Đề tài nghiên cứu: Y học Dân gian nước Việt

        Nói đến Y học cổ truyền thuần Việt là nói đến Y học dân gian nước Việt. Bởi vì, y học thành văn cổ truyền của dân tộc ta đã bị quân xâm lược cướp mất rồi. Năm 1761 (cách ngày nay gần 300 năm) bộ sách Nam Dược thần hiệu do Hòa thượng Bản Lai bổ sung với nguồn tư liệu gốc của Tuệ Tĩnh được coi là xưa nhất mới được xuất bản. Từ thời điểm đó nền y học thành văn của dân tộc ta mới chính thức có mặt trên văn đàn. Nếu chỉ căn cứ vào văn bản học thì dân tộc Việt tuy có bốn nghìn năm lịch sử mà nền y học thuần Việt mới chỉ có tuổi đời 300 năm sao? Trang thông tin điện tử “Việt y cổ truyền” muốn chứng minh không phải như vậy.

        Cộng đồng các dân tộc Việt trước khi bị giặc phương Bắc nô dịch đã có hai nghìn năm lịch sử. Trải hai nghìn năm kể từ buổi hồng hoang đến khi bị ngoại bang xâm lược, dân tộc Việt đã là một dân tộc trưởng thành: biết đúc trống đồng, xây thành đắp lũy, chế tạo vũ khí bắn một phát ra hàng trăm mũi tên bay để giết quân thù. So với các dân tộc cùng thời, người Việt lúc đó đã là dân tộc văn minh hơn cả kẻ xâm lược. Một dân tộc có trình độ văn minh như thế nhất định phải có một nền y học đủ mạnh để duy trì nòi giống. Giặc ngoại xâm với dã tâm đồng hóa đã tiêu hủy nền văn minh của dân tộc Việt, tất cả những vật chứng cho sự tồn tại của nền văn minh đó bị xóa sạch. Minh Thành Tổ đã chỉ thị cho viên tướng viễn chinh: “Khi đã vào nước Việt thì một nửa chữ viết của nó cũng phải tiêu hủy”. Nền y học đồ sộ thành văn của dân tộc cũng chịu chung số phận bi thảm đó. Nhưng kì diệu thay, cốt lõi của nền y học đặc sắc thuần Việt vẫn được bảo tồn bằng truyền khẩu trong trường kì lịch sử và nó hiện diện thành y học dân gian. Bằng chứng thực tế ghi nhận sự bảo tồn thành công nền y học dân tộc là hiệu quả chữa bệnh của “Thuốc Nam” mà Tuệ Tĩnh là người sưu tầm và công bố vào thế kỉ thứ 14.

        Giặc Tàu với dã tâm diệt chủng văn hóa Việt, tổ tiên ta đã dùng  văn hóa Làng và truyền thống họ tộc để bảo tồn  văn hóa của mình trong đó có  nền y học dân tộc thuần Việt. Thoát họa “nghìn năm đô hộ giặc Tàu”, nước Việt lại rơi vòa vòng nô lệ “trăm năm đô hộ giặc Tây”. Thực dân Pháp cũng thực hiện chính sách đàn áp văn hóa Việt khốc liệt không kém giặc Tàu.

        Theo lời kể của giáo sư tiến sĩ Đỗ Tất lợi: “Dưới thời thuộc Pháp tây y được sự ủng hộ và nâng đỡ của chính quyền thực dân phong kiến, còn Đông y bị coi là không khoa học, bị khinh thường nhưng lại được đa số nhân dân tin dùng. Theo thống kê của chính quyền thực dân để lại, các năm 1930 - 1935 hơn 90% nhân dân vẫn tin dùng thuốc Đông y”.

