộ phận của Não không hoạt động một cách độc lập, bất cứ lúc lúc nào các bộ phận trong não và cả hệ thần kinh nữa cũng làm việc tập thể. Sau khi “bí mật” về bộ óc của thiên tài lý thuyết vật lý của Anhxtanh (Albert Einstein) được giải mã là không có bí mật gì cả, bộ não của Anhxtanh không to hơn và cũng không nặng hơn bộ não của người bình thường. Những người đầu cơ” bi mật bộ óc Anhxtanh cố chứng minh cái khác thường là phần thần kinh đệm của nơron trong não của ông có nhiều hơn người thường” Có lẽ sẽ rất ít người lao vào săn lũng địa chỉ tích chứa trí nhớ theo hướng này. Hiện nay, những người đi tìm cái khác lạ ở bộ não các vĩ nhân đành chấp nhận thực tế phũ phàng, rằng: không tồn tại một bộ phận riêng rẽ liên quan đến trí nhớ ở trong não. Không hề có cái gọi là “trí thông minh bẩm sinh”. Cái gọi là “bản đồ vùng chức năng của Não được ghi ở vỏ Đại não” rất khó xác định riêng rẽ vì chúng không có ranh giới rõ ràng và các vùng này lại chông lấn lên nhau.

     Sinh lý học hiện đại xác định chức năng sinh lý của Não là Nhớ. Cách nói vắn tắt này đã gây ra rất nhiều ngộ nhận về chức năng của Não. Trí nhớ là một chức năng của Não được hình thành từ những trải nghiệm đã qua, đối phản xạ luận, trí nhớ hoàn toàn thuộc về phản xạ có điều kiện. Toàn bộ sự hoạt động của cơ thể sống là hoạt động phản xạ. Những chức năng có sẵn ngay sau khi mới chào đời là phản xạ không có điều kiện và thường được gọi là bản năng, như tay chạm vào ngọn lửa thì tự động co lại, cơ thể bị nóng thì ra mồ hôi để làm mát, bị lạnh thì toàn thân run lên để phát nhiệt chống lạnh, v.v… Những chức năng do tập quen mà có sau khi ra khỏi cơ thể mẹ được coi là trí nhớ. nhưng trí nhớ không ký sinh trong đại não. Đại não là một bộ phận trong hệ thống thần kinh vì trí nhớ mà phát triển. Hiện tại, người ta tạm thỏa thuận với nhau rằng: Trí nhớ là một loại đường trở về của tin hiệu liên quan đến thể cảm thụ của toàn bộ hệ thống thần kinh. Đường trở về của tín hiệu tập quen đó không đối lập với đường tín hiệu có sẵn trong bào thai mà tác động qua lại ảnh hưởng lẫn nhau trong quá trình sống của con người. Trí nhớ do tập quen (phản xạ có điều kiện) mà có luôn hiện diện trong cuộc sống của con người dưới vỏ bọc được gọi là kiến thức bao gồm hai loại: kiến thức gián tiếp và kiến thức trực tiếp. Kiến thức gián tiếp có được là do tiếp thu của người khác, bao gồm được hưởng từ sự dạy dỗ của cha mẹ và tiếp thu kiến thức ở Nhà trường. Kiến thức trực tiệp là do bản thân đã trực tiếp trải nghiệm trong quá trình sống mà tích lũy được.

