Y học Dân gian nước Việt - Kỳ 5

Y học dân gian nước việt nhận biết về Tây Y và Trung Y cổ truyền
Đôi  nét về Cẩm nang Y - Dược Gia truyền.

        “Cẩm nang Y - Dược Gia truyền” gọi tắt là Gia Bảo, thực chất là sự đúc kết thực tế chữa bệnh của Tổ phụ chúng tôi ghi chép lại kinh nghiệm của nhiều thế hệ “Lang thuốc dân gian” của toàn thể dân tộc Việt mà dòng họ tôi thu thập được ở nhiều đời theo dạng  “trường thiên nhật kí”, Cha truyền Con nối, một đời người dù thông tuệ xuất chúng cũng không thể viết nên được.

        Gọi tên là Gia Bảo có nghĩa là tài lệu dùng riêng của gia đình không được tiết lộ ra ngoài, nên cách nói, cách viết thường mộc mạc “nghĩ sao nói vậy” cho con cháu thấy thực chất của vấn đề, nên không dùng thủ pháp khiêm nhường giả trá theo lễ giáo ở xã hội phong kiến từ xa xưa.

        Tuy nhiên, cách viết đó chỉ dùng ở trong nhà thì thái độ “nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật” là cần thiết. Khi công khai ra với Thiên Hạ vẫn giữ nguyên khẩu khí “tự phụ” như thế, dù có nói đúng cũng dễ bị coi là “lố”. Do phải sử dụng kinh nghiệm gia truyền để chữa bệnh và công bố ở công trình này, tôi đã diễn đạt theo ngôn ngữ hiện đại.

        Truyền thống Lang thuốc của gia tộc chúng tôi luôn tuân theo nguyên tắc: Người muốn hành nghề Việt y; Việt dược truyền thống bắt buộc phải biết phản biện được Trung Y; Trung dược. Phản biện để học hỏi chứ không bắt chước, vì người Việt được sinh ra trên đất Việt, khác với người Tầu được sinh ra ở nước Tầu. Đến thời Pháp thuộc, khi mà văn hóa Châu Âu, theo sau gót giày xâm lược của bọn “Bạch quỷ mắt xanh mũi lõ” tràn vào nước ta thì người hành nghề Việt y, Việt dược truyền thống còn phải biết phản biện cả Tây y nữa.

        Thực tế lịch sử cho thấy các Lang thuốc Dân Gian cổ truyền hầu hết là dân thường. Họ không phải là người Khoa Bảng, không được Vua, Chúa tin dùng, bị chê là hạng người “vô sư, vô sách”. Nhiều Cụ Lang Ta, thông minh, giỏi nghề cả đời sống trong trạng thái “bất đắc chí”. Thế sự thăng trầm, Triều đại cũ sập đổ Triều đại mới nổi lên, sủng thần hay chữ của triều đại cũ thất sủng liền ra nhập vào đội ngũ Lang Thuốc Dân Gian. Lịch sử nhiều nghìn năm của Y học dân tộc Việt diễn ra như vậy đã cô đọng lại làm nên một đội ngũ Lang Thuốc Dân Gian có thực học, luôn phải chống lại sự chèn ép của các Học Giả hãnh tiến của các chế độ cai trị đương thời. Hoàn cảnh đó là một thực tế làm tăng thêm lòng yêu nước, tự hào dân tộc của nhiều thế hệ Lang thuốc Dân Gian. Do căm ghét bọn xâm lược và bọn Việt gian, nên số đông các cụ Lang Ta ngấm ngầm tìm hiểu Trung y, Tây y với mục đích bài xích, ngăn cản Hậu Duệ làm Việt gian. Tìm hiểu nền y học nước ngoài với tâm trạng căm thù nên không tránh khỏi “thiếu công bằng”. Trong suốt thời kì Pháp thuộc chỉ có bọn tay sai cho Pháp và người giàu có ở thành thị mới chữa bệnh bằng Tây y. Sự bài xích Tây y của dân Việt quyết liệt tới mức thực dân Pháp phải đổi tên các cơ sở chữa bệnh của chúng với cái tên mang tính lừa mị là “Nhà thương”, nhằm thu hút người Việt theo Tây y.