        Cách mạng tháng Tám năm 1945 bùng nổ đã chấm dứt thời kì đen tối nhiều thế kỉ cho y học dân tộc. Tinh thần chỉ đạo chung của Đảng cho Ngành Y tế nước nhà là “kết hợp Đông - Tây y luận trị bệnh”. Nhờ chủ trương sáng suốt của Đảng nên Ngành Y tế Quốc gia Việt nam hiện nay đã ngang tầm quốc tế. Đi theo phương hướng chỉ đạo của Đảng, chúng tôi chủ trương sưu tầm và giới thiệu những bài thuốc hay, những kinh nghiệm chữa bệnh dân gian có hiệu quả tốt đang tản mát trong cư dân với kì vọng phục hồi nền y học thuần Việt, làm phong phú thêm cho kho tàng y học của nước nhà. Trang tin điện tử “Việt y cổ truyền” hoan nghênh và trân trọng mọi đóng góp của các bạn có chung ý tưởng với chúng tôi. Mở đầu trang tin chúng tôi giới thiệu bài viết của nhà nghiên cứu Y học Dân gian Lưu Hưng Linh để các bạn tham khảo. Tác giả bài viết chịu trách nhiệm khoa học về tác phẩm của mình. Rất mong các bạn gần xa góp ý. Xin trân trọng cảm ơn!

Lương y: Kiều Bình Vinh Quang


Đề tài nghiên cứu: Y học Dân gian nước Việt

Chủ đề tài: Nhà nghiên cứu y học dân gian

Lưu Hưng Linh

        Nền y tế của một quốc gia luôn có nhiều thành phần y học. Song hành với y học bác học còn có y học dân gian, Y học Gia đình, trong đó có Y học vô cùng đặc sắc của các dân tộc anh em. Y học bác học tuy giữ vị thế nổi trội vì ngoài tiềm lực tri thức khoa học hiện đại, phương tiện chữa bệnh tối tân, cơ sở khám chữa bệnh đồ sộ, Nó còn đại diện cho y học nói chung tham gia Công quyền. Đối với y học, sự nổi trội đó chưa phải là đã đủ để có thể nói lời phán xử cuối cùng đối với bệnh tật của con người. Loài người xuất hiện và phát triển hàng triệu năm còn y học bác học mới có cách đây hơn 2000 năm. Nếu không có y học dân gian, y học gia đình thì loài người còn sống sót cho tới ngày y học bác học ra đời không?

        Ở bất kỳ quốc gia nào, bất kỳ thời đại nào y học dân gian luôn có mặt. Sự tồn tại của nó không chỉ vì lý do kinh tế: mức chi trả thấp phù hợp với sức mua của người nghèo đang là số đông trong dân cư, mà cái chính là nó có thể chữa khỏi những bệnh hiểm nghèo mà y học bác học bó tay. Hiệu năng chữa bệnh mà y học dân gian có được là nhờ nó chắt lọc được trí tuệ của toàn dân, trong đó có bí mật y học gia truyền là nòng cốt.

          Bí mật y học gia truyền được giữ kỹ vì tổ phụ chủ nhân của nó bằng kinh nghiệm sống chỉ giao bí mật gia truyền cho người trung thành với gia tộc mặc dù người đó thường là ít chữ. Cổ nhân cho rằng người Trí thức cậy mình nhiều chữ hay mắc bệnh “khoe chữ” và rất hiếu thắng. Khi cao hứng, thói sĩ diện hão khiến con người này không giữ được bí mật gia truyền. Do đó, thành tựu y học lớn của dân tộc chỉ lưu hành trong số ít người “Chỉ biết làm như đã dặn dò, không biết lập lý”, những cuộc phát động hiến tặng những bài thuốc gia truyền chỉ thu được cái xác của bài thuốc, không thu được cái hồn của bài thuốc, vị thuốc. Bí ẩn của y học cổ truyền là kỹ thuật thu hái ngâm tẩm chế biến vị thuốc. Vị cam thảo tươi (Sinh cam) chuyển chất rất xa khi mang nướng nó dưới ngọn lửa nhỏ của rơm lúa nếp. Có tới hơn 20 cách chế biến khác nhau biến sinh địa thành thục địa, để chữa cho chính một con bệnh ở các thời bệnh khác nhau... y học bác học (Tây y) mãi tới thế kỷ 20 mới phát hiện ra cái gọi là “thời dược lý học” để định giờ uống thuốc.

          Y học dân gian cổ truyền thường gặp khó khăn trong hành nghề bởi ngay trong cách diễn đạt y lý, y dược của nó. Các ông lang bà mế dù có thành tâm dâng hiến các bài thuốc gia truyền, nhưng các vị giám khảo thường là chuyên gia của y học bác học họ đặt ra những câu hỏi mà các ông lang, bà mế không trả lời được.

