Y học Dân gian nước Việt - Kỳ 12

4. Những đặc tính cơ bản của Thuốc Việt cổ truyền được nhìn nhận dưới ánh sáng của khoa học Hóa - Sinh.

4.1. Thuốc Việt  cổ truyền được dẫn dắt bởi Y lí Việt  cổ truyền.

        Y lí Việt cổ truyền cho rằng: cơ thể con người là một khối thống nhất. Khi một bộ phận nào đó mắc bệnh thì các bộ khác trong cơ thể cũng lâm vào cảnh suy nhược theo. Đưa một loại thuốc vào cơ thể để chữa lành bộ phận bị mắc bệnh thì bài thuốc đó phải bao gồm cả những chất làm hồi phục chức năng sinh lí của những bộ phận khác trong cơ thể người bệnh. Thuốc Việt vì thế luôn là một hợp chất, rất hiểm gặp khi dùng một chất để điều trị. Vả lại việc dùng một biệt chất để chữa bệnh khi qua miệng xuống dạ dầy rồi thuốc thẩm thấu qua thành ruột non hòa dòng màu lưu thông khi đến ổ bệnh đã là một hợp chất rồi. Bất cứ bài thuốc chữa bệnh nào của Việt y đều có những vị thuốc bổ dưỡng, do dó thuốc chữa bệnh của Việt y chẳng những không gây ra hệ lụy cho những bộ phận cơ thể chưa nhiễm bệnh mà còn làm tăng sức đề kháng cho chúng để hỗ trợ cho các bộ phận bị nhiễm bệnh.

4.2. Thuốc Việt cổ truyền được cấu tạo như một loại thức ăn

        Dùng khoa học Hóa - Sinh để phân tích những vị thuốc tham gia các bài thuốc chữa bệnh của Việt y cổ truyền người ta nhận thấy các vị thuốc đó đều có hàm lượng Protein rất cao.

        Protein phát âm theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là đầu tiên. Trong lĩnh vực thức ăn  nó là chất quan trong số một. Protein là hợp chất hữu cơ phức tạp có phân tử lớn gồm 4 nguyên tố: cacbon, hydro, oxy, ni tơ (chất này thường được gọi là azot hoặc đạm). Ngoài các chất trên trong protein còn chứa vài nguyên tố khoáng như: photpho, lưu huỳnh, Kẽm… Cấu tạo nên phân tử protein là các axit amin,được trùng hợp bởi các mạch peptit.

        Protein được cung cấp cho cơ thể sống qua thức ăn ăn vào nếu có đầy đủ các axit amin cần thiết để tạo nên Protein của cơ thể được gọi là: “protein có giá trị sinh học đầy đủ”. Giá trị sinh học đầy đủ của protein được xác định từ hàm lượng các axit amin “không thay thế” (Còn gọi là axit amin thiết yếu). Phân tử protein nào không chứa đầy đủ các axit amin không thay thế gọi là “Protein có giá trị sinh học không đầy đủ”. Thiếu một axit amin thiết yếu thì khả năng sử dụng protein của cơ thể bị giảm theo tỷ thuận với nó.

        Thiếu hoặc không đạt chuẩn của một hoắc nhiều axit amin thiết yếu trong thức ăn đưa vào cơ thể sẽ gây rối loạn quá trình tổng hợp protein trong cơ thể, dẫn đến phá hủy sự trao đổi chất, phá hủy sự hình thành các enzym và hormone làm xuất hiện nhiều loại bệnh tật.

        Các axit amin thiết yếu là những axit amin cơ thể không tổng hợp được phải dưa từ ngoài vào qua proten thức ăn có trong thực phẩm cao cấp như: thịt, cá, sữa… Mười axit amin liệt kê sau đây là những axit amin thiết yếu: 1.Arginine, 2.Histidine, 3.Isoleucine, 4.Leucine, 5.Lysine, 6.Methionine, 7.Phenylalamine, 8.Threonine, 9.Tryptophan, 10.Valine  Những thực phẩm chứa các axit amin này rất đắt tiền, người bình dân không thể ăn những thực phẩm này thường xuyên, vì thế tế bào của cơ thể người Việt bình dân nhiều đời nay luôn đói axit amin thiết yếu.

        Ví dụ: các axit amin Lysine, Trytophan có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa không phải lúc nào cũng có mặt trong bữa ăn của người bình dân. Cơ thể động vật thiếu các loại axit amin này thường xuyên nên cơ thể còi cọc, thần kinh suy yếu luôn sợ hãi.