     3.2. Qua khả sát các cuộc săn tìm địa chỉ của trí nhớ trong não đã giúp chúng ta nhận ra: (1). Cơ thể sống là một chính thể thống nhất. Việc tách rời một cơ quan nào đó ra khỏi cơ thể sống là dù chỉ là lý thuyết thôi cũng dẫn đến những nhận định sai lầm. Các bộ phận trong cơ thể sống luôn hoạt động đồng thời đồng bộ, giữa các bộ phận cấu thành cơ thể sống luôn có sự liên hệ qua lại với nhau thông qua Hệ thần kinh.(2) Hệ thần kinh là một chính thể (xem hình minh họa) lan khắp cơ thể, nó chính là cốt vật chất trực tiếp làm phát sinh và phát triển thế giới tinh thần của con người. Trí nhớ mà sự hiện diện của nó là những kiến thức, sản phẩm đầu tiên của thế giới tinh thần để đi tới sản phẩm cuối cùng là trí tuệ của chính con người đó. (3). Từ kiến thức tiến tới trí tuệ là quá trình tư duy. Quá trình tư duy qua hai giai đoạn: giai đoạn tư duy cụ thể (còn gọi là nhận thức cảm tính) là những cảm giác, tri giác và biểu tượng... được phản ánh từ thực tiễn khách quan với những thông tin về hình dạng, hiện tượng bên ngoài được phản ánh một cách riêng lẻ. Giai đoạn thứ hai được gọi tên là tư duy trừu tượng (còn gọi là nhận thức lý tính) phải có sự hộ trợ của ngôn ngữ, hoạt động tư duy tién hành các thao tác so sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp, khu biệt, quy nạp những thông tin đơn lẻ, gắn chúng vào mối liên hệ phổ biến, lọc bỏ những cái ngẫu nhiên, không căn bản của sự việc để tìm ra nội dung và bản chất của sự vật, hiện tượng, quy nạp nó thành những khái niệm, phạm trù, định luật, “những thứ đó” có tên gọi chung là trí tuệ.

     3.3. Trí lực là năng lực trí tuệ. Tôi xin nhắc lại: Trí tuệ là sản phẩm cao cấp của tư duy phức tạp chỉ riêng loài người mới có. Sản phẩm của trí tuệ là những giải pháp tối ưu để xử lý, hoặc ứng phó với những diễn biến phức tạp muôn vẻ của đời sống thực tiễn mà cá thể đó đang gặp phải với mục đích tối thượng là sinh tồn. Trí lực của một con người là năng lực trí tuệ của con người đó luôn đưa ra được những giải pháp ứng phó kịp thời với những biến động muôn vẻ thường gặp trong cuộc sống đạt hiệu quả sinh tồn cao. Chúng ta đã biết trí tuệ được hình thành qua sự hoạt động của Hệ thần kinh, vậy thì trí lực của con người được hình thành từ nơi đâu trong cơ thể con người? Trí lực nằm ngay trong thể lực của cơ địa người. Nói đến thể lực của cơ địa người là nói đến thể tạng người; nói đến trí lực của cơ địa người là nói đến Bản lĩnh, hoặc khí phách của một con người. Theo nghiên cứu của tôi đây là một đóng góp rất to lớn của nền y học cổ truyền nước Việt vào kho tàng trí tuệ y học của nhân loại, bởi vì cả Tây y và Trung y đều chưa nói đến Bản lĩnh hoặc khí phách người trong y học.

     Tứ diện hiện sinh (Tính, Khí, Tình, Thần) của Việt y cổ truyền ra đời là kết quả quan sát trí lực của cơ địa người của tổ tiên người Việt từ ngàn xưa truyền lại. Làm thương tổn đến trí lực của cơ địa người sẽ phát sinh nhiều bệnh nan y, trong đó có bệnh ung thư và các loại bệnh tâm thần. Bệnh nghiện chất ma túy là loại bệnh thuộc về trí lực của cơ địa, nó thuộc về loại bệnh toàn thân. Những bài thuốc cai nghiện các chất ma túy của Việt y cổ truyền đều được chế biến theo hướng này.

     Trí lực của cơ địa chỉ con người mới có, đó một đặc ân của Tạo hóa giành tặng con người, chúng ta cần tôn trọng giữ dìn. Trí lực của cơ địa là một bảo đảm chắc chắn để con người tồn tại mãi mãi với thời gian. Làm tổn thương đến trí lực của cơ địa là tự tước bỏ hạnh phúc làm người.

Việt Y Cổ Truyền
"Nhận chữa các bệnh nan y, mãn tính bằng thuốc cổ truyền thuần việt"

Đối tác: Ngân hàng Agribank
Đối tác: Ngân hàng BIDV
Đối tác: Ngân hàng Vietinbank
Đối tác: Công ty thiết kế web ADC
Đối tác: Sông Đà Việt Đức