        Những bà mế nói tiếng kinh chưa thạo làm sao biện luận được tác dụng dược lý của các vị thuốc. Họ lại càng không thể trả lời được thành phần hoá học của các vị thuốc gồm có các hoạt chất gì, công thức hoá học của nó thế nào? Mang các vị Thuốc đi thử nghiệm ở các cơ sở Kiểm định dược chất hiện nay thì kết quả nhận được chỉ là vị thuốc có độc và không có độc mà thôi. Thử một vị thuốc tốn hàng triệu đồng, kết quả thu được rất đáng ngờ, vì có thể dùng quyền uy, dùng tiền mua được kết quả kiểm định theo như ý muốn.

        Đòi hỏi các ông lang, bà mế công bố kết quả điều trị lâm sàng giống như đánh đố. Các lang thuốc chúng tôi không có điều kiện tổ chức điều trị nội trú, họ chỉ biết nghe mạch bốc thuốc cho người bệnh, và phần lớn là người thân của bệnh nhân đến kể bệnh và xin thuốc. Bệnh nhân khỏi hay chưa khỏi họ chưa biết, người bệnh khỏi không đến nữa, hoặc đã đi theo dòng điều trị khác cũng chưa biết chừng. Với những ông lang có học, thông thạo y lý, dược lý thì lại vấp phải hàng rào ngôn ngữ của Tây y, họ không diễn tả được theo cách đọc Hoá – Lý. Cán bộ y tế nhà nước có công quyền kiểm định lại không hiểu y học dân gian. Họ không đối thoại được với nhau.

I. Quan niệm của chúng tôi về y học Dân gian.

1. Dân gian

1.1. Dân bao gồm từ mầm sống bào thai trong bụng mẹ cho tới Đức Vua trị vì. 

Dân có dân lành, dân ác, người tự do và cả kẻ tội đồ đang chịu án tù trong nhà lao. Quan cũng chỉ là dân có chức vụ hành chính mà thôi.

1.2. Gian, theo nguyên nghĩa là chỉ không gian, như: thế gian, trần gian, nhân gian. 

        Lợi dụng tính đồng âm dị nghĩa của từ này trong tiếng Việt, giai cấp thống trị thời phong kiến ức hiếp dân, dân không đủ sức chống lại trực diện, đã có nhiều hình thức đấu tranh khiến giai cấp thống trị thua đau nhưng không làm gì được liền nói: dân thì gian. Từ sự công nhận bất đắc dĩ này, mặc nhiên gia cấp thống trị thừa nhận trí tuệ Dân Gian thuộc tầm trí tuệ cấp cao.

        Nếu hiểu trí tuệ dân gian theo hướng đó thì các lĩnh vực Văn học, Y học, Triết học v.v... đều xuất hiện trí tuệ dân gian. Từ đó, khái niệm dân gian không chỉ ở thì quá khứ mà hiện diện ngay ở thì hiện tại. Hiểu như thế sẽ có: dân gian cổ truyền và dân gian hiện đại. Trí tuệ dân gian sẽ trở thành một phạm trù xã hội hằng định có mặt song hành với phạm trù xã hội hằng định: trí tuệ bác học. Trí tuệ bác học hình thành theo lập trình, được đào tạo ở học đường và được coi là chuẩn mực, là đỉnh cao trí tuệ của mỗi thời đại.

        Trí tuệ dân gian được hình thành qua chọn lọc tự nhiên (Kiểu Đac Uyn) không theo lập trình chủ quan mà theo quy luật vận động của cặp phạm trù tự do và tất yếu.

        Hai loại trí tuệ này luôn có ở bất cứ dân tộc nào, chúng có vẻ ngoài đối lập nhau nhưng thực ra có mối liên hệ giao thoa, bổ sung cho nhau âm thầm lặng lẽ và là yếu tố kích thích cùng phát triển cùng chiến thắng, không hề có sự thôn tính nhau, trà đạp nhau theo kiểu cá lớn nuốt cá bé – một hình thái tổng hợp tự nhiên của vận động phát triển và phản phát triển.

        Hiểu như vậy thì trí thức rất tự do. Anh không trở thành trí thức bác học thì thành trí thức dân gian. Dân gian và bác học nếu nhìn ở danh giá thì trí thức bác học “Oách hơn”. Nhưng đã là trí thức đúng với bản chất của nó thì danh giá chỉ là phù du, gây vướng bận cho trí thức mà thôi. Thực tế lịch sử của nước Việt, nhân tố làm nên “Nước Đại Việt ta là một nước văn hiến” thì sự đóng góp của tri thức dân gian gấp bội lần của tri thức bác học.