        Tuy nhiên, chân lí Y học luôn mang tính toàn nhân loại, toàn cầu, nên trong thực tế thiên kiến cực đoan bài xích đã tự động nhường chỗ cho tinh thần phục thiện. Những tinh hoa của hai nền y học cả Trung y và Tây y đã được nhiều thế hệ Lang Ta “học lỏm“ rất “tinh quái”.. tức là Việt hóa những điều được cho là HAY của kẻ thù. Sự Việt hóa phải đạt đến trình độ “tinh quái” vừa để che mắt Địch để không bị khinh là Ta học Nó, vừa để tránh các cụ Trưởng Lão bảo thủ chửi là Việt Gian. Vì sự phức tạp trong quan hệ xã hội đó mà trong hành nghề Y Việt luôn xảy ra xung đột giữa cái được coi là phải với cái được coi là không phải. 

        Đến đời bố tôi, (sau Cách Mạng Tháng Tám 1945), trước những tiến bộ chói sáng của nhiều Ngành khoa học cơ sở, các xét nghiêm “mẫu bệnh phẩm” của Tây y trở nên hết sức tinh vi phức tạp, phong phú. Người ta không chỉ “điện di” được Protein huyết thanh để tìm sự hiện diện của Praprotein (các giải đơn clôn) mà còn điện di được cả những chất lipoprotein; glycoprotein;… Tây y nghiên cứu thành phần cấu tạo của protein đã phát hiện được các “Bệnh phân tử”; dùng các chất đồng vị phóng xạ trong chuẩn đoán bệnh; nhuộm hóa học tế bào để xác định thành phần các tế bào máu; phát minh ra máy đếm hồng cầu, đếm bạch cầu; phát minh ra các thiết bị kiểm nghiệm tự động; chẩn đoán nhanh vi khuẩn, vi rút bằng phương pháp huỳnh quang… và rất nhiều thiết bị kì diệu khác, những người hành nghề Y học dân tộc Gia truyền trong họ tộc chúng tôi thường có phản ứng bằng hai cực đoan đối lập nhau, căng thẳng tới mức “từ mặt nhau”. Hai cực đoan đó thường biểu hiện như sau:

        Một là, bái phục Tây Y "sát đất" rồi bỏ nghề, tự thấy không thể “đọ tài” với Tây y được. Biểu hiện này không chỉ trong họ tộc tôi mà còn có cả ngoài xã hội nữa. Ngay ở bên Tầu, đất nước tự nhận là Trung tâm của Thiên Hạ có nền Trung y cổ truyền lừng danh cũng đã xuất hiện “Những lá cờ Trắng đầu hàng Tây Y theo kiểu Trương Công Diệu”. Ông Trương Công Diệu, viên chức của Sở Nghiên cứu kỹ thuật xã hội và Công nghệ Đại học Trung Nam thành phố Trường Sa thuộc tỉnh Hồ Nam đề nghị xin bãi bỏ Đông Y, (Xem bài “Đông Y sẽ đi về đâu?”- Tạp chí Cây thuốc quý, số 80, tr.23).

        Hai là, lên án Tây Y ngông ngạo: dùng kĩ thuật tiến bộ hủy hoại tính nhân văn của con người. Nếu Tây Y không biết tự kiềm chế, quá phiêu lãng với các thành tưụ khoa học kĩ thuật đơn thuần, không chú ý đến tính người trong các dự án làm biến đổi cấu trúc sinh học tự nhiên của con người để thụ tinh nhân tạo; làm biến đổi gen người; lai ghép gen người, gen thú… để chữa bệnh nan y. Những hành vi đó chính là tội ác hủy hoại loài người. Nếu không ngăn chặn các dự án thiếu nhân tính đó thì sự tiến bộ trong khoa học sinh học, rốt cục sẽ tạo ra một giống nguời  rất to khỏe, sống lâu, nhưng không có tâm hồn mà chỉ có bản năng sinh vật: BẢN NĂNG THÚ. Khoa học Y học tiến bộ theo con đường này sẽ làm cho Loài Người trong tương lai sẽ là NGƯỜI THÚ. Những chỉ báo cụ thể: phần lớn trẻ em được thụ tinh trong ống nghiệm hay ốm đau quạt quẹo, chỉ số thông minh thấp, thiếu tình Người là cơ sở thực tế cho sự lo ngại đó.