        Dân tộc Việt ngay từ buổi hình thành luôn phải đối diện với hai loại giặc là giặc ngoại xâm và giặc đói. Đánh giặc ngoại xâm tuy rất khó, nhưng đánh giặc đói còn khó gấp nhiều lần. Vì thế giặc đói cứ bám riết vào dân tộc ta cho đến hôm nay vẫn chưa bị đánh tan. Cái đói luôn thường trực 24/24 giờ trong ngày. Suy dinh dưỡng chính là cội nguồn của mọi chứng bệnh từ ngàn đời. Do đó thuốc chữa bệnh của y học dân gian phải chữa hai chứng bệnh: một là bệnh đói của các tế bào trong cơ thể (khoa học hiên đại ngày nay gọi là đói các axít amin), hai là chữa các bệnh cụ thể. Những bệnh nan y nói chung đều có cội nguồn rối loạn cùng các axít amin cho cơ thể. Chính vì lẽ đó mà các bài thuốc phải có nhiều vị, vừa để cung cấp đủ các axít amin chữa đói cho tế bào làm tăng sức đề kháng cho cơ thể, rồi coi sức đề kháng đó là lực lượng chủ lực phối hợp với các vị thuốc để chiến thắng bệnh tật. Thủ pháp này đã vượt khỏi tầm chiến thuật, trở thành chiến lược của y học cổ truyền dân tộc Việt.

        Các protein tích chứa trong các bài thuôc cổ tuyền đều rất giàu acid  amin. Nếu người bệnh uống đúng liều quy định thì lượng acid amin tổi thiểu của một ngày dinh dướng đã có đủ, Các acid amin (Aminoacid) là hợp chất hữu cơ có nhóm cacboxuyl (- COOH) và nhóm a min (- NH2) khiến nó trở thành chất lưỡng tính vừa có tính acid vừa có tính bazơ, trong môi trường bazơ nó là một acid; trong môi trường acid nó là một bazơ.

        Có rất nhiều định nghĩa hiện đại khác nhau về acid và bazơ, nhưng các nhà khoa học Hoá Hữu cơ chấp nhận định nghĩa của Lowry: acid là một hợp chất có thể cho prton H+. Bazơ là một hợp chất có thể nhận proton. Định nghĩa của Lowry đã mở ra một không gian mới cho chuyên ngành khoa học Hóa - Sinh - Y, người ta đã nhìn ra các chất acid liên hợp và bazơ liên hợp, nó làm cho người thực hành vững tâm hơn khi nhận diện nhiều ion và hợp chất không được xem là acid theo định nghĩa cổ điển; đưa tới một khảng định rất có giá trị thực tiễn cho dược học hiện đại, đó là: một phản ứng acid - bazơ đầy đủ là một sự di chuyển proton từ acid đến bazơ tạo thành bazơ liên hợp và acid liên hợp tương ứng.

        Từ những tiền đề trên trong quá trình sáng tạo thuốc mới các nhà dược học thực hành có thể tính được “Lực Acid và Bazơ”. Bằng những khảo sát thực nghiệm các nhà nghiên cứu hoá học cơ bản đã chỉ ra rằng: Lực acid của một phân tử gía tăng theo độ âm điện của nguyên tử. Độ âm điện càng cao, sự phóng thích Proton H+ càng dễ dàng và làm tằng lực acid. Một sự trùng hợp kỳ diệu là các vị thuốc bố trí trong các bầi thuốc cổ phần lớn đều là chất lưỡng tính vì thế mà tốc độ dẫn truyền của thuốc đối với cấu trúc sinh học của cơ thể người tạo ra một nhịp điệu Tiếp và Thu thuận lợi.

        Các vị thuốc trong các bài thuốc mới chỉ là tiền chất, còn phải được chế biến qua công đoạn ngôn ngữ cổ gọi là “dưỡng thuốc”. Dưới ánh sáng của khoa học hiện đại thì “dưỡng thuốc” thực chất là công nghệ vi sinh. Các vị thuốc đều phải được ủ trong điều kiện yếm khí. Sinh khối tạo được mới là thuốc để uống.

        Các vị thuốc có hàm lượng Xenlulo cao đều phải dùng một “quần xã vi sinh” lấy trong tự nhiên để phân giải trong điều kiện yếm khí. Các vị thuốc có hàm lượng Xenlulô cao sau khi được phân giải trộn với các chất có nguồn gốc động vật và có hàm lượng tinh bột cao, được chế biến qua giai đoạn ủ yếm khí với một loại men đặc hiệu để tạo sinh khối cuối cùng. Sinh khối cuối cùng có nhiều loại Prôtein đặc biệt. Chỉ khi nào thuốc có được loại chất protein đặc hiệu này mới có thể được sử dụng chữa bệnh.

        Các loại thuốc Việt cổ truyền ở dạng bột hoặc viên đều có hàm lượng Xenlulo rất cao không dưới 30% của một liều uống. Khi người bệnh uống hoặc ăn thuốc vào dạ dày lượng xenlulo này sẽ bị dồn xuống ruột già. Xenlulo của thuốc đọng lại ở ruột già sẽ huy động những vi sinh vật có lợi cho cơ thể sống tiếp tục phân hủy Xenlulo của thuốc để lấy các chất còn lại. Nếu dùng tiêu chuẩn “tan“ của Tây dược để đánh giá thuốc Việt cổ truyền là không thích hợp. Thuốc Việt cổ truyền cần được đánh giá độ hấp thụ thuốc theo tiêu tiêu chuẩn hấp thụ thức ăn.

Đối tác: Ngân hàng Agribank
Đối tác: Ngân hàng BIDV
Đối tác: Ngân hàng Vietinbank
Đối tác: Công ty thiết kế web ADC
Đối tác: Sông Đà Việt Đức