        Không nói tới quá khứ vì đã rõ rồi, ngay ở thì hiện tại cũng đang diễn ra như vậy. Lấy lĩnh vực văn học làm tỉ dụ: nền văn học bác học hiện thời đang đựơc đánh giá là tuyệt vời, điều đó là đúng. Nhưng một ai đó bỏ công sức sưu tầm được tất cả các tác phẩm văn học dân gian hiện đại rồi xuất bản xem. Chắc chắn văn học dân gian hiện đại tuyệt vời hơn rất nhiều lần văn học bác học đương đại. Bản thân tôi đã sưu tầm được hàng trăm truyện, kể cả thơ nữa. Cứ mỗi khi mệt mỏi hoặc có những giây phút “chán đời” mang những chuyện đó ra đọc. Đọc đến đâu cười đến đấy, trước khi đi ngủ nhớ đến chuyện đó lại bật cười.

        Nói đến chuyện này là để dọn đường đi đến với Y học Dân gian.

2. Y học dân gian nước Việt:

        Y học dân gian nước Việt chứa trong mình nó những thành tựu trí tuệ của thì quá khứ (cổ truyền) và cả ở thì hiện tại. Một câu hỏi cần được trả lời: làm cách nào và dựa trên tiêu chuẩn nào để phân biệt y học dân gian và y học bác học? Đây là câu hỏi lớn nhưng rất dễ trả lời: y học dân gian khác hẳn y học bác học trong tất cả các lĩnh vực từ y lý, y thuật, y trị và y dược. Cái khác hẳn không chỉ là cách khám bệnh, chữa bệnh và các vị thuốc mà cái khác hẳn ở chỗ những căn bệnh mà y học bác học chữa rất nhiêu khê phức tạp, thì y học dân gian chữa rất đơn giản mà không mất tiền mua thuốc – dân gian gọi là “chữa mẹo”. Thế thôi chưa đủ, cái khác hẳn giữa y học bác học và y bác học dân gian ở chỗ lớn hơn là: có những chứng bệnh y học bác học tuyên bố không chữa được, nếu có chữa thì cũng không khỏi hẳn bệnh. Đối với các chứng bệnh đó y học dân gian nói là chữa được mà có thể là khỏi hẳn.

        Đây chính là lẽ sống còn của y học dân gian, không có nó cũng có nghĩa cuộc đời không cần tới y học dân gian và y học dân gian cũng đã tuyệt diệt từ lâu rồi.

        Hiện đang có sự nhầm lẫn giữa y học dân gian thuần Việt với Trung Y cổ truyền. Ngay sách giáo khoa dạy ở các Trường Y có bìa ngoài đề là ”Y học cổ truyền”. Cổ truyền nào? Đọc xong cuốn sách thì đó là dạy Trung y cổ truyền. Cũng đang có sự ngộ nhận Trung y là Đông y. Các nước ngoài Trung Hoa đâu có chịu sự thống trị này. Nền y học Nhật Bản cả cổ truyền và hiện đại có nhiều lĩnh vực xuất sắc hơn hẳn Trung y; rồi còn Triều Tiên – nhất là Nam Hàn, Mã Lai, Nam Dương... đó là chưa dám nói tới nền y học cổ truyền của nước Ấn Độ vĩ đại nữa.

         Những điều nói trên không có ý thần thánh hoá y học dân gian giỏi hơn y học bác học mà chỉ là mô tả thuộc tính bổ sung của y học dân gian đối với sự nghiệp y tế của một quốc gia đang được nền y học bác học quản lý. Sự bổ sung của y học đân gian đối với y học bác học giống như hoạt cảnh đánh cờ. Người cầm quân thường là cao thủ thành danh, còn y học dân gian giống như người ngồi chầu dìa thường chỉ ở mức sạch nước cản thôi. Nhưng diễn biến cuộc cờ có những nước đi hiệu quả cao, thì vị cao thủ vì một lẽ nào đó không nhìn thấy. Thế là người ngồi chầu dìa mách nước khiến cả người thắng và người thua đều ngả mũ chào người chầu dìa và coi y mới đích thực là cao thủ, nhưng thực ra y mới ở tầm sạch nước cản thôi.