        Trường phái ”bái xích Tây y” đã có nhiều thực chứng cũng thuộc dạng “khó bác bỏ” là “Thuốc Tây” không hay! Cụ thể là Tây y bất lực trước rất nhiều bệnh mà “Thuốc Ta” coi là bệnh thông thường, như: các bệnh “vẩy nến”; “chàm”; “vô sinh”; “cai nghiện chất ma túy”; các chứng bệnh phụ nữ tiền sản và hậu sản; các bệnh ”Đái tháo có đường và đái tháo nhạt“; các chứng bệnh về “đổ tháo mồ hôi” mà Tây y phán là do “cường hạch thần kinh giao cảm” và không có thuốc chữa đặc hiệu, phải dùng “chiêu” giải phẫu “diệt hạch giao cảm”. Dịch vụ này rất đắt tiền, bệnh viện cấp “tỉnh lẻ” vẫn chưa làm được! Hiện tượng ra mồ hôi trộm trong các chứng bệnh nhiễm trùng nan y thì câu trả lời của Tây y là chữa khỏi nhiễm trùng thì mới khỏi bệnh ra mồ hôi trộm?! Giải thích như thế thì im lặng còn hay hơn! Ngay như các bệnh ung thư lành tính và  ác tính, Tây y cũng chỉ có duy nhất “một chiêu phẫu thuật mổ xẻ và cắt bỏ” mà thôi.

        “Đại sự” đang làm Tây y bối rối là Hội chứng HIV/ AIDS. Tây y phát hiện Hội chứng HIV/ AIDS, rồi công bố sự phát hiện đó với các chứng cứ thoạt nhìn có cảm giác là rất khúc triết, sâu sắc và triệt để. Nhưng rồi kết quả diễn biến thực tế của bệnh đã nói lên nội dung công bố bệnh của Tây y còn rất mù mờ. Thuốc chữa của Tây y không khỏi bệnh đã đành, ngay như cách luận trị bệnh cũng đang làm rối trí các thầy thuốc thực hành. Tây y cho rằng cơ sở để xác định mức độ trầm trọng của bệnh là đếm số lượng tế bào Limpho CD4+; nếu cá thể nhiễm bệnh khi còn dưới 50 CD4/1ml máu thì bệnh nhân chỉ sống được không quá 1 năm. Trong thực tế nhiều người bị chết vì AIDS do nhiễm HIV khi số lượng CD4+ vẫn còn tới hàng trăm. Ngược lại có những người có lượng CD4 dưới 50/1ml vẫn sống lâu, không bị sa vào AIDS, tại sao? Tây y tỏ ra rất uyên bác trước những dạng câu hỏi: “như thế nảo?”, nhưng lại né tránh trước những dạng câu hỏi: ”tại sao?” trong chữa  bệnh.

        Tây y công bố Hội chứng HIV với thiện ý cảnh báo cho Nhân loại một chứng bệnh nguy hiểm, nhưng cách công bố lại mang nặng tính hù dọa, gây ra hậu quả rất tàn ác. (Ở một làng thuộc Châu Phi, người ta đã chôn sống những người nhiễm HIV). Hiện tượng kì thị, cô lập người nhiễm HIV gây ra biết bao thảm kịch cho dân lành đã trở thành phổ biến ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới đã tốn rất nhiều công sức để “Nói lại cho rõ” chứng bệnh này. Nhưng vết thương do tuyên truyền mang tính “Học phiệt”, hù dọa về căn bệnh này hằn rất sâu vào tiềm thức con người phải hàng thập kỉ nữa mới khắc phục được. Xét về mặt pháp lí có thể khép cách thông tin hù dọa này vào “tội khủng bố” được .

        Phản biện theo hướng chỉ nhìn thấy những khuyết nhược điểm có thật để lên án Tây y như vậy là không công bằng. Sẽ là vô ơn nếu không biết trân trọng những đóng góp lớn lao – có thể nói là vĩ đại nữa – của Tây y đối với Loài Người. Ngay như đối với Hội chứng HIV/ AIDS, mặc dù cách luận trị bệnh và thuốc chữa tuy còn nhiều khiếm khuyết, nhưng nhờ có sự công bố của Tây y về chứng bệnh nguy hiểm này đã góp phần nâng cao ”Y trí” cho cả Loài Người. Chủ nghĩa thực chứng của Tây y nếu khắc phục được xu hướng “máy móc cơ giới” thô bạo thì đó là một công cụ sắc bén, một lực lượng chủ lực để con người khám phá sinh giới tự nhiên đạt hiệu quả cao.

Còn tiếp ...

Đối tác: Ngân hàng Agribank
Đối tác: Ngân hàng BIDV
Đối tác: Ngân hàng Vietinbank
Đối tác: Công ty thiết kế web ADC
Đối tác: Sông Đà Việt Đức