        Sự chơi cũng cần trí tuệ dân gian. Sự nghiệp bảo vệ sức khoẻ cho nòi giống cho toàn dân lại càng cần trí tuệ dân gian hơn bao giờ hết.

        Tuy nhiên, đối với người thầy lang dân gian thì hình tượng người chầu dìa là đúng. Nhưng đối với cả nền y học dân gian chưa hẳn là thế. Y học dân gian là thành tựu trí tuệ của toàn dân, trong đó có cả trí tuệ của những chuyên gia giỏi của nền y học bác học.

        Một chuyên gia y học bác học rất giỏi nghề, vì một lẽ nào đó chỉ có học vị bác sĩ thôi. Nhưng thực tài của ông thì người có học vị tiến sĩ cùng nghề cũng chỉ là học trò. Trong một lúc “bất đắc trí nào đó” ông buột miệng nói ra sự hiểu biết của mình vốn được giữ kín. Các lang thuốc dân gian vốn là các lãng tử phiêu dạt muôn phương “học lỏm” được trí tuệ thượng thặng đó. Thế là trí tuệ bác học nhập vào dòng trí tuệ dân gian. Ngược lại, nhiều chuyên gia y học bác học có nếp sống chan hoà bình dân cũng “học lỏm” được rất nhiều cách “chữa mẹo” của y học dân gian và từ đó ông có luận văn đạt tầm viện sĩ hàn lâm. Cuộc đời là thế!

        Trí tuệ y học dân gian rất khó xuất hiện như một hệ thống có cấu trúc như một trật tự logic. Khi nó đã xuất hiện như thế, mặc nhiên nó trở thành một phần của y học bác học. Ưu thế trí tuệ dân gian của nó từ đó mất đi. Y học dân gian được liên tục bổ sung bằng trí tuệ dân gian, không có trí tuệ dân gian thì không có y học dân gian. Lập ra một tổ chức, cho nó một toà nhà rất đẹp nhốt nó vào đó cũng tương tự như nhốt con chim Sơn Ca vào lồng son. Chim sơn ca không hót và nó chết.

        Mặt khác đây là đặc thù của y học dân gian bởi nó có cách khám bệnh và chữa bệnh rất kỳ lạ, lặng yên mà làm thì không sao miễn có hiệu quả là được. Nhưng khi công bố công khai, theo cách nói dân gian là “nói trắng phớ ra” thì lại gây hậu quả rất xấu. Ví dụ: phân người là chất thải rất kinh tởm chỉ có chó ta mới dùng thôi. Y học bác học cả Tây y và Đông y cùng không dùng. Trung y có nói đến vị “Nhân phẩn” với rất nhiều tên mỹ tự như “Hoàng Long Thang”, “Hoàng Nguyên Thuỷ”, “Nhân Trung Hoàng” có in trong sách bản thảo Cương Mục của Lý Thời Chân từ thế kỷ thứ 16 nhưng hiện tại không dùng. Y học dân gian Việt đã liên tục dùng nó để cứu rất nhiều người từ cõi chết chở về mạnh khoẻ sống lâu. Người đang khoẻ mạnh bỗng dưng chết đột tử; cởi quần ra thăm khám nếu là nam ngọc hành chưa xuất tinh; nếu là nữ âm hộ “chưa có nước trong nguồn chảy ra”, cho uống một liều “gọi hồn” là phân người đã được chế biến. Cậy mồm ra đổ thuốc vào làm cho thuốc trôi hết vào đường thực quản tiếp đó dùng nước rượu gừng xoa hết ở gan bàn chân và thái dương rồi gọi ngay một tiểu đồng ”dưới 10 tuổi” đái mạnh vào mặt kể cả hai lỗ mũi người bị nạn, rổi chùm chăn mỏng kín đầu 5 phút sau Diêm vương trả con người đó về trần thế. Người chết đã được cứu sống. Trước đây làm theo kinh nghiệm gia truyền tôi chỉ làm đúng lời bố dạy. Sau khôn lớn phần vì tò mò phần vì muốn hiểu về tác dụng dược lý của nó. Đọc sách Tây dược có thấy các chất tìm thấy trong phân người; nhưng chỉ có những chất đó thôi thì không thể làm nên sự “thần diệu” của chất thải này. Tôi đã phải nói dối hai cơ sở khoa học về một chất nào đó rồi thuê phân tích mới vỡ lẽ ra: trong phân người có nhiều vi chất (nguyên tố vi lượng) mà ở trên thế gian này chưa biết đâu có ngoài phân người. Công khai vị thuốc này ra nói rằng: trong liều thuốc cần uống là phân người, liệu có ai dám uống không?

        Ngay như ngôn y của y học dân gian cũng rất kỳ quái nói ra rất dễ buồn cười: thầy lang kiểm tra khả năng sinh dục của bệnh nhân hỏi: ”Chuyện ấy thế nào”? bệnh nhân hiểu ngay gần như không bị ức chế vì mắc cỡ đã nói thoải mái thực trạng cho thầy lang biết. Sẽ có người bảo rằng vẽ chuyện! Sao không dùng ngay từ thuần Việt chỉ có một từ mà phải dùng từ ẩn dụ? Thưa rằng dùng một từ đó không chứa nổi nội hàm của “chuyện ấy”. Chuyện ấy là cả một chuỗi hành vi bao gồm ba công đoạn: khởi sự; hành sự và sau hành sự. Muốn kiểm tra được toàn bộ khả năng sinh dục của bệnh nhân phải tóm được cả ba công đoạn đó. Từ “ấy” của tiếng Việt tuyệt vời lắm khi khám bệnh cho phụ nữ cả thầy thuốc và bệnh nhân không bị mắc cỡ, như hỏi: chỗ ấy thế nào, có thường xuyên làm chuyện ấy không... Y học dân gian thực chất là cách chữa bệnh của người bình dân cho người bình dân. Y ngôn phải giản dị đã đành, mà cả những thao tác nghiệp vụ y tế cũng phải rất đơn giản, bình dân. Và lạ thay do quá đơn giản và bình dân lại trở thành bí ẩn, kỳ diệu.

        Ví dụ: Chữa cho người đang bị nấc thầy lang dân gian chừng mắt nhìn vào thẳng vào mắt người đang bị nấc và vu cho người này một tội rất xấu xa. Danh dự người đó bị xúc phạm đến mức phải gào thét để phản đối. Bệnh nấc đã được chữa khỏi.

        Cứu một ca đẻ khó giữa đêm đông giá lạnh, bà đỡ nhận biết đây là cặp vợ chồng hiếm muộn nhưng vợ chồng rất thương yêu nhau. Người vợ vì quá đau đớn khi trở dạ không đủ sức để dặn đẻ. Bà đỡ liền gọi anh chồng đến trước mặt vợ rồi nói: bây giờ anh phải lội xuống ao ngâm mình ở đó thì vợ anh mới sinh cháu được. Anh chồng đi ra bà đỡ chạy theo rỉ tai không phải lội xuống ao đâu. Anh đứng ở trên bờ đập xuống mặt nước như người đang bơi thôi. Quả nhiên người vợ khi nghe tiếng đập nước ngỡ là chồng đang bơi ở dưới ao giữa đêm đông rét cắt thịt cắt da này. Thế là sản phụ lắng nghe hướng dẫn của bà đỡ nín hơi dặn đẻ, khi nghe bà đỡ hô: đẻ! Sản phụ lấy hết công lực dặn đẻ cháu bé ra khỏi cơ thể mẹ cất tiếng khóc chào đời. Bí quyết của liệu pháp này là tăng lực cho sản phụ. Thương chồng đã vì mình, vì con mà phải lội xuống ao giá lạnh, đã cho sản phụ nghị lực vượt cạn. Bà đỡ là lang thuốc dân gian, thực hiện liệu pháp này chỉ là áp dụng bí quyết gia truyền không hiểu y lý của nó. Vì thế lội nước chữa đẻ khó mang mầu sắc huyền bí. Dân gian lý giải sự huyền bí đó là “Chữa mẹo”.

Còn tiếp ...

Đối tác: Ngân hàng Agribank
Đối tác: Ngân hàng BIDV
Đối tác: Ngân hàng Vietinbank
Đối tác: Công ty thiết kế web ADC
Đối tác: Sông Đà Việt Đức